1.4.5 Nhân tố Tăng trưởng (Growth)
Tăng trưởng được hiểu như là một sự gia tăng hay quy mô biến đổi theo chiều hướng tăng lên của một giá trị hay một đối tượng nghiên cứu nào đó trong một khoảng thời gian nhất định7. Một cách cụ thể, tốc độ tăng trưởng của các ngân hàng trong nghiên cứu này được hiểu như là sự gia tăng của tổng tài sản năm nay so với năm
trước.
Như ta đã biết, lý thuyết trật tự phân hạng và lý thuyết chi phí đại diện đã kết luận rằng tốc độ tăng trưởng doanh nghiệp có mối quan hệ nghịch biến với cấu trúc vốn. Thật vậy, hai lý thuyết này cho rằng khi doanh nghiệp tăng trưởng càng nhanh thì có xu hướng sẽ sử dụng đòn bẩy tài chính càng giảm đi (để tránh những rủi ro đáng tiếc xảy
ra trong quá trình hoạt động kinh doanh).
Ngoài ra, theo Myers và Majluf (1984), tình trạng bất cân xứng thông tin đã làm gia tăng một gánh nặng chi phí phụ trội cho các doanh nghiệp khi tìm kiếm những nguồn vốn từ bên ngoài. Trong trường hợp đi vay nợ, gánh nặng phụ trội được phản ánh thông qua tỷ suất sinh lời yêu cầu cao hơn từ các khoản vay. Các doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao thường nhận ra rằng việc đi vay nợ để tài trợ cho tăng trưởng là một giải pháp vô cùng tốn kém. Kết quả là, những doanh nghiệp có cơ hội tăng trưởng cao thì thường không lựa chọn tài trợ nợ cho tăng trưởng ở vị trí đầu tiên.
Tuy nhiên, Myers (1977) đã lập luận rằng vấn đề chi phí có thể giảm nhẹ một phần nếu nợ dài hạn được thay thế bằng nợ ngắn hạn. Ông còn cho rằng tỷ lệ nợ ngắn hạn thực sự sẽ có tác động đồng biến đến tốc độ tăng trưởng doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Jensen và Meckling (1976) cũng kết luận: vấn đề chi phí đại diện sẽ không còn nếu
các doanh nghiệp phát hành thêm nợ chuyển đổi. Điều này cho thấy rằng một lúc nào đó tỷ lệ nợ chuyển đổi có thể có tác động đồng biến đến các cơ hội tăng trưởng.
Hơn nữa, Doanh và Pentley (1999) cũng đã tìm được bằng chứng cho thấy rằng các doanh nghiệp nói chung và các ngân hàng thương mại nói riêng thường tìm kiếm các khoản vay ngắn hạn hoặc những kênh huy động khác từ người thân, bạn bè, đồng nghiệp, v.v… để tổng hợp thành những nguồn vốn lớn tài trợ cho các hoạt động tăng trưởng của họ.
Vì vậy, dựa trên phương pháp xác định của các nghiên cứu thực nghiệm trước đây (tăng trưởng của ngân hàng được đo lường bằng sự thay đổi tỷ lệ phần trăm trong 7Bách khoa toàn thư mở (2013)
tổng tài sản), nhân tố tăng trưởng trong nghiên cứu này được kỳ vọng là có tương quan
thuận với đòn bẩy tài chính.
1.4.6 Nhân tố Tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
Trong kinh tế học, tổng sản phẩm quốc nội hay GDP (Gross Domestic Product) là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ quốc gia được xét trong một thời kỳ nhất định (thường là một
năm) (Mankiw, 2009). Ngoài ra, theo Gropp và Heider (2009), tăng trưởng tổng sản
phẩm quốc nội là phần trăm thay đổi hàng năm của sản phẩm trong nước. Như vậy, GDP là một trong những chỉ số cơ bản để đánh giá sự phát triển kinh tế của một vùng lãnh thổ nào đó. Nó cũng chính là thước đo cho tình trạng kinh tế của một quốc gia.
Về cơ sở thực tiễn, trong giai đoạn đất nước có GDP tăng trưởng thì nguồn vốn lưu chuyển trong nền kinh tế khá nhiều, dòng tiền nhàn rỗi trong dân cư khá dồi dào. Đây dường như là những bước đệm thuận lợi cho các ngân hàng thương mại gia tăng trong việc huy động vốn (nhất là thông qua kênh vay nợ). Hơn nữa, công trình nghiên cứu của Gropp và Heider (2009) cũng đã tìm thấy bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ đồng biến giữa GDP và đòn bẩy tài chính (tại mức ý nghĩa 1%).
Dựa trên nền tảng lý luận và kết quả nghiên cứu trước đây, ta sẽ kỳ vọng biến GDP có tác động thuận chiều đến biến đòn bẩy tài chính.
1.4.7 Nhân tố Lạm phát (Inflation)
Thuật ngữ “lạm phát” được dùng để chỉ sự tăng lên mức giá chung của nền kinh tế theo thời gian. Trong một nền kinh tế, lạm phát còn được hiểu như là sự mất mát giá trị thị trường hoặc vấn đề suy giảm sức mua của đồng tiền. Hay nói đúng hơn, đây chính là tình trạng lạm phát của đơn vị tiền tệ trong phạm vi một quốc gia8. Nhưng nếu ta so sánh với các nền kinh tế khác thì lạm phát lại là sự phá giá tiền tệ của một loại tiền tệ này so với các loại tiền tệ khác.
Như vậy, một cách tổng quát, tình trạng lạm phát được đánh giá bằng cách so sánh giá cả của một loại hàng hóa vào hai thời điểm khác nhau, với giả thiết chất lượng không thay đổi. Khi giá trị của hàng hóa và dịch vụ tăng lên (đồng nghĩa với sức mua
của đồng tiền giảm đi), với cùng một số tiền nhất định ban đầu, người ta chỉ có thể mua
được số lượng hàng hóa ít hơn so với kỳ trước. 8Bách khoa toàn thư mở (2013)
Xét về mối tương quan, nghiên cứu của Gropp và Heider (2009) đã kết luận rằng lạm phát có tác động đồng biến đến đòn bẩy tài chính. Tuy nhiên, thực tiễn Việt Nam lại có vẻ như thiên về chiều hướng ngược lại: khi đất nước xảy ra tình trạng lạm phát thì
các ngân hàng khó có thể vay nợ từ các tầng lớp dân cư (có lẽ thay vì đem tiền nhàn rỗi đi gửi tiết kiệm ngân hàng, người dân dường như đã ưu tiên lựa chọn chi tiêu nhiều hơn một phần cho những nhu cầu thiết yếu hàng ngày của mình).
Do vậy, giả thuyết nghiên cứu đưa ra ở đây là: biến lạm phát và biến đòn bẩy tài
chính kỳ vọng sẽ có mối tương quan ngược chiều.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Nhìn chung, qua chương 1, đề tài đã giới thiệu khái quát về các thuật ngữ: cấu trúc vốn (trong đó biến đại diện là biến đòn bẩy tài chính), cấu trúc vốn tối ưu, và ngân hàng thương mại.
Đồng thời, ta cũng đã hình dung lại bức tranh tổng quan về các lý thuyết của cấu trúc vốn như: Lý thuyết cấu trúc vốn của Modigliani và Miller (Mô hình MM), Lý thuyết về chi phí đại diện (The Agency Theory), Lý thuyết trật tự phân hạng (The
Pecking-order Theory), và Lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn (The Trade-off Theory).
Kế tiếp, chương 1 trình bày các nghiên cứu thực nghiệm về cấu trúc vốn trên thế giới như nghiên cứu của Buferna và cộng sự (2005), Gropp và Heider (2009), Çağlayan và Şak (2010), Octavia và Brown (2008).
Ngoài ra, đề tài cũng đã phác thảo sơ bộ về các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn ngân hàng như: Lợi nhuận (Profitability), Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (Return
On Equity), Quy mô (Size), Tài sản cố định (Fixed Assets), Tăng trưởng (Growth), Tăng
trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP), và Lạm phát (Inflation); cũng như chiều hướng tác động của chúng đã được thực nghiệm tại các quốc gia khác và được kỳ vọng trong nghiên cứu này.
Qua nền tảng lý thuyết trên, chương kế tiếp ta sẽ tiến hành phân tích tổng quan ngành ngân hàng Việt Nam và các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các ngân hàng thương mại Việt Nam.
------------ --------- CHƯƠNG 2 CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH TỔNG QUAN PHÂN TÍCH TỔNG QUAN