0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank từ năm 2007 – 2011

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG BAO THANH TOÁN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM, KHẢO SÁT THỰC TẾ TẠI VIETCOMBANK (Trang 39 -39 )

Vì đặc thù của ngành ngân hàng là chịu nhiều ảnh hưởng từ chính sách vĩ mô liên quan đến tỷ giá, lãi suất, lạm phát, cung tiền… nên biến động của nền kinh tế trong thời gian qua ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của các NHTM. Tuy nhiên, với tiềm lực tài chính vững mạnh và bề dày kinh nghiệm 48 năm hoạt động, VCB đã vượt qua nhiều thách thức và phát triển ổn định hơn.

Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của VCB (2007 – 2011)

Đơn vị tính: tỷ đồng

2007 2008 2009 2010 2011

Huy động vốn 144.810 159.989 169.457 208.320 241.000 Dư nợ tín dụng 97.532 112.793 141.621 176.814 209.000 Tổng tài sản 197.408 221.951 255.496 307.496 367.000 Lợi nhuận sau thuế 2.407 2.728 3.945 4.236 5.697

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2011 và định hướng 2012)

Bảng 2.3 cho ta thấy các kết quả hoạt động kinh doanh của VCB tăng trưởng đồng đều các năm qua. Lợi nhuận sau thuế tăng trưởng ở mức độ trung bình là 21,7%, một tốc độ tăng trưởng khá cao so với mức tăng trưởng bình quân của tổng tài sản bình quân là khoảng 16%. Sau 2 năm tăng trưởng nóng (trên 24% trong năm 2009 và 2010), hoạt động tín dụng năm 2011 có chính sách thận trọng hơn. Tính

đến hết năm 2011 tổng dư nợ vào khoảng 209 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 18% dưới mức tối đa là 20% do NHNN quy định. Đồng thời VCB áp dụng hệ thống phân loại nợ theo Điều 7 Quyết định 493 (cả định tính và định lượng) nên phản ánh chính xác hơn các khoản vay, vì vậy tỷ lệ nợ xấu năm 2011 giảm xuống còn 2,03%.

2.3.3. Thực trạng bao thanh toán tại Vietcombank 2.3.3.1. Đối tượng khách hàng và thị trường

Từ tháng 10/2005 VCB trở thành thành viên của hiệp hội thanh toán quốc tế FCI và cung cấp dịch vụ bao thanh toán cho các hợp đồng thương mại nội địa và cả hợp đồng thương mại XNK với hầu hết các quốc gia trên thế giới. Đối tượng khách hàng sử dụng bao thanh toán tại VCB thuộc hai nhóm chính:

Doanh nghiệp bán hàng

 Muốn mở rộng thị trường, tìm kiếm khách hàng mới, tăng khả năng cạnh tranh bằng phương thức thanh toán trả chậm.

 Đang bán hàng bằng phương thức thanh toán trả chậm nhưng muốn được tài trợ và/hoặc đảm bảo rủi ro thanh toán của bên mua.

Doanh nghiệp mua hàng

 Muốn mua hàng với phương thức thanh toán T/T trả chậm trong vòng 90 ngày.

2.3.3.2. Sản phẩm bao thanh toán

Hiện nay, dịch vụ bao thanh toán của VCB là đa dạng nhất hệ thống NHTM Việt Nam, với đầy đủ hai hình thức bao thanh toán có truy đòi và miễn truy đòi. Các sản phẩm này thuộc 3 nhóm chính:

Nhóm sản phẩm bao thanh toán xuất khẩu

Sản phẩm nhập khẩu cơ bản (BASIC IMPORT): cung cấp dịch vụ theo dõi khoản phải thu và thu nợ.

Sản phẩm nhập khẩu tiêu chuẩn (STANDAR IMPORT): cung cấp dịch vụ theo dõi khoản phải thu, thu nợ, cho vay ứng trước và đảm bảo rủi ro tín dụng (do đại lý bên mua cung cấp).

Sản phẩm ưu đãi (PREMIUM DOMESTIC): cung cấp dịch vụ theo dõi khoản phải thu, thu nợ và cho vay ứng trước.

Sản phẩm nhập khẩu cơ bản (BASIC IMPORT): cung cấp dịch vụ theo dõi khoản phải thu và thu nợ.

Sản phẩm nhập khẩu tiêu chuẩn (STANDAR IMPORT): cung cấp dịch vụ theo dõi khoản phải thu, thu nợ và đảm bảo rủi ro tín dụng.

Nhóm sản phẩm bao thanh toán trong nƣớc:

Sản phẩm bao thanh toán tiêu chuẩn (STANDARD DOMESTIC): cung cấp dịch vụ theo dõi khoản phải thu, thu nợ cho vay ứng trước và đảm bảo rủi tín dụng.

Sản phẩm ưu đãi (PREMIUM DOMESTIC): cung cấp dịch vụ theo dõi khoản phải thu, thu nợ và cho vay ứng trước.

Ngoài những nhóm sản phẩm chính nói trên, Vietcombank linh động trong việc thỏa thuận cung cấp dịch vụ cho khách hàng nhằm đáp ứng nhu cầu cụ thể của khách hàng.

2.3.3.3. Cơ cấu tổ chức bộ phận bao thanh toán của VCB  Mô hình tổ chức bao thanh toán tại hội sở chính

Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức bao thanh toán tại hội sở chính

(Nguồn: Quy chế hoạt động bao thanh toán của Vietcombank)

Bộ phận đầu mối: thực hiện các giao dịch liên quan đến đại lý Bao thanh toán.

Bộ phận quan hệ: quan hệ ngân hàng đại lý.

Phòng thanh toán tổng hợp: nghiên cứu, xây dựng sản phẩm bao thanh toán và tập huấn cho toàn hệ thống VCB về quy trình nghiệp vụ và sản phẩm bao thanh toán, làm đầu mối giao dịch với các tổ chức bao thanh toán mà VCB là thành viên.

Phòng quản lý rủi ro tín dụng: thẩm định rủi ro, cấp, rà soát, sửa đổi bổ sung giới hạn bao thanh toán, hạn mức bao thanh toán cho khách hàng theo phân cấp thẩm quyền.

Phòng pháp chế: tư vấn cho đại lý bao thanh toán xuất khẩu, đầu mối phối hợp các bộ phận có liên quan để thực hiện các thủ tục pháp lý khởi kiện bên mua, bên bán tại Việt Nam trong trường hợp cần thiết.

Mô hình tổ chức bao thanh toán tại chi nhánh

Sơ đồ 2.2: Mô hình tổ chức bao thanh toán tại chi nhánh

(Nguồn: Quy chế hoạt động bao thanh toán của Vietcombank)

Bộ phận quan hệ khách hàng: maketing và bán sản phẩm bao thanh toán; thẩm định rủi ro, cấp và rà soát, sửa đổi bổ sung và giới hạn bao thanh toán, hạn mức bao thanh toán cho khách hàng; soạn thảo và trình ký hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ bao thanh toán với khách hàng theo phân cấp thẩm quyền, …

Bộ phận tác nghiệp bao thanh toán: bộ phận này có thể được biên chế thành phòng độc lập hoặc trực thuộc phòng kế toán – thanh toán tuỳ theo sự phân công của giám đốc chi nhánh. Có nhiệm vụ như sử dụng giới hạn bao thanh toán, hạn mức bao thanh toán và hạn mức đại lý bao thanh toán bên mua được cấp; tác nghiệp bao thanh toán cho các khách hàng trong phạm vi được uỷ quyền.

2.3.3.4. Quy trình thực hiện giao dịch

Bao Thanh toán trong nƣớc: là hình thức VCB cấp tín dụng ứng trước

cho bên bán hàng thông qua việc mua lại các khoản phải thu phát sinh từ việc mua bán hàng hóa trả chậm đã được bên bán hàng và bên mua hàng thỏa thuận trong hợp đồng mua, bán hàng hóa mà trong đó cả bên bán hàng và bên mua đều là người cư trú theo quy định pháp luật về quản lý ngoại hối.

Sơ đồ 2.3: Quy trình thực hiện bao thanh toán trong nƣớc tại VCB

(Nguồn: Quy chế hoạt động bao thanh toán của Vietcombank)

Bƣớc 1. bên bán giao hàng cho bên mua.

Bƣớc 3. Vietcombank ứng trước cho bên bán.

Bƣớc 4. Vietcombank tiến hành các thủ tục thu nợ từ bên mua khi đến hạn. Bƣớc 5. bên mua thanh toán tiền hàng cho Vietcombank.

Bƣớc 6. Vietcombank tất toán phần ứng trước và thanh toán phần còn lại

cho bên bán.

Bao Thanh toán xuất khẩu: là hình thức VCB tham gia vào quy trình bao

thanh toán cho hợp đồng thương mại quốc tế dưới hình thức cấp một khoản tiền ứng trước cho nhà xuất khẩu để nắm quyền quản lý bộ chứng từ thương mại và sổ sách liên quan. VCB sẽ thanh toán phần còn lại cho nhà xuất khẩu sau khi nhận được tiền thanh toán cho bộ chứng từ.

Sơ đồ 2.4: Quy trình thực hiện bao thanh toán xuất khẩu tại VCB

(Nguồn: Quy chế hoạt động bao thanh toán của Vietcombank)

Bƣớc 1. bên xuất khẩu giao hàng cho bên nhập khẩu.

Bƣớc 2. bên xuất khẩu xuất trình chứng từ tại Vietcombank.

Bƣớc 3. Vietcombank thông báo cho Đại lý bao thanh toán bên nhập và ứng

trước cho bên xuất khẩu.

Bƣớc 4. Đại lý bao thanh toán bên nhập khẩu tiến hành các thủ tục thu nợ từ

Bên Nhập khẩu khi đến hạn.

Bƣớc 5. Bên nhập khẩu thanh toán tiền hàng cho Đại lý bao thanh toán, Đại

lý bao thanh toán chuyển tiền cho Vietcombank.

Bƣớc 6. Vietcombank tất toán phần ứng trước và thanh toán phần còn lại cho

bên xuất khẩu.

Bao thanh toán nhập khẩu: là hình thức VCB tham gia vào quy trình bao

thanh toán xuất khẩu dưới hình thức cung cấp các dịch vụ bảo lãnh thanh toán, theo dõi và thu hộ các khoản phải thu cho bên đối tác nước ngoài là tổ chức thực hiện bao thanh toán xuất khẩu.

Sơ đồ 2.5: Quy trình thực hiện bao thanh toán nhập khẩu tại VCB

(Nguồn: Quy chế hoạt động bao thanh toán của Vietcombank)

Bƣớc 1. Bên xuất khẩu giao hàng cho bên nhập khẩu.

Bƣớc 2. Bên xuất khẩu xuất trình chứng từ tại Đại lý bao thanh toán bên xuất

khẩu.

Bƣớc 3. Đại lý bao thanh toán bên xuất khẩu thông báo cho Vietcombank và

ứng trước cho bên xuất khẩu.

Bƣớc 4. Vietcombank tiến hành các thủ tục thu nợ từ bên nhập khẩu khi đến

hạn.

Bƣớc 5. Bên nhập khẩu thanh toán tiền hàng cho Vietcombank,

Vietcombank chuyển tiền cho Đại lý bao thanh toán.

Bƣớc 6. Đại lý bao thanh toán bên xuất khẩu tất toán phần ứng trước và

thanh toán phần còn lại cho bên xuất khẩu. 2.3.3.5. Biểu phí dịch vụ, lãi suất

 Lãi suất

Lãi suất bao thanh toán là: lãi suất căn cứ theo lãi suất cho vay ngắn hạn thông thường của Vietcombank tại thời điểm bao thanh toán, lãi được tính trên mức ứng trước cho bên bán và số ngày thực tế kể từ ngày ứng tiền trước đến ngày thanh toán các khoản phải thu.

Tiền lãi được thanh toán tự động sau khi bên người mua/nhà nhập khẩu thanh toán khoản phải thu và được tính theo công thức:

(Số tiền ứng trƣớc * Số ngày sử dụng vốn thực tế * Lãi suất) / 30 ngày.

Trường hợp ngày đáo hạn khoản phải thu là ngày nghỉ, thì ngày đến hạn thanh toán là ngày làm việc kế tiếp và lãi vẫn được tính cho đến ngày thức tế thanh toán khoản phải thu.

 Phí

Phí dịch vụ bao thanh toán là số phần trăm giá trị khoản phải thu. Số tiền phí này người bán hàng thanh toán toàn bộ cho bên ngân hàng một lần vào thời điểm giải ngân.

Bên phía ngân hàng không có trách nhiệm hoàn lại phí và lãi bao thanh toán trong bất kỳ trường hợp bất kỳ nào.

Biểu phí cung ứng dịch vụ bao thanh toán do Vietcombank như sau:

Bảng 2.4: Biểu phí/lãi suất dịch vụ bao thanh toán của VCB

STT Dịch vụ Mức phí/Lãi suất

1 Khi Vietcombank là đại lý bên bán

1.1 Phí quản lý 0.10% - 0.20%/doanh số bao thanh toán 1.2 Phí xử lý hóa đơn 0 - 10 USD/hóa đơn hoặc phiếu ghi có 1.3 Phí đại lý BTT bên mua Theo thông báo của đại lý

1.4 Lãi suất ứng trước

1.4.1 đối với trường hợp bao thanh toán có bảo đảm rủi ro tín dụng

Lãi suất chiết khấu do VCB công bố từng thời kỳ cộng biên độ (0%-1%) 1.4.2 đối với trường hợp BTT không

có bảo đảm rủi ro tín dụng

Lãi suất cho vay thương mại ngắn hạn từng thời kỳ + biên độ (0%- 1%)

2 Bao thanh toán khi Vietcombank là đại lý bên mua

2.1 Phí thu nợ 0.20% - 0.50%/doanh số BTT thu nợ 2.2 Phí đảm bảo rủi ro (đã bao

gồm phí thu nợ)

0.50% - 1.5%/doanh số BTT bảo đảm

2.3 Phí xử lý hóa đơn 0 - 10 USD/hóa đơn hoặc phiếu ghi có

(Nguồn: Quy chế hoạt động bao thanh toán của Vietcombank)

2.3.3.6. Doanh số hoạt động bao thanh toán

Hoạt động bao thanh toán của VCB trong giai đoạn vừa qua có nhiều điểm tương đồng với tình hình chung của thị trường bao thanh toán Việt Nam. Doanh số bao thanh toán của VCB đều tăng qua các năm, chỉ riêng trong năm 2010 con số này bị giảm mạnh (giảm 8.845 nghìn Euro), mà nguyên nhân chính là do chạy đua lãi suất giữa các NHTM.

Bảng 2.5: Doanh số bao thanh toán của VCB (2007 – 2011)

Đơn vị tính: nghìn EUR, %

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011

Bao thanh toán nội địa 32.658 36.711 37.369 26.117 28.439 Tăng trưởng hàng năm (%) - 12,41 1,79 - 30,11 8,89 Bao thanh toán XNK 658 2.179 3.429 5.836 7.026 Tăng trưởng hàng năm (%) - 231,16 57,37 70,20 20,39 Tổng Doanh số 33.316 38.890 40.798 31.953 35.465

(Nguồn: Báo cáo nghiệp vụ bao thanh toán 2011 của VCB)

Nhìn vào Bảng 2.5, ta thấy doanh số bao thanh toán trong nước của VCB tăng mạnh trong giai đoạn 2007 – 2009 gần giống xu hướng thay đổi của doanh số bao thanh toán tại Việt Nam. Năm 2010 và 2011, doanh số bao thanh toán giảm sút đáng kể, chỉ đạt mức dưới 30 triệu euro. Điều này cho thấy các biến động của nền kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động bao thanh toán nội địa. Trong khi đó, doanh số bao thanh toán XNK lại tăng nhanh và đều đặn trong các năm qua. Điển hình là tốc độ tăng trưởng của năm 2008 đạt 231,16% và con số này thấp nhất cũng đạt 20,39% vào năm 2011. Biến động của nền kinh tế chỉ làm giảm tốc độ phát triển của doanh số bao thanh toán XNK, qua đó cũng cho thấy VCB có nhiều lợi thế phân khúc trong thị trường này.

Xu hướng thay đổi doanh số bao thanh toán của VCB được thể hiện qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.2: Doanh số bao thanh toán của VCB (2007 – 2011)

(Nguồn: Báo cáo nghiệp vụ bao thanh toán 2011 của VCB)

Doanh số bao thanh toán quốc tế của VCB tăng trưởng liên tục trong giai đoạn 2007 – 2011. Điều này chứng tỏ nghiệp vụ bao thanh toán XNK của VCB ngày càng chuyên nghiệp hơn, đáp ứng nhu cầu vốn của các doanh nghiệp XNK. Biểu đồ 2.2 cũng cho thấy doanh số bao thanh toán quốc tế chiếm tỷ trọng quá nhỏ trong cơ cấu (cao nhất là 19% năm 2011) cho nên tổng doanh số bao thanh toán chủ yếu biến đổi theo xu hướng thay đổi của doanh số bao thanh toán trong nước.

Là ngân hàng đứng đầu về lĩnh vực thương mại quốc tế, VCB đã chứng tỏ khả năng của mình trong thị trường bao thanh toán quốc tế. Trong giai đoạn 2007 – 2011, mặc dù có rất nhiều NHTM và Ngân hàng nước ngoài cung cấp sản phẩm bao thanh toán quốc tế tại Việt Nam nhưng doanh số bao thanh toán của VCB luôn chiếm thị phần đáng kể trong phân khúc thị trường này.

Bảng 2.6: Doanh số bao thanh toán XNK của VCB (2007 – 2011)

Đơn vị tính: nghìn EUR, %

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011

Doanh số BTT XK VCB 635 2.125 3.306 5.570 6.454

Doanh số BTT NK VCB 23 54 123 266 572

Doanh số BTT XNK VCB 658 2.179 3.429 5.836 7.026 Tăng trưởng hàng năm (%) - 231,16 57,37 70,20 20,39 Doanh số BTT XNK VN 1.943 5.024 5.013 25.142 25.000 Thị phần BTT XNK VCB/VN (%) 33,87 44,37 68,40 23,21 28,1

(Nguồn: Báo cáo nghiệp vụ bao thanh toán 2011 của VCB)

Trong phân khúc thị trường bao thanh toán quốc tế, Vietcombank luôn được nhắc tới với vị trí hàng đầu về doanh số lớn, cũng như lẫn tốc độ tăng trưởng của dịch vụ này qua các năm. Năm 2007 với doanh số gần 700.000 EUR thì chỉ sau đó 1 năm, năm 2008 con số này tăng lên hơn gấp 3 lần, đạt gần 2,2 triệu EUR và tới năm 2009 thì doanh số Vietcombank đã là gần 3,5 triệu EUR và tốc độ tăng trưởng gần 60%. Năm 2010 cũng là một năm thành công của bao thanh toán XNK, doanh số của hoạt động này tăng gấp 1,7 lần so với năm 2009 và con số này tiếp tục tăng hơn 20% trong năm 2011. Những con số này chứng tỏ cho VCB đã có sự phát triển vượt bậc trong nghiệp vụ này.

thanh toán của Vietcombank đã chiếm một thị phần rất đáng kể trong các hợp đồng bao thanh toán xuất nhập khẩu của Việt Nam, có thời điểm VCB chiếm gần 70% thị phần bao thanh toán XNK (năm 2009). Trong năm 2010 và 2011 số lượng ngân hàng cung cấp tăng lên trên 34 đơn vị bao thanh toán và nền kinh tế Việt Nam có nhiều biến động mạnh do khủng hoảng tài chính, vì vậy giữ vững vị trí dẫn đầu về doanh số bao thanh toán quốc tế là vấn đề đặt ra cho VCB. Doanh số bao thanh toán quốc tế của VCB chiếm lần lượt là 23,21% và 28,1% trong năm 2010 và 2011, đây là một thành công quan trọng trong nghiệp vụ bao thanh toán XNK của VCB.

Từ những thành quả đạt được của kết quả nghiệp vụ bao thanh toán của VCB đã cho thấy để đạt được những thành tựu ấy qua nhiều năm thì VCB đã nỗ lực marketing tốt về sản phẩm với các hoạt động như tổ chức những hội thảo về bao thanh toán, và xây dựng bản báo cáo về nghiệp vụ bao thanh toán 2 tháng/lần.

Tuy nhiên, nói đến mặt mạnh của Vietcombank thì chúng ta cũng nhắc tới một số hạn chế còn hiện hữu trong nghiệp vụ Bao thanh toán, từ bảng số liệu chúng ta cũng nhận ra đó là doanh số của nghiệp vụ bao thanh toán quốc tế trung bình chỉ bằng 10% so với doanh số bao thanh toán nội địa, với những con số còn khá khiêm tốn như trên thì cũng cho thấy được Vietcombank còn quá chú tâm tới những doanh nghiệp lớn trong phân khúc bao thanh toán XNK mà chưa thực sự chú tâm tới các

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG BAO THANH TOÁN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM, KHẢO SÁT THỰC TẾ TẠI VIETCOMBANK (Trang 39 -39 )

×