Phân tích cấu trúc vốn của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các ngân hàng thương mại việt nam” (Trang 36)

9 TVSI – Chứng khoán Tân Việt (2012)

2.2Phân tích cấu trúc vốn của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Qua phần Mô tả thống kê và đồ thị biểu diễn biến LEV (Phụ lục 16 và 17), kết quả cho ta thấy rằng đòn bẩy tài chính tại các ngân hàng thương mại Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2006 đến năm 2012 bình quân là 86.68%. Trong đó, tỷ lệ đòn bẩy cao nhất là 98.92% và thấp nhất là 49.88%.

Kế tiếp, nếu nhìn lướt qua Đồ thị Thống kê bình quân các nhân tố trong giai đoạn khảo cứu (Phụ lục 06), ta có cảm giác rằng đòn bẩy tài chính trung bình qua các năm có tăng nhưng cũng có giảm. Tuy nhiên, dường như mức chênh nhau qua từng năm không nhiều (ngoại trừ hai năm 2007 và 2009 biên độ dao động khá đáng kể so với các năm

trước). Cụ thể, đòn bẩy tài chính bình quân qua các năm như sau: 2006 là 82.54%; 2007

là 86.39%; 2008 là 84.86%; 2009 là 88.25%; 2010 là 88.31%; 2011 là 88.66%; và 2012 là 87.73%. Trong đó, cả bốn năm 2007 (+3.85%), 2009 (+3.39%), 2010 (+0.06%) và 2011 (+0.35%) đều tăng lên so với các năm tài chính trước đó. Trái ngược lại, đòn bẩy tài chính lại sụp giảm ở hai năm 2008 (-1.53%) và 2012 (-0.93%) lần lượt so với năm 2007 và 2011. Như vậy, việc gia tăng sử dụng nhiều nợ hơn trong cấu trúc vốn của các ngân hàng cao nhất là vào năm 2007 (vượt đến 3.85%) so với năm 2006, và giảm cao nhất là năm 2008 (sụp giảm 1.53%) so với cùng kỳ năm trước.

Đồng thời, xét về cơ cấu tổng nợ phải trả, có vẻ như các ngân hàng Việt Nam trong những năm gần đây có xu hướng gia tăng nợ dài hạn nhanh hơn là nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, nếu nhìn tổng quát thì ta lại nhận ra rằng dường như lát bánh nợ ngắn hạn

lại chiếm tỷ trọng tương đối cao hơn so với lát bánh nợ dài hạn trong tổng nguồn huy động nợ từ bên ngoài. Hay nói đúng hơn, các ngân hàng thương mại Việt Nam thường

thiên về duy trì đòn bẩy tài chính ngắn hạn hơn là dài hạn. Quả thực, vấn đề này có thể xuất phát từ hiệu ứng dây chuyền về huy động nguồn vốn tiết kiệm từ các khách hàng:

có lẽ là – vì lo sợ rủi ro, vì đắn đo sự mất giá, vì cân nhắc lợi nhuận biến động, v.v…mà họ thường ưa thích lựa chọn những kỳ hạn gửi tiền ngắn hạn hơn là duy trì một kỳ hạn quá dài với nhiều biến cố khôn lường không mong muốn sẽ xảy ra. Suy cho cùng, dù

bản chất căn nguyên như thế nào đi chăng nữa thì đây cũng chính là sở thích gửi tiền của các tầng lớp dân cư trong xã hội và cũng là thực trạng điển hình khi duy trì tỷ trọng đòn bẩy tài chính ngắn hạn tương đối cao hơn so với dài hạn của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong những thời điểm nóng sốt như hiện nay.

Nhìn chung, xét về toàn cục, có vẻ như tỷ lệ đòn bẩy tài chính bình quân qua các năm đều có xu hướng tăng lên (nhiều hơn là giảm xuống) khi ngành ngân hàng ngày càng hiện đại, phổ biến và phát triển (Vào năm 2006, các ngân hàng có đòn bẩy tài

chính là 82.54%. Qua bảy năm sau, vào năm 2012, tỷ lệ này đã tăng lên đến 87.73% (vượt hơn 5.19%)).

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các ngân hàng thương mại việt nam” (Trang 36)