Baothanh toán chưa đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm tài trợ khác

Một phần của tài liệu Hoạt động bao thanh toán tại các ngân hàng thương mại việt nam, khảo sát thực tế tại vietcombank (Trang 54)

cần tài sản đảm bảo nhưng một số NHTM như: OCB, Techcombank vẫn yêu cầu khách hàng có tài sản đảm bảo mới cung cấp dịch vụ này. Điều này cũng là tất yếu, bởi vì, đặc điểm thị trường Việt Nam đầy rủi ro, không cho phép ngân hàng mạo hiểm. Các ngân hàng không thể xét duyệt hạn mức tín dụng đơn thuần sau khi nghe các doanh nghiệp chứng minh tình trạng tài chính dựa trên việc phân tích các báo cáo tài chính không đáng tin cậy. Việc đòi hỏi tài sản đảm bảo làm giảm ưu thế của dịch vụ bao thanh toán đồng thời làm mất đi bản chất của nghiệp vụ này và gây khó

khăn cho các doanh nghiệp.

Ngân hàng ACB thì không yêu cầu tài sản đảm bảo nhưng lại quy định thời gian truy đòi người xuất khẩu là 30 và ở VCB là 15 ngày, đây là một quy định quá chặt chẽ và thiếu cạnh tranh. Theo thông lệ quốc tế thì thời hạn truy đòi bên bán là 90 ngày kể từ ngày hóa đơn đáo hạn. Do đó theo thời gian truy đòi của ACB và VCB thì người bán bị thiệt tương ứng là 60 ngày và 75 ngày một cách không hợp lý trong khi ngân hàng vẫn duy trì quyền thu tiền đối với khoản phải thu cho đến hết 90 ngày.

Đối với nghiệp vụ bao thanh toán xuất khẩu, doanh nghiệp xuất khẩu phải chứng minh được với ngân hàng về uy tín của bên mua hàng, các khoản phải thu thật sự an toàn hay phải có sự bảo lãnh của các định chế tài chính khác. Đây thực sự là khó khăn của lớn cho nhà sản xuất, bởi sự hiểu biết về thị trường xuất khẩu của còn hạn chế là mối lo chính đối với nhà xuất khẩu khi phải quyết định bán hàng theo điều kiện trả chậm.

Chi phí cao cũng là một khuyết điểm rất lớn của sản phẩm bao thanh toán. Hiện nay các doanh nghiệp sử dụng bao thanh toán phải trả phí bao thanh toán khá cao, riêng phí hoa hồng của bao thanh toán trong nước từ 0,4% – 0,5% doanh số bao thanh toán, còn bao thanh toán xuất khẩu vào khoảng 0,8% – 2,3%, chưa kể tiền lãi của số tiền ứng trước. Trong khi đó với phương thức thanh toán L/C nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu chỉ trả 0,81% giá trị hợp đồng. Ông Karl-Joachim Lubitz, Chủ tịch Hiệp hội các đơn vị bao thanh toán quốc tế FCI thừa nhận chi phí cho dịch vụ này cũng tốn kém đối với nhà xuất khẩu. (Huỳnh Thị Hương Thảo, 2008, Tạp chí Ngân hàng số 19 + 20)

2.5.Đánh giá kết quả hoạt động bao thanh toán tại các NHTM giai đoạn 2007 – 2011

Một phần của tài liệu Hoạt động bao thanh toán tại các ngân hàng thương mại việt nam, khảo sát thực tế tại vietcombank (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)