CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAMCỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các ngân hàng thương mại việt nam” (Trang 29)

CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

  

2.1 Tổng quan về ngành ngân hàng Việt Nam2.1.1 Sự ra đời và phát triển 2.1.1 Sự ra đời và phát triển

Nền văn minh tiền tệ Việt Nam đã từng bước được khẳng định thông qua tính ổn định giá trị, tính đa dạng về phương tiện thanh toán thay tiền mặt, và ngày càng không ngừng hoàn thiện các công nghệ hiện đại hướng về các nhu cầu tiện ích đa dạng của mọi tầng lớp dân cư.

Hòa mình vào dòng chảy của thế giới, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã chính thức đánh dấu sự ra đời và phát triển khoảng trên hai mươi năm (kể từ đầu thập niên

1990 cho đến nay). Các ngân hàng Việt Nam đã thực hiện cung ứng vốn cho rất nhiều

các dự án đầu tư kinh doanh của các chủ thể khác nhau trong nền kinh tế. Thật vậy, với vai trò là kênh dẫn vốn hữu ích từ người tiết kiệm đến người đi vay theo nguyên tắc thị trường, hoạt động của các ngân hàng Việt Nam về cơ bản thực chất là một hình thức hoạt động thương mại. Tuy nhiên, đối tượng của nghiệp vụ thương mại này không phải là hàng hóa vật chất thông thường mà là các tài sản tài chính: đó là sự tin tưởng, những

hợp đồng, những cam kết, những lời hứa được mang ra giao dịch trao đổi, v.v…(Trần Huy Hoàng, 2011). Đồng thời, các ngân hàng cũng giúp thị trường tài chính tránh khỏi việc ứ đọng và lãng phí vốn, có tác dụng tích cực góp phần vào việc thăng bằng cung cầu, tạo thuận lợi cho việc quản lý thị trường, giữ vững giá cả, v.v…

Trải qua nhiều chặng đường gian nan vất vả, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã không ngừng phát triển về quy mô (vốn điều lệ không ngừng gia tăng, mạng lưới chi

nhánh ngày càng mở rộng,…), chất lượng hoạt động và hiệu quả trong kinh doanh cũng

Hình 2.1: CẤU TRÚC HỆ THỐNG NHTM Ở VIỆT NAM QUA CÁC NĂM

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Nhìn vào hình 2.1, ta nhận thấy rằng số lượng các ngân hàng thương mại Việt Nam biến động thăng trầm qua các năm, có lúc tăng, có lúc giảm, nhưng có lúc đứng yên không đổi (trong đó dao động mạnh nhất là các ngân hàng thương mại cổ phần). Vào năm 1991, Việt Nam chỉ có 9 ngân hàng thương mại (4 ngân hàng thương mại nhà

nước, 4 ngân hàng thương mại cổ phần, 1 ngân hàng thương mại liên doanh, chưa có ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài). Tiếp theo những năm sau đó, hệ thống

văn bản quy phạm pháp luật ngân hàng được hình thành. Đồng thời, luật NHNN và Luật các tổ chức tín dụng ra đời và thừa nhận nhiều loại hình sở hữu ngân hàng, giúp hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam “thay da đổi thịt” với sự gia tăng số lượng các ngân hàng thương mại qua các năm (nhất là ngân hàng thương mại cổ phần: từ 4

NHTM cổ phần vào năm 1991 đã tăng lên đến 41 NHTM cổ phần vào năm 1993). Tuy

nhiên, trên thực tế hiện nay, số lượng các ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam đang có xu hướng giảm đi. Thật vậy, nếu như vào năm 1997 (thời điểm đánh dấu cuộc

khủng hoảng tài chính Đông Á nổ ra), có tới 51 ngân hàng thương mại cổ phần

(ngưỡng điểm cao nhất trong toàn bộ quá trình phát triển) thì đến năm 2005 chỉ còn lại 37 và đến cuối thời điểm năm 2012 là 34 ngân hàng thương mại cổ phần. Điều đặc biệt đáng chú ý là mô hình ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn đã hoàn toàn biến mất. Về NHTM Nhà nước: khởi điểm là 4 ngân hàng vào năm 1991 và tăng lên đến 5 ngân

hàng vào năm 1997, sau đó duy trì ổn định số lượng này cho đến hiện nay. Về NHTM

liên doanh: năm 1991 thành lập 1 NHTM liên doanh, đến năm 2010 là 5 NHTM liên

doanh, và 2012 đã giảm chỉ còn 4 NHTM liên doanh. Riêng đối với NHTM 100% vốn

hàng (ngưỡng điểm này được duy trì không đổi qua các năm sau đó và kéo dài như vậy

cho đến tận ngày hôm nay).

Song song đó, vấn đề các ngân hàng đua tranh nhau trong thời điểm ban đầu cũng đã tạo ra rất nhiều hệ lụy. Đó cũng chính là nguyên nhân chủ chốt dẫn đến sự ra đời của đề án tái cấu trúc các ngân hàng. Tổng kết lại, đến thời điểm cuối năm 2012, cơ cấu ngân hàng thương mại Việt Nam còn 48 ngân hàng (5 NHTM nhà nước, 34 NHTM

cổ phần, 4 NHTM liên doanh, và 5 NHTM 100% vốn nước ngoài).

Về nguyên tắc, việc gia tăng số lượng và yêu cầu tăng vốn điều lệ sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng đầu tư thêm về công nghệ, cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, mở rộng thêm mạng lưới và quy mô hoạt động, từ đó kéo theo kỳ vọng về doanh thu và lợi nhuận sẽ lớn hơn, góp phần cải thiện đáng kể độ sâu tài chính. Tuy nhiên, vấn đề phát sinh ở đây là sự tăng trưởng về chất lượng hoạt động chưa tương xứng với tốc độ gia tăng số lượng. Hơn nữa, tăng vốn nhiều hơn không có nghĩa là sẽ an toàn hơn. Mở rộng quy mô hoạt động cũng không đi đôi với việc sẽ kinh doanh hiệu quả hơn. Đôi khi, ta có thể nhận ra đâu đó rằng: việc duy trì quy mô nhỏ lại có vẻ sẽ bền vững hơn (như các mô

hình ngân hàng của Hoa Kỳ).9

Nhìn chung, dù rằng còn nhiều khiếm khuyết, nhưng sự xuất hiện của các ngân hàng nước ngoài song hành với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã mang đến cho ngành ngân hàng Việt Nam nói chung và các ngân hàng thương mại Việt Nam nói riêng nhiều cơ hội cũng như thách thức trong tương lai. Hơn nữa, sự lớn mạnh và thay đổi nhanh chóng theo chiều hướng ngày càng hiện đại hơn, phù hợp hơn với các tiêu chuẩn quốc tế, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã thực sự được hoàn thiện và dự báo sẽ trở thành những định chế tài chính không thể nào thiếu được trên sân chơi cộng hưởng toàn cầu.

2.1.2 Phân tích tình hình hoạt động và rủi ro theo mô hình CAMEL2.1.2.1 Khả năng an toàn vốn (Capital Adequacy – C) 2.1.2.1 Khả năng an toàn vốn (Capital Adequacy – C)

Ta nhận thấy rằng vốn chủ sở hữu bình quân của các ngân hàng Việt Nam đều tăng dần lên qua các năm (Phụ lục 05 và 08). Vào năm 2006, các ngân hàng chỉ dừng lại ở con số trung bình là 1,663,417 triệu đồng. Đến năm 2012, vốn chủ sở hữu đã tăng

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các ngân hàng thương mại việt nam” (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w