Biến Lạm phát (INF)

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các ngân hàng thương mại việt nam” (Trang 65)

11 Khái niệm Hàm hồi quy tổng thể và Hàm hồi quy giới hạn ngụ ý phân biệt các mô hình với các biến độc lập khác nhau: Hàm hồi quy tổng thể là mô hình với đầy đủ các biến như phần giả thuyết ban đầu.

3.4.7.7Biến Lạm phát (INF)

Kế tiếp, ta sẽ xét đến nhân tố cuối cùng trong mô hình hồi quy là biến Lạm phát (INF). Kết quả ước lượng (Phụ lục 01 và 02) cho thấy Lạm phát có mối quan hệ nghịch biến với Đòn bẩy tài chính ở cả hai mô hình LEV2 (0.5446) và LEV6 (0.8005).

Trên thực tế, khi một nền kinh tế xảy ra tình trạng lạm phát đồng nghĩa với việc mức giá chung của nền kinh tế sẽ tăng lên theo thời gian. Hay nói đúng hơn, đó chính là việc giảm sức mua của một đơn vị tiền tệ tại một quốc gia. Một khi giá trị hàng hóa và dịch vụ tăng lên, cũng cùng một số tiền nhất định ban đầu, người dân trong xã hội chỉ có thể mua được số lượng hàng hóa ít hơn, sử dụng dịch vụ ít hơn. Và kết quả tiếp theo là có thể các thành phần dân cư cần phải gia tăng lượng tiền tiêu dùng nhiều hơn để bù đắp lượng hàng hóa và dịch vụ mà họ đã phải mất mát. Hơn nữa, trên cơ bản, có thể có

những nhu cầu (như lương thực; mua sắm thiết yếu; chi phí học tập, làm việc, đi lại;

dịch vụ gia đình; chăm sóc sức khỏe; v.v…) không thể giảm bớt đi cho dù có hay không

có xảy ra tình trạng lạm phát đi chăng nữa. Chính vì thế, có thể có một số khách hàng sẽ phải giảm đi một phần nguồn tiền gửi tiết kiệm ở ngân hàng. Lẽ dĩ nhiên, các ngân hàng sẽ gặp khó khăn hơn trong việc huy động vốn từ bên ngoài. Thế là, lạm phát cũng có thể phần nào đó tác động ngược chiều với cấu trúc nợ của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam.

Tuy nhiên, trong tất cả các biến được khảo sát trong mô hình, INF lại là biến có ý nghĩa giải thích mô hình định lượng thấp nhất (dù có hay không có ứng dụng hiệu ứng

cố định). Hơn nữa, nghiên cứu của Gropp và Heider (2009) (Phụ lục 04) thì lại tìm thấy

bằng chứng cho thấy biến INF có khả năng là tương quan thuận với Đòn bẩy tài chính

(cũng không có ý nghĩa thống kê).

Như vậy, với mẫu và thời gian của mẫu nghiên cứu, ta chưa thể kết luận gì về biến INF. Hay nói đúng hơn, ta không thể trả lời rõ ràng cho câu hỏi: Lạm phát ở Việt

Nam có tác động làm tăng hay làm giảm tỷ lệ nợ của các ngân hàng thương mại. Và

thậm chí ta cũng chưa thể thực sự khẳng định được rằng lạm phát có hay không có ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các ngân hàng Việt Nam (vì độ tin cậy của biến trong mô

hình khiến ta khá hoài nghi về vấn đề này).

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Tổng kết lại, qua chương 3, ta đã lần lượt phân tích kết quả ước lượng của các mô hình hồi quy về các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2012. Hơn nữa, ta cũng đã nhận định về các nhân tố ảnh hưởng và mức độ tác động của từng nhân tố cụ thể. Qua đó, ta đã nhận dạng được chiều hướng tác động của các nhân tố này trong mô hình hồi quy ước lượng.

Nhìn chung, với kết quả cuối cùng, ta có được: Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE), Quy mô (SIZE), Tăng trưởng (GROW), và Tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) có tương quan thuận với Đòn bẩy tài chính (LEV). Trong khi đó, Lợi nhuận (PROF), Tài sản cố định (FA) và Lạm phát (INF) có tương quan nghịch với Đòn bẩy tài chính. Tất cả các biến PROF, ROE, SIZE và FA đều có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng 1%. Còn ba biến GROW, GDP và INF thì lại chưa tìm thấy chứng cứ cho thấy

các biến này có ý nghĩa ở các mức 10%, 5%, và 1%. Đồng thời, khả năng giải thích của các mô hình hồi quy cũng được kiểm định là tương đối phù hợp và đáng tin cậy.

Từ các kết quả nghiên cứu có được, đến chương tiếp theo, ta sẽ tiến hành kết luận và đề xuất một số giải pháp để xây dựng mô hình cấu trúc vốn cho các ngân hàng thương mại tại Việt Nam.

------------ --------- CHƯƠNG 4 CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT VỀ XÂY DỰNG CẤU TRÚC VỐN VỀ XÂY DỰNG CẤU TRÚC VỐN

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các ngân hàng thương mại việt nam” (Trang 65)