Nguyên nhân dẫn đến hạn chế

Một phần của tài liệu Hoạt động bao thanh toán tại các ngân hàng thương mại việt nam, khảo sát thực tế tại vietcombank (Trang 60)

2.5.4.1. Doanh nghiệp vẫn chưa quen sử dụng sản phẩm bao thanh toán

Các doanh nghiệp vẫn quen dùng các phương thức thanh toán truyền thống như chuyển tiền T/T, và phổ biến hơn nữa là L/C. Nhận thức của phần lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam cộng với môi trường kinh tế không ổn định khiến rất khó thuyết phục được họ nhận biết được những lợi ích mà bao thanh toán có thể đem lại về lâu dài qua các dịch vụ phong phú, đa dạng của nó như tư vấn về khách hàng, thu nợ hộ, quản lý các khoản phải thu của khách hàng, bảo hiểm rủi ro. Chính tâm lý dè dặt trước sản phẩm tài trợ mới của doanh nghiệp cũng góp phần làm giảm đi sự năng động, sáng tạo và tìm kiếm các sản phẩm dịch vụ mới của ngân hàng.

Hơn nữa, bao thanh toán không chỉ tham gia vào công đoạn đầu là cho vay đối với người bán, mà còn đi sâu vào cả quá trình tiếp theo nhằm mục đích để cho đơn vị bao thanh toán có thể kiểm soát được cả bên mua và nhất là kiểm soát được mục đích sử dụng vốn vay của doanh nghiệp. Chính đặc điểm này đã tạo ra rào cản ngăn trở quá trình đơn vị bao thanh toán tiếp xúc với các doanh nghiệp. Tâm lý các

doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa muốn công khai tình hình hoạt động, càng không muốn một tổ chức bất kỳ nào can thiệp vào quá trình kinh doanh của họ. Vì vậy, các đơn vị bao thanh toán gặp nhiều khó khăn khi tiếp thị sản phẩm mới với khách hàng.

2.5.4.2. Ngân hàng chưa triển khai tốt nghiệp vụ bao thanh toán

Dù xét về mặt lý thuyết, bao thanh toán khắc phục được tình trạng cho vay dựa trên thế chấp của tín dụng ngân hàng, nhưng thực tế ở Việt Nam thì chưa hẳn vậy. Các ngân hàng Việt Nam, và kể cả các ngân hàng nước ngoài, vẫn coi trọng tài sản đảm bảo. Vì vậy, doanh nghiệp sẽ chọn hình thức tín dụng có tài sản đảm bảo vì chi phí thấp hơn và số tiền được cấp gần như nhau.

Vì chưa có bộ phận tác nghiệp riêng biệt nên phần lớn hoạt động của nghiệp vụ bao thanh toán tại ngân hàng cũng chưa được tách bạch khỏi hoạt động tín dụng mà hầu như theo sự quản lý thì lại gần như giống nhau. Việc lựa chọn tiêu chí khách hàng của các đơn vị bao thanh toán phải có sự khác biệt chứ không phải giống hoàn toàn như tiêu chí của ngân hàng khi cho vay. Tuy nhiên thực tế hiện nay, hai tiêu chí này lại gần như giống nhau, điểm khác biệt cơ bản mà các ngân hàng tham gia bao thanh toán hiện nay thực hiện là thẩm định thêm khả năng thanh toán người mua để làm cơ sở bao thanh toán cho người bán.

Hơn nữa, điều quan trọng nhất đối với sự thành công của một sản phẩm dịch vụ mới là phải tạo được sự nhận thức đối với sản phẩm đó đối với khách hàng đồng thời phải tạo ra môi trường hiệu quả cho sản phẩm đó tồn tại và phát triển. Trên thực tế, công tác tiếp thị nghiệp vụ bao thanh toán chưa được quan tâm đúng mức tại Việt Nam. Sự nhận thức về nghiệp vụ bao thanh toán của nhân viên ngân hàng và khách hàng còn chưa rõ ràng, còn nhiều doanh nghiệp chưa biết đến thuật ngữ “bao thanh toán”. Họ chưa thực sự hiểu hết công dụng của sản phẩm và ngần ngại sử dụng sản phẩm này. Trong khi đó, các NHTM chưa có hoạt động tiếp thị nào mang đến hình ảnh toàn diện về sản phẩm bao thanh toán cho các doanh nghiệp. Các hoạt động quảng bá cho hoạt động bao thanh toán chỉ dừng lại các hội thảo về hoạt động bao thanh toán mà các ngân hàng lớn như: ACB, VCB, Techcombank, Sacombank… tổ chức trong lần đầu tiên ra mắt sản phẩm bao thanh toán.

Trên thế giới, phí dịch vụ bao thanh toán trung bình đối với có truy đòi từ 0.5 – 1% còn không truy đòi thì khoảng 1 – 2%. So với các phương thức đi vay khác thì người bán phải chịu thêm khoảng phí này, đây là mức phí rất cạnh tranh vì người bán người bán được hưởng những tiện ích từ bao thanh toán. Tại Việt Nam, các ngân hàng thương mại có những cách tính phí khác nhau, nhưng chi phí trung bình là 0,45% doanh số đối với bao thanh toán trong nước và 1.5% đối với bao thanh toán xuất nhập khẩu. Tại một thị trường có mức độ rủi ro cao như Việt Nam, việc thẩm định hoạt động kinh doanh của cả người bán và người mua đều tốn kém hơn thì mức phí này tương đối hợp lý nhưng cũng là nguyên nhân dẫn đến khách hàng lựa chọn các hình thức tài trợ khác.

Bên cạnh đó, chi phí của nghiệp vụ bao thanh toán bao gồm chi phí hoa hồng và lãi suất trên số tiền ứng trước. Vì vậy sự gia tăng đột biến của lãi suất trong giai đoạn 2007 – 2011 làm cho chi phí của nghiệp vụ bao thanh toán cũng tăng tương ứng (xem phân tích tác động của lãi suất trong mục 2.2.4.). Nhằm giảm bớt chi phí các doanh nghiệp đã chấp nhận rủi ro mà không sử dụng các dịch vụ tiện ích của ngân hàng để thu hồi các khoản nợ từ người mua. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến sự sụt giảm doanh số và số lượng khách hàng của nghiệp vụ bao thanh toán trong năm 2010.

2.5.4.4. Môi trường vĩ mô chưa thuận lợi cho hoạt động bao thanh toán phát triển

Hoạt động bao thanh toán tại Việt Nam còn chứa đựng nhiều rủi ro do còn nhiều thiếu sót từ những quy định trong nguồn luật điều chỉnh hoạt động bao thanh toán. Tuy đã có sự điều chỉnh của các quy chế về nghiệp vụ bao thanh toán tại các ngân hàng, nhưng các quy định về điều kiện cung cấp sản phẩm dịch vụ còn chưa rõ ràng, sự linh động này khiến cho cả nhân viên và khách hàng đều ngần ngại trong hoạt động bao thanh toán.

Môi trường thông tin của nền kinh tế còn chưa minh bạch, cơ sở thông tin dữ liệu còn thiếu và chưa được tập trung. Mặc dù nhóm ngân hàng dẫn đầu đã thành lập trung tâm thông tin tín dụng tư nhân nhưng CIC vẫn là đầu mối tập trung thông tin tín dụng nhiều nhất hỗ trợ hoạt động của các ngân hàng. Tuy nhiên, thông tin từ CIC vẫn chưa phản ánh đúng mức độ an toàn tín dụng của khách hàng. Hoạt động

của CIC trong những năm qua chưa thực sự hiệu quả: thông tin cung cấp không đa dạng, đầy đủ và chất lượng không cao. Phạm vi thông tin của CIC bị giới hạn bởi thông tin do khách hàng cung cấp trong từng giao dịch đơn lẻ. Do đó lượng thông tin mà trung tâm cung cấp không đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu khách hàng mới của ngân hàng…

Bên cạnh đó, NHNN chỉ mới đưa vào thí điểm hoạt động bảo hiểm tín dụng vào đầu năm 2011 nên các ngân hàng thực hiện bao thanh toán phải chủ động thu thêm các khoản phí bù đắp rủi ro. Vì không có đơn vị chuyên trách chia sẻ rủi ro nên các ngân hàng thường áp dụng mức phí rất cao đối với các khách hàng mới; chỉ có những doanh nghiệp lớn có mối quan hệ lâu dài với ngân hàng mới được hưởng những điều kiện ưu đãi trong dịch vụ này.

Trong Chương 2, chúng ta đã đi vào phân tích, đánh giá tình hình thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán tại các NHTM Việt Nam nói chung và ở Vietcombank nói riêng.Trong giai đoạn 2007 – 2011, những kết quả đạt được của hoạt động bao thanh toán tại Việt Nam còn khá khiêm tốn trong khi còn rất nhiều hạn chế tồn tại trong quá trình thực hiện. Trên góc độ quản lý vĩ mô, các quy định pháp lý của Nhà nước còn quá chung chung chưa sát với tình hình thực tế, gây khó khăn cho việc triển khai nghiệp vụ này tại các ngân hàng. NHNN vẫn chưa thể hiện đầy đủ chức năng của mình trong việc hỗ trợ cho các hoạt động của ngân hàng: hệ thống thông tin tín dụng chưa hiệu quả, chưa thúc đẩy thành lập hiệp hội bao thanh toán quốc gia và quỹ bảo hiểm tín dụng. Một tồn tại khác là sự nhận thức chưa đầy đủ của các doanh nghiệp về các lợi ích mà bao thanh toán mang lại. Bên cạnh các nguyên nhân khách quan, các ngân hàng cũng có rất nhiều khuyết điểm: năng lực tài chính còn thấp, nguồn nhân lực chưa được chuyên môn hóa nên hoạt động chưa hiệu quả, sản phẩm bao thanh toán còn chưa hoàn thiện. Qua việc phân tích mô hình các nhân tố tác động và đánh giá hoạt động bao thanh toán trong giai đoạn 2007 – 2011, chúng ta nhận thấy rằng cần có sự phối hợp của NHNN và các doanh nghiệp cộng với sự nỗ lực của các NHTM để phát triển hoạt động bao thanh toán trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Hoạt động bao thanh toán tại các ngân hàng thương mại việt nam, khảo sát thực tế tại vietcombank (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)