Nhân tố Lạm phát (INF)

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các ngân hàng thương mại việt nam” (Trang 42)

9 TVSI – Chứng khoán Tân Việt (2012)

2.3.7 Nhân tố Lạm phát (INF)

Trong khoảng thời gian từ năm 2006 đến năm 2012, tốc độ lạm phát ở Việt Nam gia tăng ở mức hai con số là 23.12% (vào năm 2008) và 18.68% (vào năm 2011). Đồng thời, từ kết quả mô tả thống kê (Phụ lục 16 và 24), lạm phát bình quân được tìm thấy là 11.46%. Tuy đây chưa phải là một mức quá cao và đáng báo động nhưng so với mặt bằng chung của nền kinh tế nhỏ và quy mô chưa cao lắm thì với những con số này, Việt Nam cũng không nên lơ là bài học “phòng thủ”. Và đến năm 2012, lạm phát được đánh giá là ngưỡng thấp nhất trong bảy năm khảo cứu (6.81%). Điều này chứng tỏ rằng Việt Nam đã cố gắng rất nhiều trong cuộc chiến chống lại “căn bệnh nhức nhối” của nền kinh tế thị trường – lạm phát.

Bên cạnh đó, từ đồ thị biểu diễn sự biến động qua các năm (Phụ lục 06) và đồ thị mô tả (Phụ lục 24) của biến INF và biến LEV, ta thấy rằng: đâu đó có sự tồn tại của

mối tương quan nghịch giữa Lạm phát và Đòn bẩy tài chính (tuy rất không đáng kể). Điều này được lý giải có thể là do thực trạng gia tăng lạm phát đã làm đồng tiền giảm giá; thêm vào đó, giá cả của hầu hết các mặt hàng đều tăng cao; và do vậy, sức mua của

đồng tiền ngày càng giảm nhanh. Hệ lụy tiếp diễn sau đó là người ta chi tiêu nhiều hơn, tăng cung tiền lưu thông hơn, và có thể sẽ giảm đi lượng tiền gửi ngân hàng. Kết quả không tránh khỏi là các ngân hàng sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong công tác huy động vốn từ khách hàng.

Chính vì thế, dựa trên cơ sở lập luận trên, biến Lạm phát cũng có thể có tác động ngược chiều đến biến Đòn bẩy tài chính (dù không rõ ràng lắm).

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Qua chương 2, ta đã lần lượt đi tìm hiểu và phân tích về quá trình phát triển, tình hình hoạt động và rủi ro của ngành ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2012 theo mô hình CAMEL: Khả năng an toàn vốn (C), Chất lượng tài sản (A), Năng lực

quản lý (M), Khả năng sinh lời (E), và Khả năng thanh khoản (L).

Đồng thời, ta cũng đã phân tích mô tả thực trạng cấu trúc vốn, các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn và mối tương quan giữa các nhân tố và cấu trúc vốn của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Kết quả ban đầu, ta có nhận định sau: Lợi nhuận (PROF), Tài sản cố định (FA), Tăng trưởng (GROW), Tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội

(GDP), và Lạm phát (INF) có tác động ngược chiều đến Đòn bẩy tài chính (LEV).

Ngược lại, Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) và Quy mô (SIZE) có tác động thuận chiều đến Đòn bẩy tài chính.

Với các kết quả sơ khởi ban đầu đạt được trên đây, đến chương tiếp theo, ta sẽ tiến hành nghiên cứu định lượng để nhận định rõ hơn về mức độ và chiều hướng tác động thực sự của các nhân tố này đến cấu trúc vốn của các ngân hàng thương mại Việt Nam.

---

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các ngân hàng thương mại việt nam” (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w