Hành lang pháp lý cho hoạt động baothanh toán còn chưa hoàn thiện

Một phần của tài liệu Hoạt động bao thanh toán tại các ngân hàng thương mại việt nam, khảo sát thực tế tại vietcombank (Trang 48)

TCTD số 1096/2004/QĐ-NHNN và Quyết định sửa đổi bổ sung số 30/2008/QĐ- NHNN, NHNN và Vụ Kế toán – Tài chính đã ban hành một số Công văn và Quy định để hỗ trợ các NHTM thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán:

 Công văn số 667/NHNN-CSTT do NHNN ban hành ngày 26/06/2005 về việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, chuyển nợ quá hạn đối với hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng.

 Công văn số 1444/CV – KTTC2 do Vụ Kế toán – Tài chính ban hành ngày 21/09/2005 về việc hướng dẫn hạch toán nghiệp vụ Bao thanh toán tại các NHTM.

 Quy định 26/2006 do NHNN ban hành ngày 26/06/2006 về bảo lãnh ngân hàng, trong đó quy định tổng số dư bảo lãnh của các tổ chức tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của các tổ chức tín dụng.

Tuy nhiên, môi trường pháp lý cho hoạt động bao thanh toán tại Việt Nam còn nhiều điểm chưa phù hợp và thiếu sót (xem phân tích tại mục 2.1.2.). Những tồn tại này đã dẫn đến những nhận thức chưa đúng đắn của các thành phần trong nền kinh tế, cũng như tạo ra những rủi ro tiềm ẩn cho đơn vị bao thanh toán. Chính điều này là nguyên nhân mà các ngân hàng chưa mạnh dạn triển khai rộng rãi nghiệp vụ này.

2.4.2. Các nguồn lực của ngân hàng thương mại còn hạn chế

Năng lực tài chính của các ngân hàng thƣơng mại còn thấp

Một thực tế tồn tại ở các NHTM Việt Nam hiện nay là năng lực tài chính của các ngân hàng còn yếu. Mức vốn tự có của các NHTM còn thấp hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực cũng như trên thế giới. Hiện tại, chỉ có 11/42 NHTM trong nước có vốn điều lệ trên 5.000 tỷ đồng. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam hiện có quá nhiều ngân hàng có qui mô nhỏ, xuất phát điểm là các NHTM nông thôn nhưng lại vươn ra hoạt động tại thành thị, do đó có tốc độ tăng trưởng tài sản và danh mục cho vay phát triển quá nóng. Điều này dẫn đến cuộc chạy đua lãi suất trong năm 2010 và 2011 để đáp ứng nhu cầu tăng vốn điều lệ tối thiểu và tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định của NHNN. (Báo cáo ngành ngân hàng, 2011,Vietcombank Securities)

Theo Nghị định 141 ngày 22/11/2006 và Thông tư 13, nhằm từng bước nâng cao an toàn trong hoạt động thị trường tài chính các NHTM phải tăng vốn pháp định lên 3000 tỷ đồng và tăng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) lên 9% trong năm 2010. Đây là bước chuẩn bị để tiến tới lộ trình áp dụng tiêu chuẩn BASEL III vào năm 2013. Tính đến cuối năm 2010, hầu hết các NHTM đã đáp ứng được yêu cầu về hệ số CAR tối thiểu 9%; tuy nhiên, có đến 10 NHTM không thể tăng vốn điều lệ đúng thời hạn. Chính vì vậy, NHNN đã phải gia hạn cho việc tăng vốn đến hết 31/12/2011. Trong khi tại các Ngân hàng nước ngoài CAR trên 12% mới được đánh giá là phát triển ổn định, điều này rất thuận lợi cho các ngân hàng này áp dụng đầy đủ tiêu chuẩn BASEL III của Uỷ ban Basel về giám sát ngân hàng vào năm 2019

(PGS Nguyễn Văn Hiệu, 2010, trang 2).

Chỉ có một số NHTM sau là có vốn điều lệ tương đối lớn trong số các NHTM đã triển khai nghiệp vụ bao thanh toán:

Bảng 2.7: Vốn điều lệ của một số ngân hàng thƣơng mại năm 2011

Đơn vị tính: tỷ đồng

STT Ngân hàng thƣơng mại Vốn điều lệ

1 Ngoại thương Việt Nam – VCB 23.174

2 Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Agribank 21.000 3 Công thương Việt Nam – VietinBank 20.229 4 Xuất nhập khẩu Việt Nam – Eximbank 10.560

5 Á Châu – ACB 9.377

6 Sài Gòn Thương tín – Sacombank 9.179

(Nguồn: tổng hợp từ các Báo cáo tài chính năm 2011 của các NHTM)

Vì quy mô vốn của đa số các NHTM Việt Nam còn yếu kém và hệ số an toàn vốn tối thiểu chưa đạt yêu cầu nên để đảm an toàn các ngân hàng phải giới hạn mở rộng dư nợ tín dụng. Điều này cũng ảnh hưởng đến sự phát triển nghiệp vụ bao thanh toán của các ngân hàng. Ngoài ra, Bao thanh toán tại Việt Nam còn được cho là một nghiệp vụ tín dụng khá rủi ro và tốn kém nên các ngân hàng sẽ chú trọng đến các sản phẩm tín dụng an toàn hơn.

Nguồn nhân lực của các ngân hàng còn yếu kém

Trong số các nguyên nhân làm cho nghiệp vụ bao thanh toán tại các NHTM Việt Nam vẫn chưa được hoàn thiện và phát triển có nguyên nhân từ nguồn nhân lực của ngân hàng còn yếu kém.

Vì nghiệp vụ bao thanh toán vẫn là một nghiệp vụ còn mới mẻ nên hiện nay hầu hết các NHTM hoạt động bao thanh toán vẫn chưa có phòng ban độc lập. Tại Techcombank, phòng Quản lý tín dụng là bộ phận cung cấp dịch vụ này. Còn ở Sacombank là do phòng Nghiệp vụ Ngân hàng quốc tế đảm nhận. Riêng chỉ có ACB, VCB là có bộ phận thanh toán riêng ở hội sở. Chính vì chưa có bộ phận bao thanh toán độc lập nên chưa tạo ra một cơ chế hoạt động độc lập và hiệu quả. Điều này cũng gây khó khăn cho công tác đào tạo, nâng cao nghiệp vụ bao thanh toán cho các nhân viên.

Cũng từ việc chưa có bộ phận bao thanh toán độc lập nên thẩm định trong bao thanh toán vẫn chịu sự quản lý chung của thẩm định trong hoạt động tín dụng, trong khi đó thẩm định cho vay và thẩm định bao thanh toán là không hoàn toàn giống nhau. Việc quản lý rủi ro ngoại hối, rủi ro hoạt động kinh doanh và rủi ro thanh khoản không thuộc trách nhiệm của bộ phận tín dụng vì vậy mức độ rủi ro chưa được đo lường chính xác. Điều đó đã ảnh hưởng đến chất lượng khâu thẩm định của nghiệp vụ này.

Một phần của tài liệu Hoạt động bao thanh toán tại các ngân hàng thương mại việt nam, khảo sát thực tế tại vietcombank (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)