Lựa chọn mô hình cấu trúc vốn phù hợp

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các ngân hàng thương mại việt nam” (Trang 74)

CHO CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAMCHO CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

4.2.2Lựa chọn mô hình cấu trúc vốn phù hợp

Qua kết quả phân tích, ta nhận thấy rằng trong khoảng thời gian từ năm 2006 đến năm 2012, các ngân hàng thương mại Việt Nam dường như ngày càng có xu hướng duy trì cấu trúc vốn thâm dụng nợ cao (đặc biệt là cao hơn rất nhiều so với các doanh

nghiệp sản xuất kinh doanh). Cụ thể, đòn cân nợ bình quân là 86.68% (riêng đối với các ngân hàng có quy mô lớn, độ nghiêng đòn bẩy này có thể lên đến 98.92%). Đồng thời,

nợ ngắn hạn còn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ phải trả.

Như ta đã biết, hoạt động tài chính ngân hàng là một lĩnh vực kinh doanh nhạy cảm và tiềm ẩn quá nhiều rủi ro. Một sự gia giảm đòn cân nợ cũng có thể dẫn đến nhiều kết quả khác nhau (có khi phát triển tốt đẹp, nhưng có khi hệ lụy thương tâm). Và rồi kiệt quệ tài chính (vấn đề rủi ro thanh khoản) xảy ra khi ngân hàng không đủ khả năng để thực hiện những lời hứa cam kết đối với khách hàng hoặc có thể thực hiện nhưng sẽ rất khó khăn. Rõ ràng là đòn bẩy tài chính cao sẽ giúp các ngân hàng kinh doanh hiệu quả hơn, khả năng sinh lời tốt hơn. Tuy nhiên, đi kèm với những hứa hẹn tốt đẹp đó là những hệ lụy khôn lường: mức độ an toàn sụp giảm, quá nhiều rủi ro phát sinh, tình

hình tài chính luôn căng thẳng, phức tạp, v.v…

Chính vì những lý lẽ trên, các ngân hàng thương mại Việt Nam nên xem xét lựa chọn, cân nhắc đắn đo trước khi thực hiện các quyết định cấu trúc vốn của mình. Cụ thể, một số mô hình cấu trúc vốn được đề xuất như sau:

 Nhóm 1 (các ngân hàng có quy mô lớn: Tổng tài sản trên 100,000 tỷ đồng và

Vốn chủ sở hữu trên 9,000 tỷ đồng): Mô hình cấu trúc vốn với đòn bẩy tài chính

nên lớn hơn 92%. 

 Nhóm 2 (các ngân hàng có quy mô trung bình: Tổng tài sản từ 45,000 - 100,000

tỷ đồng và Vốn chủ sở hữu từ 4,500 - 9,000 tỷ đồng): Mô hình cấu trúc vốn với

đòn bẩy tài chính nên dao động trong biên độ 85% - 92%. 

 Nhóm 3 (các ngân hàng có quy mô nhỏ: Tổng tài sản từ 45,000 tỷ đồng trở

xuống và Vốn chủ sở hữu thấp hơn 4,500 tỷ đồng): Mô hình cấu trúc vốn với đòn

Tuy nhiên, các mô hình trên chỉ mang tính chất đề xuất khái quát. Vấn đề ở đây là ta không nên có một độ nghiêng đòn bẩy cố định, áp dụng một cách hời hợt và duy trì cứng nhắc, máy móc trong tất cả những thời điểm hoạt động kinh doanh. Trái ngược lại, các ngân hàng nên nghiên cứu phối hợp nhiều nhân tố ảnh hưởng khác nhau (như mục

tiêu, chiến lược, khả năng sinh lời, quy mô hoạt động, tình hình thị trường, v.v…) mà

lựa chọn cho mình một cấu trúc vốn thích hợp.

Rõ ràng là mô hình lý tưởng bao giờ cũng khó tìm kiếm, nhưng với những phân tích, sàng lọc, dự báo chính xác, ứng dụng công nghệ thông tin, v.v…các ngân hàng thương mại Việt Nam sẽ có thể dễ dàng hơn trong việc tiếp cận và tiến gần đến mô hình cấu trúc vốn phù hợp nhất và đạt hiệu quả cao nhất (với chi phí sử dụng vốn thấp nhất).

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các ngân hàng thương mại việt nam” (Trang 74)