Rào cản pháp lý đối với hoạt động baothanh toán tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Hoạt động bao thanh toán tại các ngân hàng thương mại việt nam, khảo sát thực tế tại vietcombank (Trang 32)

Trên lý thuyết, bao thanh toán là một nghiệp vụ đơn giản, nhưng điều kiện để nó thực sự đơn giản là được sự hỗ trợ bởi một hành lang pháp lý minh bạch, đầy đủ... Chính vì điều kiện thực tế ở Việt Nam hiện nay không đáp ứng những yêu cầu trên nên nghiệp vụ bao thanh toán vẫn chưa phổ biến ở Việt Nam.

Thứ nhất, theo Quyết định 1096/2004/QĐ-NHNN, bao thanh toán được định

nghĩa “là một hình thức cấp tín dụng của tổ chức tín dụng cho bên bán hàng thông qua việc mua lại các khoản phải thu phát sinh từ việc mua, bán hàng hóa đã được bên bán hàng và bên mua hàng thỏa thuận trong hợp đồng mua bán hàng hóa”.

Việc định nghĩa bao thanh toán chỉ là “một hình thức cấp tín dụng” đã khiến toàn bộ nội dung quy chế này lệch ra khỏi bản chất của nghiệp vụ bao thanh toán. Quan niệm này không thống nhất với quan niệm phổ biến về bao thanh toán trên thế giới. Bên cạnh chức năng tài trợ, đơn vị bao thanh toán còn cung cấp chức năng theo dõi sổ sách, thu nợ tiền hàng và bảo hiểm rủi ro. Đây chính là điểm khác nhau cơ bản của bao thanh toán so với việc cấp tín dụng thông thường. Đồng thời, định nghĩa bao thanh toán còn gây khó hiểu cho người sử dụng bởi sự nhập nhằng khi

định nghĩa “ bao thanh toán là hình thức cấp tín dụng của tổ chức tín dụng cho bên bán hàng thông qua việc mua lại các khoản phải thu”. Vì quan hệ tín dụng tách bạch và khác với quan hệ mua bán.

Thứ hai, Một điểm còn yếu trong hệ thống luật của Việt Nam về hoạt động

bao thanh toán được ông Jeroen Kohnstamm nêu ra trong báo cáo của mình tại hội thảo đó là trong hoạt động bao thanh toán sẽ diễn ra một bước quan trọng: “chuyển giao quyền đòi nợ” từ người bán hàng sang đơn vị bao thanh toán nhưng lại không thấy có quy định liên quan nào xác lập mối quan hệ này, như vậy việc chuyển giao này có được thừa nhận không, và trong trường hợp không được thừa nhận thì phải xử lý như thế nào (Huỳnh Thị Hương Thảo, 2008, Tạp chí Ngân hàng số 19 + 20).

Thứ ba, trong các văn bản pháp luật liên quan đều đề cập chi tiết là việc thực

hiện nghiệp vụ bao thanh toán phải được bên bán hàng và bên mua hàng thỏa thuận từ trước trong hợp đồng, điều này đã hạn chế phạm vi hoạt động của các tổ chức bao thanh toán cũng như quyền lợi được sử dụng dịch vụ này của những công ty bán hàng không có thỏa thuận từ trước trong hợp đồng.

Thứ tư, tại khoản 6 điều 1 Quyết định số 30/2008/QĐ-NHNN sửa đổi mục d,

đ, e khoản 1 điều 13 của Quy chế 1096 thành như sau:

“d. Bên bán hàng gửi văn bản thông báo về hợp đồng bao thanh toán cho bên mua hàng và các bên liên quan, trong đó nêu rõ việc bên bán hàng chuyển giao quyền đòi nợ cho đơn vị bao thanh toán và hướng dẫn bên mua hàng thanh toán cho đơn vị bao thanh toán.

đ. Bên mua hàng gửi văn bản cho bên bán hàng và đơn vị bao thanh toán xác nhận về việc đã nhận được thông báo và cam kết về việc thực hiện thanh toán cho đơn vị bao thanh toán. Trường hợp bên mua hàng không có văn bản cam kết thực hiện thanh toán cho đơn vị bao thanh toán thì việc tiếp tục thực hiện bao thanh toán giữa bên bán và đơn vị bao thanh toán sẽ do hai bên quyết định và tự chịu trách nhiệm khi có rủi ro phát sinh.

e. Bên bán hàng chuyển giao bảng kê kèm bản gốc hợp đồng mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ; chứng từ mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ và các chứng từ khác liên quan đến các khoản phải thu cho đơn vị bao thanh toán. Nếu tài liệu nêu trên là bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền thì sẽ do bên bán

hàng, đơn vị bao thanh toán thoả thuận và tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình khi có rủi ro phát sinh;”

Điều này đã gây khó khăn cho các tổ chức tín dụng Việt Nam khi thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán. Khi người bán gửi văn bản thông báo về hợp đồng bao thanh toán cho bên mua hàng, mà bên mua hàng không đồng ý, không gửi văn bản xác nhận về việc đã nhận thông báo thì sẽ gây khó khăn cho cả người bán và đơn vị bao thanh toán. Bởi vì, pháp luật sẽ không thừa nhận dịch vụ bao thanh toán nếu không có sự chấp nhận bằng văn bản của khách hàng phải trả nợ.

Thứ năm, một nguyên nhân nữa khiến bao thanh toán chưa được phổ biến ở

Việt Nam là do luật pháp của ta chưa nghiêm. Lợi ích của bao thanh toán là chỉ cần có hợp đồng và các hóa đơn thương mại đã được đóng dấu chuyển quyền sở hữu thì hợp đồng bao thanh toán sẽ được xem là cơ sở pháp lý trong trường hợp có tranh chấp. Nhưng ở Việt Nam, Quy chế 1096 chưa thừa nhận mối quan hệ chủ nợ của ngân hàng trong nghiệp vụ bao thanh toán. Hơn nữa, thủ tục tố tụng kinh tế và dân sự còn phức tạp: thời gian kéo dài, khó khăn trong thu thập chứng cứ, tài liệu, chi phí tốn kém, công tác thi hành án còn nhiều bất cập. Vì vậy việc khởi kiện tại Tòa án chưa thực sự là phương thức hiệu quả để bảo vệ quyền lợi cho các chủ nợ.

Thứ sáu, Chưa có sự phối hợp đồng bộ của các cơ quan chức năng. Hiện nay

các cơ quan như: NHNN, Bộ Tài chính, Tòa án vẫn chưa có nhận thức đồng bộ về bao thanh toán. Điều này khiến cho các NHTM dè dặt khi giới thiệu sản phẩm mới cho khách hàng, bởi đây không chỉ là nghiệp vụ ngân hàng mà còn liên quan đến các thủ tục về thuế, kiểm toán... Hơn nữa, khi xảy ra tranh chấp thì ngân hàng sẽ là người chịu thiệt vì không thể giải quyết nhanh chóng và hợp lý khi Tòa án chưa hoàn thiện kiến thức về bao thanh toán quốc tế. Đây cũng là một nguyên nhân khiến cho bao thanh toán chưa được hoàn thiện và phát triển ở nước ta.

Một phần của tài liệu Hoạt động bao thanh toán tại các ngân hàng thương mại việt nam, khảo sát thực tế tại vietcombank (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)