Nâng cao nhận thức về nghiệp vụ baothanh toán

Một phần của tài liệu Hoạt động bao thanh toán tại các ngân hàng thương mại việt nam, khảo sát thực tế tại vietcombank (Trang 71)

Trong vai trò cung cấp dịch vụ bao thanh toán, các ngân hàng là chủ thể chịu trách nhiệm cao nhất trong việc nâng cao nhận thức của chính bản thân và khách hàng về nhu cầu mở rộng dịch vụ bao thanh toán. Các NHTM cần nhận thức đúng đắn về bao thanh toán, hiểu được lợi ích mà nó mang lại. Bên cạnh đó, cần xem đây là cơ hội đem lại lợi nhuận cho chính ngân hàng, do vậy tăng cường hiểu biết về nghiệp vụ này là điều rất cần thiết để thúc đẩy việc hoàn thiện và phát triển nó ở từng ngân hàng.

Để làm được điều này, từng NHTM cần xây dựng chương trình phổ biến về bao thanh toán ở đơn vị mình như: mời các chuyên gia bao thanh toán thế giới về giảng dạy nhằm nâng cao nhận thức của nhân viên cũng như tạo sự liên kết, hợp tác giữa các ngân hàng trong việc tổ chức những buổi giới thiệu nghiệp vụ này đến các đối tượng liên quan như đã tổ chức một lần vào đầu năm 2006 với sự tham gia của các chuyên gia đến từ Hiệp hội FCI.

Các NHTM nên coi trọng công tác tuyên truyền phổ cập kiến thức về bao thanh toán. Đồng thời có những chính sách khuyến khích triển khai bao thanh toán ở các ngân hàng nhằm tiến tới một sản phẩm chiến lược của một ngân hàng hiện đại mà không phải vì mục tiêu đa dạng hóa chính sách sản phẩm.

Đồng thời, các ngân hàng cũng chú trọng đến công tác quảng bá, marketing sản phẩm bao thanh toán đến các doanh nghiệp nhằm nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp. Các NHTM nên kết hợp nhiều phương pháp để đẩy mạnh hoạt động này:

Thứ nhất, các NHTM có thể thông qua hình thức quảng cáo đa dạng trên

phương tiện thông tin đại chúng như: truyền hình, báo đài, các tạp chí chuyên ngành (Tạp chí Ngân hàng, Tạp chí Công nghệ Ngân hàng, Thời báo Ngân hàng...) nhằm

phổ biến đến các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, mang lại thành công cho các doanh nghiệp khi tham gia vào thương trường đầy khốc liệt. Đồng thời, phải chứng minh được số nợ khó đòi của các doanh nghiệp không sử dụng dịch vụ này cao hơn so với các doanh nghiệp có sử dụng dịch vụ này, đặc biệt là những khoản tiền mà bao thanh toán tiết kiệm cho các doanh nghiệp qua các dịch vụ cung ứng.

Thứ hai, các ngân hàng cũng cần phải có băng rôn, áp phích, tờ rơi đặt tại

các vị trí dễ thu hút sự chú ý của khách hàng; giao diện và thông tin về sản phẩm bao thanh toán trên website cần cụ thể, ấn tượng hơn, hấp dẫn hơn.

Thứ ba, các ngân hàng có thể gửi thư trực tiếp đến khách hàng, đây là biện

pháp tiếp cận khách hàng thích hợp, có thể triển khai trên quy mô rộng với chi phí không cao. Tuy nhiên phương pháp này lại có hạn chế là không thể truyền tải được hết thông tin, do đó cần chuẩn bị kỹ lưỡng khi tiến hành phương pháp này, tránh việc làm phiền, tạo ấn tượng không tốt, ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu của ngân hàng.

Thứ tư, tổ chức hội thảo bao thanh toán: đây là một phương pháp tốt, đã

được một số ngân hàng như ACB, VCB, OCB, Techcombank, Sacombank... triển khai. Đây không phải đơn thuần là một hình thức quảng cáo mà là cung cấp kiến thức về bao thanh toán – một hình thức tài trợ thương mại cho các doanh nghiệp, giúp giải đáp thắc mắc cho các doanh nghiệp để họ yên tâm sử dụng. Các ngân hàng nên tổ chức hoạt động này thường xuyên để tiếp nhận các ý kiến phản hồi từ những khách hàng đã sử dụng, từ đó càng hoàn thiện sản phẩm bao thanh toán hơn nữa.

Một phần của tài liệu Hoạt động bao thanh toán tại các ngân hàng thương mại việt nam, khảo sát thực tế tại vietcombank (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)