9 TVSI – Chứng khoán Tân Việt (2012)
2.3.4 Nhân tố Tài sản cố định (FA)
Xét một cách tổng quát, theo dòng thời gian, tài sản cố định bình quân của các ngân hàng thương mại Việt Nam có xu hướng tăng lên: từ con số 300,289 triệu đồng
vào năm 2006, đã tăng dần lên qua các năm, và đến năm 2012 đã đạt 1,537,462 triệu đồng (Phụ lục 05 và 12). Điều này chứng tỏ rằng các ngân hàng Việt Nam ngày càng chú trọng đầu tư hơn vào tài sản cố định (so với những năm khởi điểm nhỏ lẻ ban đầu).
Tuy nhiên, nếu so về tỷ trọng, tài sản cố định lại chiếm tỷ lệ thấp trong tổng tài sản (trung bình là 1.5%) (Phụ lục 16 và 21). Nghĩa là, nếu ngân hàng có 100 đồng tổng tài sản hiện hữu thì bình quân chỉ đầu tư cho tài sản cố định ở con số 1.5 đồng. Hơn nữa, tỷ lệ tài sản cố định trên tổng tài sản cao nhất cũng chỉ đạt 7.1% (thuộc về ngân
hàng Nam Á vào năm 2008), còn thấp nhất thì giảm đến 0.1% (thuộc về ngân hàng Đại Dương vào năm 2007).
Nhìn vào Đồ thị thống kê bình quân các nhân tố (Phụ lục 06), ta nhận thấy biến FA có tăng lên, nhưng cũng có giảm xuống qua các năm. Trong đó, tăng cao nhất là vào năm 2008: với tỷ lệ là 1.18% vào năm 2007, năm 2008 đã tăng lên 1.88% (tăng 0.7% so
với năm 2007); giảm cao nhất là vào năm 2009: với tỷ lệ là 1.88% vào năm 2008, năm
2009 đã giảm xuống còn 1.49% (giảm 0.39% so với năm 2008). Nhìn chung, biến FA có xu hướng giảm xuống nhiều hơn là tăng lên qua các năm khảo sát. Và do vậy, đồ thị biểu diễn sự phân tán mối quan hệ giữa Tài sản cố định và Đòn bẩy tài chính (Phụ lục
21) cho thấy dấu hiệu là đường dốc xuống (tương quan nghịch giữa hai biến).
Hay nói đúng hơn, kết quả mô tả thống kê đã phần nào khẳng định: đâu đó có bằng chứng hỗ trợ cho quan điểm của Lý thuyết chi phí đại diện (biến Tài sản cố định có tác động ngược chiều đến biến Đòn bẩy tài chính).