Nhân tố Lợi nhuận (PROF)

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các ngân hàng thương mại việt nam” (Trang 38)

9 TVSI – Chứng khoán Tân Việt (2012)

2.3.1Nhân tố Lợi nhuận (PROF)

Từ kết quả thống kê (Phụ lục 16: Bảng Mô tả thống kê, và Phụ lục 18: Đồ thị mô

tả biến PROF), ta tìm được chứng cứ cho thấy rằng lợi nhuận tại các ngân hàng thương

mại Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2006 đến năm 2012 bình quân là 1.44%. Trong đó, lợi nhuận cao nhất là 5.54% (thuộc về SGB – ngân hàng thương mại cổ phần

Sài Gòn Công Thương vào năm 2010), và thấp nhất là 0.01% (thuộc về NVB – ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt vào năm 2012).

Đồng thời, từ Đồ thị Thống kê bình quân các nhân tố (Phụ Lục 06), ta thấy rằng lợi nhuận dường như tăng khá đều trong giai đoạn đầu, nhưng lại giảm đi trong giai đoạn cuối, đặc biệt sụp giảm đến ngưỡng thấp nhất vào năm 2012 (Cụ thể, ta có thống

kê biến PROF trung bình như sau: 2006 là 1.88%; 2007 là 2.01%; 2008 là 1.25%; 2009 là 1.46%; 2010 là 1.36%; 2011 là 1.28%; và 2012 là 0.81%). Điều này có vẻ như hoàn toàn trái ngược lại với xu hướng của Đòn bẩy tài chính. Thật vậy, Đồ thị mô tả sự phân tán giữa PROF và LEV ở Phụ lục 18 (biểu diễn đường tương quan dốc xuống) đã chứng minh cho mối quan hệ ngược chiều này. Do đó, kết quả trên đã phù hợp với giả thuyết kỳ vọng ban đầu và tương đồng với các nghiên cứu thực nghiệm của Gropp và Heider (2009), Çağlayan và Şak (2010), Octavia và Brown (2008).

Một cách tổng quát, có vẻ như lợi nhuận càng tăng lên thì các ngân hàng lại càng nghiêng về quan điểm lập luận của Lý thuyết Trật tự phân hạng (nghĩa là ưu tiên sử

dụng nguồn vốn nội bộ hơn thay cho việc đi huy động các món nợ nhiều rủi ro bên ngoài).

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các ngân hàng thương mại việt nam” (Trang 38)