CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐNCÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN
3.3.2 Mô hình nghiên cứu
Các nghiên cứu cũng như kết quả thực nghiệm trên thế giới và trong nước trước đây về các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp nói chung và các ngân hàng nói riêng đều sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính bội. Do đó, tiếp thu các nghiên cứu đã được kiểm định, mô hình nghiên cứu thực nghiệm trong đề tài này được xây dựng có dạng tổng quát như sau:
(3.1) Trong đó:
i: là ngân hàng quan sát thứ i (i = 1, 2, 3,...,32) t: là năm quan sát thứ t (t = 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7)
LEVi, t : Biến đòn bẩy tài chính của ngân hàng thứ i, trong năm thứ t Xj, i, t : Biến độc lập thứ j, của ngân hàng thứ i, trong năm thứ t
t i,
ε : Biến ngẫu nhiên của ngân hàng thứ i, trong năm thứ t
i
α + αt : Hệ số tự do (điểm chặn của mô hình)
Trong đề tài này, mô hình được xây dựng với các nhân tố nội tại tác động đến cấu trúc vốn của các ngân hàng thương mại Việt Nam là: biến Lợi nhuận (PROF), biến Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE), biến Quy mô (SIZE), biến Tài sản cố định (FA), và biến Tăng trưởng (GROW). Đồng thời, biến phụ thuộc đại diện cho cấu trúc vốn của các ngân hàng thương mại trong nghiên cứu này được lựa chọn là biến Đòn bẩy tài chính (LEV). Các biến này được xác định dựa trên giá trị sổ sách của các báo cáo tài chính được công bố hàng năm trong giai đoạn 2006 – 2012 của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Bên cạnh đó, nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy ước lượng theo phương pháp bình phương tối thiểu OLS. Một cách cụ thể, mô hình thực nghiệm (LEV1) được thể hiện qua phương trình hồi quy tuyến tính có dạng như sau:
... Ngoài ra, nghiên cứu cũng bổ sung kiểm định các nhân tố vĩ mô của nền kinh tế trong mô hình. Hai biến vĩ mô được lựa chọn nghiên cứu trong mô hình của đề tài này là biến Tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và biến Lạm phát (INF). Do vậy, mô hình hồi quy tuyến tính thứ hai (LEV2) phân tích bổ sung các biến kinh tế vĩ mô ảnh hưởng lên đòn bẩy tài chính là:
LEVi, t = (αi+αt) + ∑ = n j j 1 β Xj, i, t + εi,t
LEV1= β1+ β2PROF + β3ROE+ β4SIZE + β5FA+ β6GROW+ ε (3.2)
LEV2= β1+ β2PROF + β3ROE+ β4SIZE + β5FA+ β6GROW
Trong đó, diễn giải các biến theo Phụ Lục 25.
Như vậy, dựa trên những giả thuyết và dấu kỳ vọng ban đầu, ta có mô hình đề xuất nghiên cứu cấu trúc vốn được lựa chọn sau cùng (phù hợp với những điều kiện
kinh tế của thị trường và ngành ngân hàng Việt Nam) như sau:
Sơ đồ 3.1: Mô hình đề xuất nghiên cứu cấu trúc vốn tại Việt Nam