Đối với NHNN

Một phần của tài liệu Hoạt động bao thanh toán tại các ngân hàng thương mại việt nam, khảo sát thực tế tại vietcombank (Trang 76)

Tạo lập môi trƣờng pháp lý cho hoạt động bao thanh toán

để các ngân hàng thực hiện bao thanh toán nhưng vẫn chưa được hoàn thiện, các ngân hàng còn nhiều vướng mắc khi triển khai nghiệp vụ này. Do đó, để thúc đẩy cho nghiệp vụ bao thanh toán ngày càng hoàn thiện và phát triển thì NHNN cần sớm nghiên cứu và ban hành các văn bản pháp lý về hoạt động bao thanh toán, tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng như của doanh nghiệp phát triển.

Hiện nay nước ta chỉ có hai văn bản pháp luật về bao thanh toán, nội dung còn thiếu và nhiều bất cập. Do đó NHNN cần bổ sung xây dựng một quy chế đầy đủ, chuẩn xác hơn, khắc phục những hạn chế của Quy chế 1096 và Quyết định số 30/2008. Cụ thể là đáp ứng những yêu cầu sau:

Thứ nhất, định nghĩa chính xác về nghiệp vụ bao thanh toán theo thông lệ

quốc tế. Quy chế ban hành cần có sự rạch ròi giữa các thuật ngữ cấp tín dụng và mua nợ. Tách bạch giữa hoạt động cho vay và bao thanh toán, tuy bao thanh toán có chức năng tài trợ ứng trước nhưng về bản chất hai nghiệp vụ này là không giống nhau, hai dịch vụ này không thể là một và không thể quản lý như nhau. Chính vì định nghĩa thiếu chính xác về nghiệp vụ bao thanh toán của NHNN nên đã gây ra sự hiểu nhầm về bao thanh toán, một số người cho rằng bao thanh toán là một hình thức tín dụng mới ở Việt Nam.

Thứ hai, cần mở rộng đối tượng cung ứng dịch vụ bao thanh toán, không nên

chỉ dừng lại trong phạm vi các tổ chức tín dụng, cần tiến tới cho phép thành lập các công ty bao thanh toán độc lập.

Thứ ba, nên bỏ quy định bên mua hàng phải gửi văn bản xác nhận và cam kết

thanh toán cho đơn vị bao thanh toán. Quy định này làm hạn chế phạm vi hoạt động của đơn vị bao thanh toán cũng như quyền lợi sử dụng dịch vụ bao thanh toán của người bán. Mặt khác, xét về nguyên tắc, việc chuyển giao quyền đòi nợ từ bên bán cho đơn vị bao thanh toán không cần phải có sự đồng ý của bên mua vì dù bên mua thanh toán tiền cho ai đi nữa, thì bên mua cũng không thể phủ nhận nghĩa vụ thanh toán của mình trong hợp đồng thương mại.

Thứ tư, cần phải đưa ra quy định xác định điều kiện để việc chuyển giao

quyền đòi nợ của các bên có hiệu lực vì hiện nay, không có quy định nào xác lập mối quan hệ của việc chuyển giao quyền đòi nợ của bên bán cho đơn vị bao thanh

toán. Quy định này sẽ ràng buộc trách nhiệm thanh toán của người mua đối với chủ nợ mới là đơn vị bao thanh toán cũng như là căn cứ để giải quyết tranh chấp khi chẳng may người mua mất khả năng thanh toán.

Thứ năm, nhằm hạn chế rủi ro cho tổ chức bao thanh toán, Quy chế 1096 nên

có quy định về quyền của chủ nợ đối với khoản phải thu. Đối với bao thanh toán có truy đòi, cần có quy định về quyền của đơn vị bao thanh toán đối với tài sản của người bán. Trong trường hợp người mua không thanh toán hoặc người bán vi phạm hợp đồng, đơn vị bao thanh toán có quyền truy đòi lại số tiền đã ứng trước cho người bán. Nếu người bán mất khả năng hoàn trả, đơn vị bao thanh toán sẽ có quyền đối với tài sản của người bán tương ứng với số tiền chưa hoàn trả. Đối với bao thanh toán không truy đòi, đơn vị bao thanh toán cũng có quyền đối với tài sản của người mua tương ứng với số tiền chưa hoàn trả trong trường hợp người mua mất khả năng thanh toán.

Thứ sáu, cần xem xét và quy định rõ việc áp dụng thuế chuyển nhượng đối

với hoạt động này. Hiện nay, vẫn chưa có bất kỳ văn bản pháp luật nào đề cập đến vấn đề này.

NHNN cần sớm nghiên cứu thêm các quy định quốc tế về bao thanh toán và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam để có cơ sở đề ra hướng dẫn cụ thể cho hoạt động bao thanh toán tại Việt Nam, sao cho phù hợp với thực tiễn hoạt động tại nước ta vừa không trái với thông lệ quốc tế. Khi đã có những quy định tương đối thống nhất với bao thanh toán trên thế giới sẽ giúp ngân hàng dễ dàng hơn trong hoạt động bao thanh toán, đặc biệt là bao thanh toán quốc tế, vừa tạo sự công bằng cho các doanh nghiệp Việt Nam được sử dụng dịch vụ như các doanh nghiệp khác trên thế giới.

Sự nỗ lực của NHNN trong việc tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi cho hoạt động bao thanh toán sẽ không thành công nếu như không có sự phối hợp đồng bộ của các cơ quan chức năng khác như Bộ Tài chính, Tòa án, Chi cục Thuế... Các cơ quan này cần tìm hiểu sâu thêm về nghiệp vụ bao thanh toán không chỉ thông qua những văn bản pháp luật trong nước mà còn cả các thông lệ quốc tế. Hiện nay, tuy luật pháp nước ta vẫn chưa có quy định cụ thể về giải quyết tranh chấp bao thanh toán nhưng Tòa án Kinh tế nước ta cần nghiên cứu các quy định của Việt Nam và thế giới, tham khảo cách giải quyết các tranh chấp đã từng xảy ra trên thế giới để có

hướng giải quyết khi các vụ tranh chấp thực sự xảy ra ở Việt Nam. Nếu làm được như vậy hoạt động bao thanh toán mới thực sự được triển khai thông suốt, hiệu quả.

Hoàn thiện cơ sở hạ tầng thông tin cho hệ thống ngân hàng

Công tác thu thập thông tin và đánh giá các doanh nghiệp là rất quan trọng để cung cấp dịch vụ bao thanh toán cho khách hàng. Tuy nhiên hệ thống thông tin ở Việt Nam còn hạn chế, chỉ mới có thông tin tín dụng Nhà nước CIC và một trung tâm tín dụng đầu tiên ở nước ta là PCB mới cung cấp dịch vụ vào 16/07/2010, chưa đáp ứng nhu cầu của ngân hàng. Do đó, nhằm tạo điều kiện cho các ngân hàng trong việc thu thập thông tin, thuận lợi trong công tác thẩm định khách hàng, các doanh nghiệp dễ dàng nhận tài trợ từ các ngân hàng thì cần có những biện pháp tích cực để hoàn thiện các dịch vụ của CIC và của trung tâm tín dụng tư nhân PCB.

Hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng CIC có thể thực hiện theo hướng sau:  Theo từng kì các NHTM phải thông tin đầy đủ về tình hình tài chính, vốn vay và trả nợ của các doanh nghiệp để CIC theo dõi và cập nhật số liệu.

 Các doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh phải nộp cho CIC bảng tổng kết tài sản có kiểm toán, bản báo cáo thu chi để CIC phân tích và cung cấp thông tin cho ngân hàng và các doanh nghiệp khi cần có thể tìm hiểu đối tác để thiết lập mối quan hệ kinh doanh.

 CIC phải là nơi đăng ký theo pháp định tài sản thế chấp các khoản vay/tài trợ của ngân hàng để tránh trường hợp đem một tài sản đi thế chấp ở nhiều nơi. CIC không chỉ là cơ quan cung cấp và thu thập thông tin đơn thuần mà phải chịu trách nhiệm với những thông tin do mình cung cấp. Nếu thông tin sai lệch, chậm trễ dẫn đến rủi ro, CIC phải chia sẻ một phần trách nhiệm với ngân hàng bằng một tỷ lệ bồi thường nhỏ trên khoản vay/tài trợ. Ngược lại, CIC cũng có quyền được hưởng một tỉ lệ mức phí thỏa đáng tùy theo dịch vụ mà mình cung cấp. Với quyền lợi và trách nhiệm rõ ràng thì sẽ thúc đẩy CIC hoạt động ngày càng hiệu quả.

 Không ngừng củng cố đội ngũ cán bộ ở CIC, áp dụng công nghệ mới, hiện đại hóa, tự động hóa tất cả các công đoạn xử lý nghiệp vụ; đẩy mạnh và thu thập xử lý thông tin nhằm hỗ trợ hoạt động của các tổ chức tín dụng một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, cũng đi sâu phân tích, đánh giá, xếp loại tín dụng doanh nghiệp, kịp thời dự báo, cảnh báo nhằm hạn chế rủi ro.

 Thanh tra NHNN, thanh tra NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố, CIC cần phối hợp đôn đốc, kiểm tra báo cáo, khai thác thông tin của các tổ chức tín dụng, để có biện pháp xử lý kiên quyết, kịp thời đối với những đơn vị vi phạm chế độ báo cáo thông tin tín dụng.

 Mở rộng đối tượng trong sử dụng, khai thác và báo cáo thông tin CIC đến các công ty bảo hiểm, toàn bộ các doanh nghiệp. NHNN nên khuyến khích thành lập các trung tâm tín dụng tư nhân. Vì thực tế cho thấy, mô hình trung tâm tín dụng tư nhân đã phát triển ở nhiều nước và đã chứng tỏ có thể giúp đỡ sự tăng cường tiếp cận tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ và cá nhân. Việc hình thành các trung tâm này làm tăng tính cạnh tranh trong thị trường thông tin.

Hỗ trợ phát triển dịch vụ bảo hiểm tín dụng

Bên cạnh mô hình bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, NHNN cần khuyến khích các NHTM phát triển dịch vụ bảo hiểm tín dụng cho các khoản tiền mà doanh nghiệp được tài trợ bởi ngân hàng. Việc tập trung và san sẻ rủi ro của công ty bảo hiểm chuyên nghiệp sẽ cắt giảm chi phí so với hình thức bảo lãnh của bên thứ ba hiện nay. Đây là cơ sở phát triển dịch vụ bao thanh toán bao thanh toán miễn truy đòi giá rẻ. Để phát triển hỗ trợ dịch vụ bảo hiểm tín dụng phát triển NHNN cần thực hiện các bước sau:

Thứ nhất, trong giai đoạn đầu, Nhà nước cần hỗ trợ dưới hình thức phí bảo

hiểm hoặc nhận tái bảo hiểm đối với phần trách nhiệm vượt quá khả năng. Tuy nhiên, cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động bảo hiểm tín dụng phải bảo đảm nguyên tắc “không mang tính ưu đãi, hỗ trợ phát triển”. Vì vậy, cần có lộ trình cắt giảm các hình thức hỗ trợ các công ty bảo hiểm phi nhân thọ nhà nước và dần chuyển sang nguyên tắc kinh doanh thương mại theo cơ chế thị trường.

Thứ hai, dựa vào các thỏa thuận hợp tác song phương, NHNN hỗ trợ các

công ty bảo hiểm phi nhân thọ học tập kinh nghiệm tại các thì trường bảo hiểm lớn trên thế giới như: Singapore, Nhật và các quốc gia thuộc liên minh châu âu. Hình thức liên doanh của Công ty Liên doanh Bảo hiểm Bảo Việt Tokio Marine của Tập đoàn Bảo Việt (51% cổ phần) với hai công ty bảo hiểm nước ngoài là Commercial Union (24.5% cổ phần) và Tokio Marine (24.5% cổ phần) là phương thức rất tốt để học tập kinh nghiệm và công nghệ của các công ty bảo hiểm nước ngoài. Đây là bài

học hữu ích cho các công ty bảo hiểm Việt Nam lựa chọn đối tác chiến lược để bán cổ phần.

Hỗ trợ đào tạo nghiệp vụ bao thanh toán cho các ngân hàng

NHNN có nhiều quan hệ với hệ thống ngân hàng thế giới cần là đầu mối liên hệ để hỗ trợ các NHTM trong việc đào tạo nghiệp vụ bao thanh toán nhằm giúp ngân hàng ngày càng nâng cao kĩ năng nghiệp vụ. Để làm được điều này, NHNN cần dựa vào mối quan hệ với các ngân hàng thế giới, mời các chuyên gia bao thanh toán nước ngoài về đào tạo nghiệp vụ này cho các NHTM, nhất là đào tạo những cán bộ tham gia trực tiếp vào quá trình đàm phán, kí kết hợp đồng quốc tế, cán bộ thanh tra giám sát và chuyên trách luật quốc tế, cán bộ sử dụng, vận hành công nghệ mới. Đây được xem là đóng góp để hoàn thiện hệ thống pháp luật ngân hàng, phát triển công nghệ trong lĩnh vực ngân hàng, từ đó thúc đẩy hoạt động bao thanh toán phát triển mạnh mẽ.

Ký kết các Công ƣớc về bao thanh toán quốc tế

Hiện nay Việt Nam chưa tham gia công ước quốc tế nào về bao thanh toán, do đó điều chỉnh nghiệp vụ bao thanh toán nước ta vẫn chưa còn nhiều điểm khác biệt so với công ước UNIDROIT, UNCITRAL về bao thanh toán quốc tế. Công ước này chỉ có tác dụng khi Việt Nam tham gia ký kết công ước. Vì vậy điều cần thiết là NHNN Việt Nam nhanh chóng ký kết công ước UNIDROIT, UNCITRAL về bao thanh toán quốc tế.

Một phần của tài liệu Hoạt động bao thanh toán tại các ngân hàng thương mại việt nam, khảo sát thực tế tại vietcombank (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)