Chất lượng tài sản (Asset Quality – A)

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các ngân hàng thương mại việt nam” (Trang 32)

9 TVSI – Chứng khoán Tân Việt (2012)

2.1.2.2Chất lượng tài sản (Asset Quality – A)

Chất lượng tài sản ảnh hưởng khá lớn đến lợi nhuận thu nhập trong tương lai, khả năng tái tạo đồng vốn cũng như những vấn đề về rủi ro tổn thất thiệt hại của các ngân hàng. Xét về cả lý thuyết và thực tiễn, chỉ tiêu này chủ yếu được đánh giá thông

qua tỷ lệ nợ xấu. Quả thực, tỷ lệ này có được kiểm soát tốt và chặt chẽ hay không chính là biểu hiện rõ ràng cho hiệu quả hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng.

Đầu tiên, vào năm 2008, do ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính, tỷ lệ nợ xấu có chiều hướng tăng lên. Sau đó, đến năm 2010, tỷ lệ này có vẻ như dần hồi phục. Tuy nhiên, đến giữa năm 2012, tỷ lệ nợ xấu lại tiếp tục gia tăng mạnh. Như vậy, dù nguyên do nào đi chăng nữa, tốc độ nợ xấu đã tăng một cách chóng mặt trong những năm gần đây. Thật vậy, khởi điểm là năm 2008, tỷ lệ nợ xấu chỉ là 2.17%; năm 2009 là 2.22%; năm 2010 là 2.14%; năm 2011 là 3.30%; đến cuối năm 2012, tỷ lệ này đã tăng đột biến lên đến đỉnh cao 6% (Phụ lục 13).

Cụ thể hóa thực trạng, nếu nhìn lại kết quả hoạt động trong năm 2012, ta nhận thấy rằng hầu hết các ngân hàng thương mại lớn đều duy trì tỷ lệ nợ xấu ở ngưỡng an toàn (khoảng dưới 3%) (Phụ lục 14). Tuy nhiên, đâu đó vẫn còn xuất hiện những ngân hàng có nợ xấu tăng lên rất cao: điển hình là Agribank với nợ xấu chiếm 5.80% và ngân hàng SHB với nợ xấu chiếm đến 8.53% trên tổng dư nợ (cao hơn cả ngưỡng 6% của

toàn hệ thống) với nguyên nhân là do phải gánh vác thêm nợ xấu sau vụ Habubank sáp

nhập vào SHB.

Nhìn chung, chất lượng tài sản của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn đầu khảo sát (2006 – 2010) đều ở mức tương đối ổn định. Tuy nhiên, bước sang khoảnh khắc năm 2011 và năm 2012, chất lượng tài sản có xu hướng sụp giảm

(với tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn tăng cao đột ngột so với những năm trước đó). Dù thế

nào đi chăng nữa, các ngân hàng thương mại Việt Nam vẫn phải luôn cảnh giác và tìm ra các biện pháp xử lý nợ xấu hiệu quả nhất để có thể nâng cao chất lượng tài sản và gia tăng hơn nữa hiệu quả hoạt động (trong môi trường kinh doanh ngày càng tiềm ẩn quá

nhiều rủi ro như hiện nay).

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các ngân hàng thương mại việt nam” (Trang 32)