Nhân tố Tăng trưởng (GROW)

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các ngân hàng thương mại việt nam” (Trang 40)

9 TVSI – Chứng khoán Tân Việt (2012)

2.3.5 Nhân tố Tăng trưởng (GROW)

Từ năm 2006 đến năm 2012, tốc độ tăng trưởng bình quân của các ngân hàng thương mại Việt Nam là rất cao: trung bình là 73.26% (Phụ lục 16 và 22), cao nhất là 1,266% (thuộc về ngân hàng Đại Dương vào năm 2007). Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng cao này lại có vẻ như tập trung chủ yếu vào các ngân hàng nhỏ và thường vào các năm 2006 và 2007 (khi thị trường ngân hàng còn hứa hẹn nhiều khoản lợi nhuận kếch xù và

nhiều cơ hội thuận lợi để tăng trưởng cao).

Qua các năm, tốc độ tăng trưởng bình quân biến động không đều (Phụ lục 06):

có năm tăng trưởng mạnh mẽ đến 203.71% (vào năm 2007), có năm giảm đột ngột chỉ còn 3.91% (vào năm 2012). Nếu so sánh với dao động của biến Đòn bẩy tài chính thì dường như biến Tăng trưởng có mối quan hệ thuận chiều với biến Đòn bẩy tài chính. Tuy nhiên, đồ thị phân tán về mối tương quan giữa hai biến (Phụ lục 22) thì lại cho ta

kết quả dấu trái ngược (đường biểu diễn dốc xuống). Hay nói đúng hơn, ngân hàng nào tăng trưởng càng nhanh thì càng có xu hướng sẽ sử dụng đòn bẩy tài chính càng giảm đi

(có thể do vấn đề bất cân xứng thông tin (Myers và Majluf (1984)). Đồng thời, một nguyên nhân khác nữa có thể là do tốc độ tăng giảm giữa biến GROW và LEV của các ngân hàng thương mại Việt Nam qua các năm không tương xứng và hoàn toàn đồng nhất với nhau. Quả thực, khi năm tăng trưởng rất mạnh (chẳng hạn từ 117.52% vào

năm 2006 (đã tăng 86.19%) đến 203.71% vào năm 2007) thì đòn bẩy tài chính lại tăng

không nhiều (từ 82.54% vào năm 2006 (chỉ tăng 3.85%) đạt 86.39% vào năm 2007). Trái ngược lại, năm nào tăng trưởng giảm rất mạnh (từ 203.71% vào năm 2007 (đã

giảm đột biến 180.47%) chỉ còn 23.24% vào năm 2008), thì đòn bẩy tài chính năm đó

lại giảm rất ít (từ 86.39% vào năm 2007 (chỉ giảm 1.53%) còn 84.86% vào năm 2008). Như vậy, với kết quả mô tả thống kê và đồ thị phân tán có được, ta nhận thấy rằng mối quan hệ giữa Tăng trưởng và Đòn bẩy tài chính (tương quan nghịch) dường như thiên về lập luận của Lý thuyết Trật tự phân hạng và Lý thuyết chi phí đại diện.

2.3.6 Nhân tố Tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP)

Đầu tiên, từ kết quả thống kê mô tả (Phụ lục 16 và 23), ta nhận thấy rằng trong khoảng thời gian từ năm 2006 đến năm 2012, biến GDP được đánh giá là tăng trưởng tương đối cao, trong đó cao nhất là 8.48% (vào năm 2007). Đến năm 2012, tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP đạt 5.03%10. Tốc độ này được đánh giá là thấp hơn nhiều so với kỳ vọng ban đầu, thấp nhất trong giai đoạn khảo cứu và dường như cách xa mức trung bình đạt được trong nhiều năm gần đây (bình quân khoảng 6.56%). Bên cạnh đó, với quy mô nền kinh tế đạt khoảng 136 tỷ USD và thu nhập bình quân đầu người khoảng 1,540 USD/người/năm, có vẻ như vào năm 2012, Việt Nam chỉ xếp vị trí thứ 22, thấp hơn nhiều so với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á và châu Á (Phụ lục 26). Như vậy, xét về trị số tuyệt đối, Việt Nam vẫn có một khoảng cách khá xa với các nước trong khu vực, nhất là khi tốc độ tăng trưởng GDP đang có dấu hiệu chậm dần lại. Điều này được lý giải là do sức khỏe nền kinh tế bị tác động bởi các cuộc khủng hoảng toàn cầu liên tiếp diễn biến phức tạp; đồng thời, các doanh nghiệp trong nước gặp rất nhiều khó khăn

10 Theo giá so sánh 1994, vào năm 2012, ước tính GDP quý I tăng 4.64%, quý II tăng 4.8%, quý IIItăng 5.05%, và quý IV tăng 5.44% (Vietstock, 2013). tăng 5.05%, và quý IV tăng 5.44% (Vietstock, 2013).

(vì phải đối mặt với giá cả đầu vào tăng, lượng vốn thiếu hụt, chi phí đi vay cao, đầu ra hạn chế và cầu nội địa ngày càng giảm thấp).

Kế tiếp, từ đồ thị thống kê bình quân các nhân tố (Phụ lục 06) và đồ thị mô tả sự phân tán (Phụ lục 23), ta nhận thấy rằng biến GDP dường như có tác động ngược chiều với biến Đòn bẩy tài chính (đường biểu diễn thoai thoải, dốc xuống không đáng kể) (có

vẻ như đã trái ngược với giả thuyết kỳ vọng ban đầu). Suy cho cùng, vấn đề này có thể

là do các ngân hàng trong những năm gần đây có xu hướng chú trọng gia tăng vốn điều lệ (với các lý do như: nâng cao quy mô hoạt động và chất lượng tài sản sinh lời; tăng

cường năng lực cạnh tranh và khả năng phòng thủ thanh khoản; cuộc đua về tiềm lực tài chính; tăng tính hiệu quả và ổn định thông qua thước đo độ an toàn vốn – tỷ lệ CAR; bù đắp và xử lý nợ xấu; các quy định về mức vốn tối thiểu của Ngân hàng Nhà nước; và khát vọng đảm bảo tương lai ngân hàng; v.v…). Vô hình trung, việc tăng vốn

điều lệ này đã phần nào làm giảm đi lát bánh nợ huy động được từ bên ngoài.

Tựu trung lại, biến GDP có thể có tương quan nghịch với biến Đòn bẩy tài chính

(với những năm tháng thăng trầm biến động đặc thù vốn có của nền kinh tế và ngành ngân hàng Việt Nam trong suốt thời gian khảo sát của mẫu nghiên cứu).

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các ngân hàng thương mại việt nam” (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w