Đối với các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Hoạt động bao thanh toán tại các ngân hàng thương mại việt nam, khảo sát thực tế tại vietcombank (Trang 81)

Để nghiệp vụ bao thanh toán ngày càng hoàn thiện và phát triển thì bản thân các doanh nghiệp cũng cần có nhận thức xác đáng về nghiệp vụ bao thanh toán cũng như có sự minh bạch về tình hình tài chính, tình hình hoạt động của mình. Tuy nhiên, các doanh nghiệp ở nước ta vẫn chưa có nhận thức đầy đủ về nghiệp vụ cũng như chưa có nhận thức về việc công khai hóa thông tin. Do đó, các doanh nghiệp chính là người trực tiếp sử dụng dịch vụ này cũng cần nỗ lực để đáp ứng những yêu cầu cần thiết nhằm tiếp cận với dịch vụ một cách dễ dàng.

Tăng cƣờng nâng cao nhận thức về nghiệp vụ bao thanh toán

Bao thanh toán không chỉ mới với các NHTM mà còn mới đối với doanh nghiệp Việt Nam. Tính đến nay, có không nhiều doanh nghiệp biết đến và sử dụng

dịch vụ này. Vì thế, để dịch vụ này ngày càng hoàn thiện và phát triển thì điều cần thiết là phải có sự hợp tác giữa các NHTM và các doanh nghiệp. NHTM không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng cường quảng bá đến các doanh nghiệp thì các doanh nghiệp phải nhiệt tình tham gia các buổi hội thảo do các NHTM tổ chức. Tham gia các buổi hội thảo này, các doanh nghiệp sẽ được cung cấp những kiến thức về nghiệp vụ cũng như được ngân hàng trực tiếp hướng dẫn, giải đáp những thắc mắc. Mặt khác, các doanh nghiệp tùy vào khả năng của mình có thể tự mời các chuyên viên của ngân hàng, các trường đại học chuyên ngành để đào tạo cho nhân viên.

Trước tiên, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp phải không ngừng tìm hiểu các phương thức tài trợ đang phổ biến trên thế giới, đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp.Từ đó họ sẽ triển khai và đề nghị với các nhân viên thực hiện hợp đồng mua bán khi thương lượng, ký kết hợp đồng có thể yêu cầu giá cao hơn để bù đắp chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra để thực hiện dịch vụ bao thanh toán.

Khi các doanh nghiệp có nhận thức về dịch vụ bao thanh toán cũng như nắm được lợi ích mà nó mang lại thì họ mới đi đến sử dụng dịch vụ này, nhờ đó mà bao thanh toán mới ngày càng hoàn thiện và phát triển.

Nâng cao nhận thức về việc công khai hóa thông tin

Một trong những nguyên nhân chủ yếu làm cho doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn vay/tài trợ của ngân hàng là do thông tin của các doanh nghiệp chưa minh bạch. Tình trạng thông tin bất cân xứng làm cho các NHTM ở vào thế rủi ro hơn, do đó các ngân hàng đã đưa ra những điều kiện ràng buộc tương đối khắt khe đối với khách hàng để nhằm hạn chế rủi ro. Điều này chỉ có thể khắc phục được nếu các doanh nghiệp ý thức được việc phải công khai hóa thông tin. Các doanh nghiệp nên tạo thói quen lập báo tài chính trung thực và có kiểm toán độc lập báo cáo tài chính. Như vậy sẽ giúp cho ngân hàng dễ dàng tiến hành phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp với hiệu quả cao hơn, chính xác hơn. Ngân hàng cũng yên tâm hơn khi cung cấp bao thanh toán cho doanh nghiệp có tình hình kinh doanh tốt, vốn tài trợ được sử dụng vào mục đích rõ ràng và được quản lý bởi doanh nghiệp đang hoạt động hiệu quả.

Đối với doanh nghiệp bán hàng trong nước và nhà xuất khẩu: lợi nhuận trong kinh doanh còn thấp làm giảm nhu cầu bao thanh toán của các doanh nghiệp. Do đó, các doanh nghiệp cần hoạt động có hiệu quả, tình hình hoạt động tốt của doanh nghiệp sẽ tạo niềm tin cho ngân hàng, giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận nguồn tài trợ của ngân hàng.

Đối với người mua và nhà nhập khẩu: cần giữ mối quan hệ tốt với người bán hoặc nhà xuất khẩu bằng cách thanh toán đúng thời hạn, thực hiện nghiêm chỉnh các điều khoản của hợp đồng để tạo niềm tin nơi nhà xuất khẩu, từ đó hai bên có thể tiến hành bằng phương thức trả sau. Lúc đó bao thanh toán mới có cơ hội phát triển rộng rãi.

Qua Chương 3, Khóa luận đã trình bày thời cơ, thách thức và định hướng hoàn thiện và phát triển bao thanh toán tại các NHTM Việt Nam. Kết hợp những yếu tố đó với kinh nghiệm của các nước có nghiệp vụ bao thanh toán phát triển được trình bày ở Chương 1, cùng với phân tích mô hình các nhân tố ảnh hưởng và đánh giá thực trạng nghiệp vụ bao thanh toán tại Việt Nam trong Chương 2, Chương 3 đã đưa ra một số giải pháp đối với các NHTM Việt Nam và đề xuất một số kiến nghị với các tổ chức có liên quan nhằm hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ bao thanh toán trong thời gian tới. Các NHTM Việt Nam chính là đối tượng cần nỗ lực nhiều nhất để nghiệp vụ này ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, trách nhiệm này không chỉ phụ thuộc vào các NHTM mà cần có sự phối hợp nhịp nhàng với các cơ quan hữu quan như NHNN, Chi cục Thuế, Tòa án, Bộ Tài chính và các doanh nghiệp.

KẾT LUẬN

Trên thế giới bao thanh toán không còn là một khái niệm xa lạ. Nghiệp vụ này không chỉ đem lại lợi nhuận cho đơn vị bao thanh toán nói chung và các ngân hàng thương mại nói riêng mà còn mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp, hơn nữa còn thúc đẩy kinh tế ngày càng phát triển.

Mặc dù đã xuất hiện tại Việt Nam từ năm 2004 nhưng các doanh nghiệp vẫn còn khá xa lạ với sản phẩm bao thanh toán. Các ngân hàng thương mại nước ta cung cấp nghiệp vụ này còn khá dè dặt. Số lượng khách hàng, doanh số bao thanh toán vẫn còn ở mức khiêm tốn. Một số ngân hàng còn yêu cầu tài sản đảm bảo. Còn có rất nhiều tác động xấu ảnh hưởng đến sự phát triển nghiệp vụ này; đây cũng là nguyên nhân dẫn đến hạn chế như đã trình bày trong khóa luận.

Trong khuôn khổ Việt Nam đã là thành viên của Tổ chức WTO, ngành ngân hàng và bao thanh toán nói riêng sẽ đối diện với những cơ hội và nhiều thách thức. Các ngân hàng thương mại Việt Nam cần nắm bắt cơ hội, phát huy những thế mạnh của mình. Đồng thời các ngân hàng cần tập trung khắc phục các hạn chế từ các yếu tố chủ quan, cũng như đề xuất các biện pháp khắc phục các khuyết điểm khách quan ảnh hưởng quá trình triển khai hoạt động bao thanh toán đến các cơ quan quản lý và doanh nghiệp. Có như vậy, nghiệp vụ bao thanh toán mới ngày càng hoàn thiện và trở thành dịch vụ chủ lực của một ngân hàng hiện đại.

Sự phối hợp nhịp nhàng từ phía cơ quan hữu quan và doanh nghiệp cộng với nỗ lực của các NHTM sẽ phát huy những ưu điểm vốn có của nghiệp vụ bao thanh toán và trở thành một công cụ tài chính không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng và các doanh nghiệp Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

SÁCH, BÁO, TẠP CHÍ

1. ACB, 2011, Báo cáo thường niên năm 2010.

2. BCR Publishing Ltd, 2011, World Factoring Yearbook 2010. 3. BCR Publishing Ltd, 2012, World Factoring Yearbook 2011.

4. Đào Văn Chung, 2005, Rủi ro trong hoạt động bao thanh toán và biện pháp phòng ngừa, Thị trường Tài chính tiền tệ, tháng 7 năm 2005.

5. Eximbank, 2011, Báo cáo thường niên 2010.

6. Factor Chain International, 2010, General Rules for International Factoring.

7. Factor Chain International, 2011, Annual review 2011.

8. PGS Nguyễn Văn Hiệu, 2010, Nâng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo Basel 3

– lộ trình củng cố bức tường an ninh Tài chính – Ngân hàng.

9. ThS. Nguyễn Thị Thanh Hương, 2011 A, Bao thanh toán: Thực trạng và giải pháp phát triển, Tạp chí ngân hàng, số 7 04/2011, trang 32 – 36.

10. ThS. Nguyễn Thị Thanh Hương, 2011 B, Thực trạng và giải pháp phát triển nghiệp vụ bao thanh toán tại các NHTM của Việt Nam.

11. NHNN, 2004, Quyết định số 1096/2004/QĐ – NHNN của Thống đốc Ngân

hàng Nhà nước về việc ban hành quy chế hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng.

12. NHNN, 2008, Quyết định số 30/2008/QĐ – NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành quy chế hoạt động bao thanh toán sửa đổi bổ sung quy chế 1096.

13. NHNN, 2010, Thông tư 13/2010/TT – NHNN ngày 20 tháng 5 năm 2010 quy định về tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng.

14. NHNN, 2011 A, Thông tư số 02/2011/TT – NHNN ngày 3/3/2011 quy định

mức lãi suất huy động vốn tối đa bằng đồng Việt Nam của các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

15. NHNN, 2011 B, Quyết định số 692/QĐ – NHNN ngày 31/03/2011 về lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước

Việt Nam đối với các ngân hàng.

16. NHNN, 2011 C, Thông tư số 22/2011/TT – NHNN về việc sửa đổi, bổ sung

một số điều của thông tư số 13/2010/TT – NHNN ngày 20/5/2010 của thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng.

17. Trần Hoàng Ngân, Nguyễn Thùy Linh, 2006, Bao thanh toán Factoring một hình thức tín dụng mới tại Việt Nam, Thư viện điện tử Khoa Ngân hàng –

trường Đại học Kinh tế Hồ Chí Minh.

18. Sacombank, 2011, Báo cáo thường niên 2010.

19. Nguyễn Thị Nhàn, 2007, Cẩm nang về nghiệp vụ Factoring và Forfaiting trong tài trợ thương mại quốc tế, Nhà xuất bản Thống kê.

20. Huỳnh Thái, 2007, Giải pháp nào cho việc mở rộng Bao thanh toán tại Việt Nam, Tạp chí ngân hàng, số 11/2007.

21. Hải Thanh, 2010, Tiếp cận nguồn vốn vay: Doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn

chịu nhiều thiệt thòi, Tạp chí Hướng nghiệp và hòa nhập.

22. Huỳnh Thị Hương Thảo, 2008, Phát triển nghiệp vụ bao thanh toán trong

hoạt động tài trợ thương mại và nâng cao năng lực cạnh tranh tại các NHTM Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng, số 19 + 20/2008.

23. Phương Trâm, 2011, Cơ hội - thách thức của các ngân hàng Việt Nam

trong năm 2011.

24. Nguyễn Xuân Trường, 2006, Bao thanh toán – Một dịch vụ tài chính triển

vọng cho các doanh nghiệp Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng, số 7/2006, trang 38 – 44.

25. Nguyễn Thanh Tú, 2004, Một số vấn đề pháp lý về hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng, Tạp chí Khoa học Pháp lý, số 06/2004.

26. Viet Capital Securities, 2010, Lãi suất giảm nhẹ nhưng chưa hết lo thanh khoản ở các ngân hàng nhỏ.

27. Vietcombank, 2012 A, Báo cáo nghiệp vụ bao thanh toán 2011.

28. Vietcombank, 2012 B, Báo cáo hoạt động kinh doanh 2011 và định hướng

2012.

29. Vietcombank Securities, 2011 A, Báo cáo ngành ngân hàng.

mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VCB).

DỮ LIỆU TỪ INTERNET

31. Bảo Anh, 2011, Lạm phát 2010: Yếu tố tiền tệ không phải là chủ yếu, Vneconomy, thời gian truy cập: 12/01/2012, địa chỉ:

http://vneconomy.vn/2011010105375966P0C6/lam-phat-2010-yeu-to-tien- te-khong-phai-la-chu-yeu.htm

32. Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, 2010, Sức ép về tăng tỷ lệ an toàn

vốn tối thiểu, thời gian truy cập: 12/01/2012, địa chỉ:

http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30363& cn_id=424223

33. Anh Đặng, 2011, Nâng lãi suất OMO lên 15%, Báo mới, thời gian truy

cập: 06/02/2012, địa chỉ:

http://www.baomoi.com/Nang-lai-suat-OMO-len-15/126/6271581.epi

34. Minh Đức, 2010, Tăng trưởng tín dụng 2010: Xanh vỏ, đỏ lòng,

Vneconomy, thời gian truy cập: 30/01/2012, địa chỉ:

http://vneconomy.vn/20101227034048786P0C6/tang-truong-tin-dung-2010- xanh-vo-do-long.htm

35. Factor Chain International, 2011, Total Factoring Volume by Country in the last 7 years, thời gian truy cập: 08/04/2012, địa chỉ:

http://www.fci.nl/about-fci/statistics/total-factoring-volume-by-country-last- 7-years

36. Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, 2010, VIB triển khai chương trình "Bao thanh toán, mùa vàng bội thu 2010", thời gian truy cập: 28/02/2012, địa chỉ:

http://www.vnba.org.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=79 50&Itemid=42.

37. Hiệp hội ngân hàng Việt Nam, 2011, Thí điểm bảo hiểm tín dụng xuất

khẩu, thời gian truy cập: 05/03/2012, địa chỉ:

http://www.vnba.org.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=12 927&Itemid=39

38. International Institute For The Unication Of Private Law, 1988,

địa chỉ:

http://www.unidroit.org/english/implement/i-88-f.pdf.

39. Thanh Thiên, 2010, Ngân hàng được hoãn tăng vốn lên 3.000 tỷ đồng, Báo mới, thời gian truy cập: 23/02/2012, địa chỉ:

http://www.baomoi.com/Home/TaiChinh/cafef.vn/Ngan-hang-duoc-hoan- tang-von-len-3000-ty-dong/5365691.epi

40. Phương Thảo, 2010, Chính phủ ban hành 6 biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, Báo Sài Gòn Giải phóng, thời gian truy cập: 28/02/2012, địa

chỉ:

http://www.sggp.org.vn/kinhte/2010/5/225341/

41. Mai Thảo, 2010, Doanh nghiệp tiếp cận tín dụng: Cần sự tương trợ của ngân hàng, Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

(BSC), thời gian truy cập: 07/03/2012, địa chỉ:

http://www.bsc.com.vn/News/2010/12/4/124105.aspx

42. Ngọc Tuyên, 2011, Lãi suất cho vay sẽ giảm từ giữa tháng 9, Báo Lao

Động, thời gian truy cập: 23/03/2012, địa chỉ:

http://laodong.com.vn/Kinh-te/Lai-suat-cho-vay-se-giam-tu-giua-thang- 9/3171.bld

43. Nam Phương, 2011, Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong bối cảnh mới,

Vietnam Business Forum – Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, thời gian truy cập: 25/02/2012, địa chỉ:

http://vccinews.vn/?page=detail&folder=85&Id=2881

44. Nam Phương, 2009, 9 nhóm giải pháp của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Diễn đàn Doanh nghiệp, thời gian truy cập: 28/02/2012, địa chỉ:

http://dddn.com.vn/20090223020139983cat101/9-nhom-giai-phap-cua-ngan- hang-nha-nuoc-viet-nam.htm

45. Nhật Minh, 2010, Lập trung tâm thông tin tín dụng tư nhân đầu tiên tại VN, Chuyên mục Tài chính – Ngân hàng của Vnexpress, thời gian truy cập:

20/02/2012, địa chỉ:

http://ebank.vnexpress.net/gl/ebank/tin-tuc/2010/07/3ba1e3b8/

Trung tâm thông tin tín dụng, thời gian truy cập: 09/03/2012, địa chỉ:

http://www.cib.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=1502&It emid=113

47. Nguyễn An Thơ, 2008, Sửa quy chế hoạt động bao thanh toán,

http://vneconomy.vn/2008102009186343P0C6/sua-quy-che-hoat-dong-bao- thanh-toan.htm

48. Nguyên Thảo, 2011, Nên giữ tăng trưởng tín dụng khoảng 23%,

Vneconomy, thời gian truy cập: 06/02/2012, địa chỉ:

http://vneconomy.vn/20110630084053272P0C6/nen-giu-tang-truong-tin- dung-khoang-23.htm

49. UNCITRAL, 2001, United Nations Convention on the Assigment of Receivables in International Trade, thời gian truy cập: 08/02/2012, địa chỉ:

http://www.uncitral.org/uncitral/en/index.html.

50. UNIDROIT, 2011, Status of the Unidroit Convention on International Factoring, thời gian truy cập: 08/02/2012, địa chỉ:

http://www.unidroit.org/english/implement/i-88-f.pdf.

51. Thùy Vinh, 2012, Thắt tín dụng, ngân hàng vẫn kỳ vọng nguồn thu từ lãi,

Công ty đầu tư Stockbiz, thời gian truy cập: 18/03/2012, địa chỉ:

http://www.stockbiz.vn/News/2012/3/24/280313/that-tin-dung-ngan-hang- van-ky-vong-nguon-thu-tu-lai.aspx

PHỤ LỤC: Total Factoring Volume by Country in the last 7 years (in Millions of EUR)

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011

EUROPE

Austria 4.273 4.733 5.219 6.350 6.630 8.307 8.986

Belgium 14.000 16.700 19.200 22.500 23.921 32.203 38.204

Bosnia & Herzeg. 35 45 45

Bulgaria 0 35 300 450 340 550 1.010 Croatia 175 340 1.100 2.100 2.450 2.793 2.269 Cyprus 2.425 2.546 2.985 3.255 3.350 3.450 3.758 Czech Rep, 2.885 4.025 4.780 5.000 3.760 4.410 5.115 Denmark 7.775 7.685 8.474 5.500 7.100 8.000 9.160 Estonia 2.400 2.900 1.300 1.427 1.000 1.227 1.164 Finland 10.470 11.100 12.650 12.650 10.752 12.400 13.000 France 89.020 100.009 121.660 135.000 128.182 153.252 174.580 Germany 55.110 72.000 89.000 106.000 96.200 129.536 157.260 Greece 4.510 5.230 7.420 10.200 12.300 14.715 14.731 Hungary 1.820 2.880 3.100 3.200 2.520 3.339 2.817 Ireland 23.180 29.693 22.919 24.000 19.364 20.197 18.330 Italy 111.175 120.435 122.800 128.200 124.250 143.745 175.182

Một phần của tài liệu Hoạt động bao thanh toán tại các ngân hàng thương mại việt nam, khảo sát thực tế tại vietcombank (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)