Khả năng sinh lời (Earnings – E)

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các ngân hàng thương mại việt nam” (Trang 34)

9 TVSI – Chứng khoán Tân Việt (2012)

2.1.2.4 Khả năng sinh lời (Earnings – E)

Trong khoảng thời gian từ năm 2006 đến năm 2011, lợi nhuận trước thuế và sau thuế của các ngân hàng Việt Nam nhìn chung đều lần lượt tăng lên (Phụ lục 05 và 07). Tuy nhiên, đến năm 2012 với những biến cố của ngành ngân hàng Việt Nam, cả lợi nhuận trước thuế và sau thuế bình quân đều giảm đi so với năm 2011. Thật vậy, vào năm 2011: lợi nhuận trước thuế và sau thuế lần lượt là 1,664,517 triệu đồng và 1,246,975 triệu đồng. Nhưng đến năm 2012, lợi nhuận trước thuế chỉ còn 1,150,692 triệu đồng (giảm 513,825 triệu đồng tương đương 30.87%) và lợi nhuận sau thuế còn 936,347 triệu đồng (giảm 310,628 triệu đồng tương đương 24.91%) so với năm 2011.

Hậu quả của vấn đề trên là vào năm 2012 (Phụ lục 05; 10; 11), các tỷ số ROA

(0.81%) và ROE (7.76%) cũng sụp giảm một cách đột biến so với năm 2011, so với

mức bình quân của ngành (bình quân ROA là 1.44% và ROE là 12.9%) và thậm chí còn là ngưỡng thấp nhất trong những năm gần đây.

Rõ ràng là khả năng sinh lời của các ngân hàng Việt Nam là khá tốt trong giai đoạn đầu, nhưng lại có chiều hướng giảm đi ở giai đoạn cuối (nhất là năm 2012 với quá

nhiều bất ổn diễn ra liên tiếp). Hay nói đúng hơn, vào những thời điểm còn nhiều thuận

lợi tiềm năng, ngành ngân hàng đã đạt được các khoản lợi nhuận kếch xù và duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân khá cao so với những ngành kinh doanh khác (được đánh giá

là ngành đầu tư hấp dẫn). Tuy nhiên, đến năm 2012, cả lợi nhuận trước thuế, sau thuế,

tỷ số ROA và ROE đều có dấu hiệu chững lại (thậm chí ROA và ROE còn sụp giảm rất

mạnh đến mức thấp nhất so với các năm trước). Có vẻ như tình hình lợi nhuận ảm đạm

trong năm 2012 đã chấm dứt những năm tháng hoàng kim sinh lời cao ngất ngưởng của ngành ngân hàng trong giai đoạn đầu hoạt động kinh doanh.

Tổng kết lại, do những biến động của các cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, xung đột chính trị, quá nhiều bất ổn của nền kinh tế cũng như ngành ngân hàng Việt Nam năm 2012 (hàng loạt các vụ bắt bớ kiện tụng, nợ xấu tăng cao, hay vấn đề sở hữu

chéo, v.v…) nên cái tên gọi “ngành đầu tư hấp dẫn cao” ban đầu dường như không còn

phù hợp nữa. Thêm vào đó, cái bánh sinh lời của ngành ngân hàng ngày càng phải chia sẻ cho quá nhiều thành viên. Chính vì thế, các ngân hàng Việt Nam cần phải cơ cấu lại nhiều mặt để có thể đảm bảo hoạt động kinh doanh luôn có lãi và hấp dẫn các nhà đầu tư trong nước lẫn quốc tế.

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các ngân hàng thương mại việt nam” (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w