Hoàn thiện sản phẩm baothanh toán

Một phần của tài liệu Hoạt động bao thanh toán tại các ngân hàng thương mại việt nam, khảo sát thực tế tại vietcombank (Trang 68)

Việc xây dựng và đưa các sản phẩm vào thị trường không thể thiếu các quy trình hướng dẫn. Quy trình, quy chế chính là cái khung, bộ xương của sản phẩm. Đối với bao thanh toán cũng vậy, khi quy trình, quy chế chặt chẽ, hợp lý thì nghiệp vụ bao thanh toán mới có thể được triển khai nhanh chóng, hiệu quả.

thu hồi được vốn. Ngân hàng cần yêu cầu bên bán mua bảo hiểm cho khoản tiền ứng trước hoặc yêu cầu người mua sử dụng các dịch vụ bảo hiểm đảm bảo cho khoản phải thu. Nhất là đối với những mặt hàng có quy định mua bảo hiểm, nhất thiết phải yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm để đảm bảo việc thực hiện giao dịch cũng như thu hồi nợ.

Bao thanh toán là sản phẩm có những đặc điểm khác so với sản phẩm cho vay thông thường. Vì thế, ngân hàng cần xem xét để thiết lập hệ thống tính điểm dành riêng cho từng đối tượng khách hàng bao thanh toán. Cụ thể, ngân hàng không cần thẩm định dự án kinh doanh bên bán và khi có bảo hiểm cho khoản tiền ứng trước thì cũng không cần thẩm định khả năng thanh khoản của bên bán mà chỉ quan tâm đến khả năng thanh khoản của người mua. Đối với bên mua, ngân hàng cần yêu cầu kiểm toán độc lập để các báo cáo của doanh nghiệp chính xác hơn. Nhìn chung, bên bán là người yêu cầu ngân hàng bao thanh toán và rủi ro của ngân hàng chủ yếu đến từ bên mua, vì vậy cần chú trọng việc thẩm định người mua và giảm bớt các thủ tục không cần thiết cho người bán.

Bên cạnh đó, cần nới lỏng về điều kiện bao thanh toán có đảm bảo cho khách hàng. Vì điểm khác biệt giữa bao thanh toán với cho vay thông thường là không cần tài sản đảm bảo. Đồng thời, điều chỉnh thời gian truy đòi người bán theo thông lệ quốc tế: thay vì 15 ngày ở VCB, 30 ngày ở ACB thì phải kéo dài thời gian truy đòi người bán là 90 ngày kể từ ngày hóa đơn đến hạn.

Chính sách phí bao thanh toán phải phù hợp trong giai đoạn hiện nay

Các doanh nghiệp không chỉ quan tâm đến chất lượng dịch vụ mà còn quan tâm đến mức phí của ngân hàng. Bao thanh toán đem lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp bán hàng nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng thu được lợi nhuận sau khi bán hàng, do đó các ngân hàng cần cân nhắc mức phí sao cho phù hợp với hầu bao của doanh nghiệp. Hiện nay, mức phí và lãi suất dịch vụ bao thanh toán vào khoảng 2% – 5% doanh số được bao thanh toán, còn khá cao so với khả năng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta. Nhiều doanh nghiệp còn e ngại khi sử dụng dịch vụ này.

Tăng trưởng nóng tín dụng trong giai đoạn 2010 – 2011 đã dẫn đến hệ quả là lãi suất tín dụng tăng cao liên tục. Vì vậy muốn giảm chi phí bao thanh toán các

ngân hàng cần phối hợp chặt chẽ với NHNN để đưa lãi suất huy động xuống dưới 10% trong năm 2012. Để đạt điều này các ngân hàng cần phải thay đổi thiện chí nhằm hướng tới sự phát triển lành mạnh, đặc biệt là nhóm các ngân hàng lớn cần nắm vai trò chủ đạo trong chính sách lãi suất.

Trong những năm đầu triển khai này, các NHTM nên tập trung mở rộng kinh doanh hơn là nâng cao lợi nhuận, để tránh vấp phải bài học của nhiều nước chỉ nhắm đến lợi nhuận mà mất đi những khách hàng lớn do mức phí cao. Ngân hàng cần giảm phí xuống để thu hút khách hàng nhiều hơn, có sự điều chỉnh mức phí linh hoạt, không nhất thiết phải tính phí cố định. Có những doanh nghiệp chỉ cần phí thấp hơn một ít thì có thể chấp nhận sử dụng dịch vụ của ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng cần quan tâm, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng để có điều chỉnh phí phù hợp. Khi ngân hàng đã giảm mức phí thì có thể yêu cầu doanh nghiệp sử dụng những dịch vụ khác của mình.

Hoàn thiện chính sách sản phẩm bao thanh toán

Đến nay, sản phẩm bao thanh toán của các NHTM Việt Nam vẫn chưa đa dạng và phong phú, chưa đủ sức hấp dẫn các doanh nghiệp. Theo kinh nghiệm của các nước trên thế giới, cần phải phát triển đa dạng sản phẩm bao thanh toán để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.

Trước tiên, các ngân hàng cần triển khai bao thanh toán trong nước và bao thanh toán xuất khẩu có truy đòi nhưng không yêu cầu tài sản đảm bảo khi đã có kinh nghiệm và năng lực thì tiến tới bao thanh toán miễn truy đòi. Sau một thời gian khi số lượng khách hàng đã ổn định ngân hàng cần phân loại và xây dựng tiêu chuẩn cho từng nhóm khách hàng để từng bước xây dựng bao thanh toán theo phương thức phi truyền thống. Đồng thời, ngân hàng cần phát triển bao toán nhập khẩu. Nước ta thời gian qua kim ngạch nhập khẩu thường cao hơn kim ngạch xuất khẩu. Đây có thể xem là tiềm năng cho bao thanh toán nhập khẩu phát triển. Khi ngân hàng đã cung cấp bao thanh toán nhập khẩu thì có thể cung cấp bao thanh toán giáp lưng. Đây là hình thức bao thanh toán mà ngân hàng đứng ra bảo đảm khả năng thanh toán của người nhập khẩu và kí hợp đồng bao thanh toán trong nước với nhà nhập khẩu đó khi bán hàng cho các đại lý trong nước. Như vậy ngân hàng có thể kết hợp bao thanh toán nhập khẩu với bao thanh toán cho khách hàng trong

nước. Trên cơ sở đó, các ngân hàng tiến đến cung cấp bao thanh toán tuyệt đối khi có được sự hỗ trợ cần thiết từ phía NHNN.

Tuy nhiên quá trình hoàn thiện dịch vụ bao thanh toán không thể thực hiện trong một sớm một chiều mà phải cần thời gian, sự chỉ đạo hướng dẫn của NHNN, có sự góp ý của doanh nghiệp bên bán cũng như bên mua kết hợp với quá trình nghiên cứu bổ sung, sửa đổi quy chế của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Hoạt động bao thanh toán tại các ngân hàng thương mại việt nam, khảo sát thực tế tại vietcombank (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)