Những hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các ngân hàng thương mại việt nam” (Trang 75)

CHO CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAMCHO CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

4.3 Những hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo

Bên cạnh những đóng góp về lý thuyết và thực tiễn, đề tài nghiên cứu vẫn còn tồn tại một số giới hạn nhất định và từ đó gợi ý cho các nghiên cứu tiếp theo như sau:

Thứ nhất, đề tài đã không xem xét đến những nhân tố ảnh hưởng khác có thể có

tác động đến cấu trúc vốn của các ngân hàng thương mại Việt Nam như là: Tỷ số giá trị

thị trường so với giá trị sổ sách, Tài sản thế chấp, Vòng quay tài sản, Rủi ro kinh doanh, Khả năng thanh khoản, Cổ đông chiến lược nước ngoài, Cổ tức, v.v…Đồng thời, đề tài chỉ dừng lại tính toán các nhân tố dựa trên giá trị sổ sách mà vẫn chưa thể đo lường kết hợp với yếu tố thị trường như các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới.

Thứ hai, đề tài chỉ lựa chọn biến phụ thuộc là đòn bẩy tài chính (với tổng nợ tính chung), mà vẫn chưa nghiên cứu đến đòn bẩy tài chính ngắn hạn và dài hạn.

Thứ ba, đề tài chỉ mới tập trung vào nghiên cứu ước lượng, kiểm định các nhân

tố và khẳng định các nhân tố có hay không có tác động đến đòn bẩy tài chính, mà vẫn chưa thể xây dựng được mô hình cấu trúc vốn tối ưu cho các ngân hàng thương mại Việt Nam.

Như vậy, những vấn đề trên đây là các hạn chế chủ yếu của đề tài này; nhưng đồng thời, chúng cũng chính là những gợi ý định hướng cho các nghiên cứu tiếp theo.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Từ kết quả phân tích mô tả thống kê ở chương 2 kết hợp với nghiên cứu định lượng mô hình hồi quy ở chương 3, đề tài đã đi đến kết luận các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các ngân hàng thương mại Việt Nam (thông qua việc bác bỏ hay chấp

Qua đó, kết quả cuối cùng là: Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) và Quy

mô (SIZE) có tác động đồng biến đến Đòn bẩy tài chính (LEV). Ngược lại, Lợi nhuận

(PROF) và Tài sản cố định (FA) có tác động nghịch biến đến Đòn bẩy tài chính. Bên

cạnh đó, ba nhân tố Tăng trưởng (GROW), Tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và Lạm phát (INF) vẫn chưa thể khẳng định được là nên chấp nhận hay nên bác bỏ giả

thuyết ở nghiên cứu này.

Kế đến, đề tài cũng đã đưa ra một số đề xuất đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam dựa trên cơ sở cân nhắc các nhân tố ảnh hưởng (khi nào nên nâng cao vốn

chủ sở hữu, khi nào nên gia tăng đòn cân nợ, và khi nào thì kết hợp cả hai phương án).

Từ đó, đề tài tiến hành xây dựng nên một số gợi ý chủ yếu trong việc lựa chọn mô hình cấu trúc vốn phù hợp cho các ngân hàng thương mại Việt Nam, cũng như vài vấn đề cần lưu tâm cho các nghiên cứu tiếp theo trong tương lai.

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các ngân hàng thương mại việt nam” (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w