Nhân lực KH&CN và kinh tế thị trường

Một phần của tài liệu Đào tạo nhân lực thông qua các dự án chuyển giao công nghệ nhằm nâng cao chất lượng nhân lực khoa học và công nghệ ngành Bưu chính viễn thông (Trang 29)

9. Cấu trúc của luận văn

1.3.2. Nhân lực KH&CN và kinh tế thị trường

1.3.2.1. Lao động sáng tạo của nhân lực KH&CN trong điều kiện kinh tế thị trường

KH&CN được xem là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Nhưng khoa học và công nghệ lại chỉ có thể trở thành động lực trong điều kiện của nền kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường. Trong nền kinh tế ấy, lao động trí óc hay chất xám được coi là hàng hóa, “một loại hàng hóa đặc biệt của hàng hóa đặc biệt sức lao động” [9, tr.95], với đầy đủ hai thuộc tính giá trị và giá trị sử dụng. Giá trị của hàng

26

hóa chất xám được qui về hai phần chủ yếu là giá trị các tư liệu sinh hoạt cần thiết cho người tri thức và gia đình họ và phí tổn đào tạo và duy trì năng lực sáng tạo họ. Nếu như chi phí đào tạo đối với hàng hóa – sức lao động, là không đáng kể so với tổng số những giá trị được chi phí để sản xuất ra sức lao động, thì ngược lại chi phí này cho sản xuất hàng hóa chất xám là hết sức tốn kém, đặc biệt là phần chi phí để duy trì năng lực sáng tạo của nhà khoa học.

Giá trị sử dụng của hàng hóa chất xám cũng biểu hiện ở chỗ thỏa mãn nhu cầu nào đó của người mua như hàng hóa – sức lao động và các hàng hóa khác. Chỉ khác là khi sử dụng hàng hóa – chất xám sẽ tạo ra được giá trị lớn gấp bội giá trị bản thân nó, tạo ra giá trị thặng dư siêu ngạch. Sử dụng hàng hóa – chất xám sẽ tạo ra được năng lực cạnh tranh to lớn trên thị trường và giá trị sử dụng của nó tạo ra động lực thúc đẩy sản xuất phát triển. Vì vậy, cần phải đầu tư thích đáng cho loại hàng hóa này, đầu tư cho chất xám là đầu tư có hiệu quả nhất.

Là hàng hóa nên chất xám cũng cần phải có thị trường và lưu thông trên thị trường chất xám. “Thị trường chất xám là lĩnh vực lưu thông hàng hóa – chất xám, trong đó thực hiện việc mua bán chất xám giữa các nhà khoa học và các nhà sản xuất kinh doanh” [9, tr.95], thậm chí giữa các nhà khoa học với các nhà sản xuất, kinh doanh chất xám. Chất xám là hàng hóa đặc biệt – sức lao động, cho nên sản phẩm của chất xám, của lao động trí óc, tức sản phẩm khoa học cũng phải trở thành hàng hóa.Lẽ đương nhiên là cơ chế thị trường tất yếu sẽ tác động vào lĩnh vực sản xuất đặc biệt này. Nghiên cứu khoa học phải chuyển hướng thành nền sản xuất sản phẩm khoa học. Sản phẩm khoa học phải đáp ứng được đòi hỏi của khu vực sản xuất vật chất, phải do sản xuất đặt hàng và phải được sử dụng vào trong sản xuất; sản phẩm khoa học phải có sức cạnh tranh trên thị trường, phải đem lại lợi nhuận cho nhà sản xuất, kinh doanh.Hoạt động khoa học khi ấy sẽ bắt đầu từ thị trường và kết thúc ở thị trường.

Sáng tạo là một hoạt động đặc biệt của con người, nó là kết quả của quá trình tư duy độc lập của cá nhân con người (cá nhân nhà khoa học). Con người - nhà khoa học vừa là biểu hiện với tư cách là cá nhân, vừa biểu hiện với tư cách là thành viên

27

của tập thể khoa học. Với tư chất và đặc điểm riêng của mình, từng nhà khoa học không thể bị hòa tan vào trong tập thể, đồng thời cũng không thoát ly, không đối lập với tập thể. Mặc dù tính tập thể đóng vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động sáng tạo của nhà khoa học, nhưng sự sáng tạo vẫn chỉ có thể là của tư duy cá nhân, của riêng nhà khoa học. Vì vậy để khai thác, phát huy tiềm năng sáng tạo của các nhà khoa học, phải tạo ra một môi trường thuận lợi cho hoạt động khoa học. Đó là không khí dân chủ thực sự, tư tưởng tự do thật sự, vì không có dân chủ thì không có điều kiện cho tư duy khoa học thực sự, cho việc tranh luận, tìm tòi đi đến chân lý khách quan, càng không nói gì đến sự sáng tạo chủa nhà khao học. Do đó các biện pháp chính sách, phải lấy đối tượng, không chỉ là tập thể khoa học mà là cá nhân của nhà khoa học; phải đáp ứng được, không chỉ nhu cầu tinh thần, nhu cầu cống hiến, mà phải đáp ứng được cả nhu cầu vật chất, nhu cầu hưởng thụ của các nhà khoa học. Song đối với các nhà khoa học, không chỉ đáp ứng được nhu cầu vật chất là đủ. Do đặc điểm hoạt động nghề nghiệp của mình, nhà khoa học còn có nhu cầu lớn hơn, cao hơn là nhu cầu về sự phát triển. Đó là, nhu cầu được xã hội thừa nhận và nhu cầu được tự bộc lộ năng lực cá nhân. Do đó, một mặt phải đáp ứng được những nhu cầu cơ bản về đời sống, về vật chất, giải quyết vấn đề lợi ích đối với các nhà khoa học, mặt khác phải có những biện pháp khuyến khích, khích thích để nhu cầu phát triển của nhà khoa học tiếp tục phát triển, qua đó mà phát huy đầy đủ tiềm năng sáng tạo của nhà khoa học đóng góp vào sự nghiệp đổi mới đất nước.

1.3.2.2. Tác động của thị trường đối với nhân lực KH&CN

Nền kinh tế thị trường hoạt động và chịu điều tiết của các quy luật vốn có của nó cùng với một phần tác động có thể của Nhà nước, các tác động này cũng phải dựa theo các yêu cầu của các quy luật phát triển khách quan của xã hội. Các quy luật của nền kinh tế thị trường bao gồm một hệ thống các quy luật ràng buộc chặt chẽ vào nhau, trong đó chủ yếu là hai quy luật sau đây cũng có tác động trực tiếp đến thị trường nhân lực KH&CN.

a) Quy luật cạnh tranh

28

hoặc dịch vụ cung cấp cho các chủ thể tiêu dùng, thì chủ thể nào đó tạo ra được sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao, giá thành thấp, công dụng tốt, cách bán thuận tiện hơn thì chủ thể đó sẽ thành công hơn. Việc cạnh tranh ngày nay diễn ra trên quy mô toàn cầu và hết sức khốc liệt.

Đối với nguồn nhân lực KH&CN, trong điều kiện của nền kinh tế thị trường; bên cạnh thị trường nhân lực nói chung cũng hình thành nên một thị trường nhân lực KH&CN nói riêng, đó là nơi mua, bán, sử dụng chất xám theo luật định của Nhà nước và thông lệ của thị trường.

Thực tế, trong nhiều năm qua ở nước ta cho thấy nhiều sinh viên ra trường thất nghiệp tại thành phố, trong khi ở các vùng sâu, vùng xa lại thiếu cán bộ nghiêm trọng; nhiều ngành khoa học cơ bản (cơ sở để tạo ra công nghệ cao) có rất ít sinh viên theo học (toán, vật lý, chế tạo máy ....); nhiều thanh niên phải theo học tới 2 – 3 bằng đại học để đổi nghề nghiệp và kiếm việc làm. Nhiều sinh viên giỏi ra trường không làm việc cho các cơ quan nhà nước mà lại vào làm cho các doanh nghiệp có vốn nước ngoài, vì thu nhập được trả cao hơn ... Sự tập trung quá đông nhân lực KH&CN tìm việc làm ở các thành phố, ở các doanh nghiệp có vốn nước ngoài là những nơi có điều kiện thuận lợi cho làm ăn sinh sống, đã tạo nên sự căng thẳng trong cạnh tranh để được nhận vào làm việc ở những nơi này. quy luật cạnh tranh đã thúc ép các lao động KH&CN phải phấn đấu có sự vượt trội lên trong năng lực để mong thắng thế trong cuộc cạnh tranh giành chỗ làm việc. Việc học thêm để có bằng đại học thứ hai, thứ ba, nhất là về quản trị kinh doanh, về kế toán tài chính, về ngân hàng, học nâng cao trình độ tin học và tiếng Anh ... là những tác động trực tiếp của quy luật cạnh tranh đối với nhân lực KH&CN, đã đến tác động lan truyền sang các lĩnh vực đào tạo, các hoạt động tư vấn lao động việc làm. Trong khi đó các vùng sâu, vùng xa, các vùng có khó khăn, dù Nhà nước và địa phương có những chính sách ưu đãi thu hút được nguồn nhân lực KH&CN. Có thể thấy rằng nhân lực KH&CN ngày nay đã chấp thuận sự cạnh tranh, chịu sự điều tiết của quy luật cạnh tranh đối với thị trường nhân lực KH&CN, đồng thời cũng biết chuẩn bị những điều kiện cần thiết theo yêu cầu của thị trường để quyết tâm giành thắng thế trong cạnh tranh.

29 b) Quy luật cung – cầu và giá cả

Đây cũng là một quy luật cơ bản của nền kinh tế thị trường đối với hàng hóa sức lao động KH&CN; nó là sự tổ hợp của hai quy luật cung về sản phẩm chất xám và cầu về sản phẩm chất xám.

Xu hướng phát triển kinh tế - xã hội cùng với nhu cầu đỏi mới công nghệ để tăng sức cạnh tranh của từng ngành sản xuất, đã hình thành nên một lượng cầu về nhân lực KH&CN ở một số ngành chuyên môn. Ngành sản xuất nào tăng mạnh, cuộc cạnh tranh chất lượng quyết liệt, thì cũng tăng vọt lên lượng cầu và chất lượng của nhân lực KH&CN cần có. Bên cạnh đấy, đón trước được diễn biến của thị trường sản xuất, việc đào tạo nhân lực KH&CN được điều chỉnh ttheo nhu cầu này, tuy nhiên thời gian đâò tạo không thể khớp với thời điểm cầu của sản xuất. Do vậy, lượng cung nhân lực KH&CN tăng chậm dần, dẫn đến một giai đoạn đaoà tạo ồ ạt thì cung nhân lực KH&CN mới tăng vọt hẳn lên. Đường cong của cầu về nhân lực KH&CN và đường cong của cung về nhân lực KH&CN có diễn biến khác nhau, phổ biến là không cùng chiều. Quan hệ cung - cầu này phải gắn với quan hệ giá cả. Phía cầu nhân lực KH&CN dễ chấp nhận lao động với mức gía thấp, trong khi với giá đó phía cung nhân lực KH&CN sẽ ít đáp ứng. Nếu nâng giá cả lên thì phía cung nhân lực KH&CN sẽ dồn vào nhiều, trong khi bên cầu không muốn lắm và dễ bị lợi dụng có nhiều lao động KH&CN bên cung tham gia, mà gây nên tình trạng cạnh tranh căng thẳng.

Mô hình quy luật thị trường này cũng tác động điều tiết đến sự chuyển dịch chất xám từ lĩnh vực KH&CN này sang lĩnh vực KH&CN khác đang có nhu cầu nhiều hơn và có giá cả được cao hơn.

Một phần của tài liệu Đào tạo nhân lực thông qua các dự án chuyển giao công nghệ nhằm nâng cao chất lượng nhân lực khoa học và công nghệ ngành Bưu chính viễn thông (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)