Biến Tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP)

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các ngân hàng thương mại việt nam” (Trang 64)

11 Khái niệm Hàm hồi quy tổng thể và Hàm hồi quy giới hạn ngụ ý phân biệt các mô hình với các biến độc lập khác nhau: Hàm hồi quy tổng thể là mô hình với đầy đủ các biến như phần giả thuyết ban đầu.

3.4.7.6 Biến Tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP)

Xét về nhân tố vĩ mô, kết quả hồi quy cuối cùng cho ta thấy là biến GDP có tương quan thuận với biến Đòn bẩy tài chính (LEV). Hay nói đúng hơn, tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội có thể sẽ làm gia tăng lát bánh nợ trong cái bánh cấu trúc vốn của các ngân hàng thương mại Việt Nam.

Đầu tiên, xét về cả lý thuyết và ứng dụng thực tiễn, khi một nền kinh tế nào đó phát triển tăng trưởng và ổn định thì lượng cung ứng tiền cũng vượt trội một phần, thu nhập của người dân được đảm bảo, nhu cầu tích lũy cao hơn. Do đó, đây có thể sẽ là cơ hội tốt để thúc đẩy người dân trong xã hội gửi thêm các khoản tiền nhàn rỗi tạm thời

vào ngân hàng. Từ đó, các ngân hàng có thể gia tăng nguồn vốn thông qua kênh huy động tiền gửi của khách hàng.

Ngoài ra, khi nền kinh tế tăng trưởng cao thì nhu cầu sử dụng vốn cũng tăng lên. Thật vậy, phát triển kinh tế chính là môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh và đầu tư nhiều dự án hơn. Điều này khiến họ “khát vốn” hơn, đi vay nhiều hơn từ các ngân hàng. Từ đó kéo theo ngân hàng càng phát triển hơn nữa hoạt động cấp tín dụng cho các tổ chức kinh tế. Ngân hàng càng cung ứng vốn, doanh nghiệp càng thuận lợi kinh doanh và đạt nhiều lợi nhuận hơn. Càng đạt được nhiều lợi nhuận, doanh nghiệp lại càng có nhu cầu đi vay thêm để mở rộng sản xuất đầu tư hơn nữa. Doanh nghiệp càng muốn vay, ngân hàng càng cần vốn để cấp tín dụng. Và do đó, vòng quay này cứ mãi tiếp diễn trong một môi trường tăng trưởng tốt đẹp và ổn định. Vấn đề ở đây là để có được nguồn tài trợ cho nghiệp vụ cấp tín dụng thì ngân hàng cần phải gia tăng nguồn huy động nợ từ bên ngoài (một phần để cho vay, một phần để đầu tư kiếm lời khi

môi trường kinh doanh hứa hẹn nhiều lợi nhuận).

Như vậy, dựa trên những lập luận trên, Tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội tác động đồng biến đến Đòn bẩy tài chính là điều có thể lý giải được. Thêm vào đó, nghiên cứu của Gropp và Heider (2009) cũng tìm thấy kết quả tương tự với ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Tuy nhiên, trong đề tài này, kết quả hồi quy chỉ đạt được mức ý nghĩa của biến GDP lần lượt là 19.76% (LEV6) và 11.79% (LEV6*). Điều này cho thấy, với điều kiện và môi trường kinh tế ở Việt Nam, Tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội có thể không thực sự tác động mạnh mẽ lắm đến việc gia tăng tỷ lệ nợ của các ngân hàng thương mại.

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các ngân hàng thương mại việt nam” (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w