Các văn bản pháp quy hiện hành

Một phần của tài liệu Hoạt động bao thanh toán tại các ngân hàng thương mại việt nam, khảo sát thực tế tại vietcombank (Trang 30)

Xuất phát từ nhu cầu thị trường, NHNN đã ban hành “Quy chế hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng” theo Quyết định số 1096/2004/QĐ. Đến năm 2008, Quy chế này được sửa đổi và bổ sung một số nội dung theo Quyết định số 30/2008/QĐ-NHNN. Một số quy định cơ bản trong nghiệp vụ bao thanh toán tại Việt Nam hiện nay:

Đơn vị thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán

Tổ chức tín dụng thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán là các tổ chức tín dụng thành lập và hoạt động theo Luật các Tổ chức tín dụng, gồm:

 Ngân hàng thương mại Nhà nước.  Ngân hàng thương mại cổ phần.  Ngân hàng liên doanh.

 Ngân hàng 100% vốn nước ngoài.  Chi nhánh ngân hàng nước ngoài.  Công ty tài chính.

Điều kiện các khoản phải thu

Những khoản phải phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa/cung cấp dịch vụ hợp pháp. Trong hợp đồng này không có quy định cấm việc chuyển nhượng khoản phải thu. Và không thuộc trong những trường hợp dưới đây:

1. Phát sinh từ hợp đồng mua, bán hàng hoá bị pháp luật cấm. 2. Phát sinh từ các giao dịch, thoả thuận bất hợp pháp.

3. Phát sinh từ các giao dịch, thoả thuận đang có tranh chấp. 4. Phát sinh từ các hợp đồng bán hàng dưới hình thức ký gửi.

5. Phát sinh từ hợp đồng mua, bán hàng có thời hạn thanh toán còn lại dài hơn 180 ngày.

6. Các khoản phải thu đã được gán nợ hoặc cầm cố, thế chấp.

Thời hạn áp dụng

Thông thường thời hạn bao thanh toán căn cứ theo thời hạn còn lại của khoản phải thu nhưng không dài hơn 180 ngày.

Phƣơng thức bao thanh toán

Các phương thức được phép sử dụng trong bao thanh toán: bao thanh toán từng lần, bao thanh toán theo hạn mức, đồng bao thanh toán.

Bảo đảm cho nghiệp vụ bao thanh toán

Đơn vị bao thanh toán và bên bán hàng thỏa thuận áp dụng hoặc không áp dụng các biện pháp bảo đảm cho nghiệp vụ bao thanh toán. Các hình thức bảo đảm gồm: ký quỹ, cầm cố, thế chấp tài sản, bảo lãnh và các biện pháp bảo đảm khác theo quy định của pháp luật.

Hồ sơ yêu cầu

 Hồ sơ đề nghị ngân hàng cung cấp dịch vụ bao thanh toán cho khoản phải thu gồm có:

 Hồ sơ đăng ký: giấy đề nghị cấp hạn mức bao thanh toán, giấy đề nghị bao thanh toán.

 Hồ sơ về tư cách pháp nhân.  Hồ sơ về tình hình tài chính.

 Hồ sơ liên quan đến khoản phải thu: hợp đồng mua bán hàng hóa, hóa đơn bán hàng, phiếu xuất kho/biên bản giao nhận hàng hóa…

 Hồ sơ về tài sản đảm bảo: tài sản đảm bảo cho khoản ứng trước là tổng giá trị khoản phải thu nằm trong hạn mức bao thanh toán được ngân hàng chấp nhận.

 Hồ sơ khác theo yêu cầu của ngân hàng.

Ngoài các nguồn luật trong nước, hiện nay trên thế giới có 2 Công ước quốc tế điều chỉnh hoạt động bao thanh toán trên thế giới:

Công ƣớc UNIDROIT về bao thanh toán quốc tế (UNIDROIT Convention on International Factoring, Ottawa, Canada, 28 May 1988)

Công ước UNIDROIT về bao thanh toán quốc tế ra đời tháng 05/1988 xuất phát từ nhận thức bao thanh toán quốc tế đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển thương mại quốc tế và tầm quan trọng của việc áp dụng chung một quy tắc thống nhất để tạo một khuôn khổ pháp lý chung sẽ tạo điều kiện cho bao thanh toán

quốc tế phát triển trong khi vẫn duy trì sự cân bằng hợp lý giữa các bên khi tham gia vào hoạt động này. Tính đến tháng 05/2011, Công ước này đã có 15 nước ký, 7 nước phê chuẩn và có hiệu lực, 5 nước tuyên bố thừa nhận Công ước này. Công ước chỉ điều chỉnh hoạt động bao thanh toán quốc tế có hiệu lực từ ngày 01/05/1995 tại những quốc gia đã phê chuẩn hoặc thừa nhận công ước.

Công ƣớc Liên hợp quốc về việc chuyển nhƣợng các khoản phải thu trong thƣơng mại quốc tế (UNCITRAL, tháng 12/2001)

Trên thực tế, có rất nhiều quốc gia không có luật điều chỉnh việc chuyển nhượng các khoản phải thu như Ba Lan, Hungary, Áo… điều này đã gây trở ngại cho hoạt động bao thanh toán. Do đó, Hội đồng chung Liên hợp quốc đã thông qua Công ước Liên hợp quốc về việc chuyển nhượng các khoản phải thu trong thương mại quốc tế ngày 12/12/2001. Theo Điều 45 của Công ước thì Công ước sẽ có hiệu lực nếu có 15 nước tham gia kí kết, tuy nhiên hiện nay chỉ mới có ba nước tham gia kí kết nên Công ước chưa có hiệu lực thi hành.

Hiện tại Việt Nam chưa tham gia cả hai công ước này.

Một phần của tài liệu Hoạt động bao thanh toán tại các ngân hàng thương mại việt nam, khảo sát thực tế tại vietcombank (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)