Doanh số baothanh toán tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Hoạt động bao thanh toán tại các ngân hàng thương mại việt nam, khảo sát thực tế tại vietcombank (Trang 35)

Theo số liệu thống kê của FCI, doanh số bao thanh toán của Việt Nam năm 2011 là 67 triệu Euro, chỉ tăng 2 triệu euro so với năm 2010. Trong giai đoạn 2007 – 2009, doanh số bao thanh toán cũng đã tăng nhanh đạt 43 triệu Euro, 85 triệu Euro và 95 triệu Euro lần lượt trong các năm 2007, 2008, 2009.

Bảng 2.1: Doanh số bao thanh toán tại Việt Nam (2007 – 2011)

Đơn vị: triệu euro, %

Năm

Nội địa Quốc tế

Tổng Doanh số Tỷ trọng (%) Doanh số Tỷ trọng (%) 2007 41 95,35 2 4,65 43 2008 80 94,12 5 5,88 85 2009 90 94,74 5 5,26 95 2010 40 61,54 25 38,46 65 2011 42 62,69 25 37,31 67

(Nguồn: Annual review 2011, Hiệp hội bao thanh toán FCI)

Nhìn vào Bảng 2.1 ta thấy: giai đoạn 2007 – 2009 doanh số bao thanh toán ngày càng tăng, nhất là năm 2008 doanh số bao thanh toán của Việt Nam tăng 97,67% so với năm 2007, tương đương 42 triệu euro. Doanh số bao thanh toán của nước ta tăng liên tục trong giai đoạn này là do nền kinh tế trong nước đang trên đà phát triển, xuất khẩu tăng trưởng cao, nhu cầu bao thanh toán nhiều. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng doanh số bao thanh toán năm 2009 giảm xuống còn 11,76%, vì thời gian này Việt Nam bắt đầu chịu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, hoạt động kinh doanh bị ảnh hưởng nên các doanh nghiệp xuất khẩu ít có nhu cầu sử dụng bao thanh toán, tuy nhiên doanh số bao thanh toán quốc tế vẫn được duy trì mức 5 triệu Euro như năm 2008. Còn bản thân nước ta vẫn chưa hội nhập sâu rộng nên ít bị tác động, hoạt động sản xuất kinh doanh nội địa vẫn diễn ra tương đối bình thường nên doanh số bao thanh toán nội địa vẫn tăng 10 triệu Euro.

Năm 2010, doanh số bao thanh toán giảm mạnh, từ 95 triệu Euro xuống còn 65 triệu Euro. Điều này có thể lý giải là do lãi suất cho vay trong năm 2010 tăng cao (có khi lên đến 18 – 19%) trong khi lãi suất năm 2009 là 9 – 9,5%. Vì lãi suất cho vay tăng cao nên chi phí dịch vụ bao thanh toán cũng tăng tương ứng. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến sự giảm sút doanh số bao thanh toán. Tuy nhiên, bao thanh toán XNK trong năm này tăng gấp 5 lần so với năm 2009 là do chính sách khuyến khích tăng trưởng tín dụng hỗ trợ xuất khẩu (bao gồm bao thanh toán quốc tế) của NHNN. Hơn nữa, xuất khẩu gặp nhiều rủi ro hơn nên các doanh nghiệp xuất khẩu muốn sử dụng bao thanh toán để nhanh thu hồi vốn, tiếp tục sản xuất. Mặt khác, các

doanh nghiệp XNK thường có tỷ suất lợi nhuận cao nên vẫn có thể sử dụng bao thanh toán để bảo đảm rủi ro tín dụng trong thương mại; trong khi đó các doanh nghiệp sản xuất trong nước gặp không ít khó khăn do biến động về lạm phát và tỷ giá nên khó có thể sử dụng dịch vụ bao thanh toán. Điều này đã lý giải tại sao tổng doanh số bao thanh toán giảm, trong khi doanh số bao thanh toán quốc tế thì tăng 400% trong năm 2010.

Sang năm 2011, tình trạng chạy đua lãi suất vẫn còn trong 3 quý đầu năm mặc dù NHNN đã ban hành Thông tư số 02/2011/TT-NHNN ngày 03/03/2011 quy định mức lãi suất huy động VND tối đa của các TCTD là 14%. Vì vậy NHNN đã tiếp tục ban hànhThông tư số 30/2011/TT-NHNN ngày 28/09/2011 nhằm kiên quyết hạ lãi suất huy động xuống 14%. Nhờ sự can thiệp cứng rắn của NHNN thị trường tín dụng cuối năm 2011 đã dần ổn định hơn. Nhìn chung, mặt bằng lãi suất cho vay của năm 2011 vẫn cao, dao động trong khoảng 17% – 20%. Lãi suất tín dụng giảm không đáng kể dẫn đến chi phí bao thanh toán vẫn cao nên doanh số bao thanh toán của thị trường Việt Nam năm 2011 chỉ tăng 2 triệu euro.

Xu hướng phát triển của bao thanh toán được thể hiện qua Biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.1: Doanh số bao thanh toán tại Việt Nam (2007 – 2011)

(Nguồn: Annual review 2011, Hiệp hội bao thanh toán FCI)

Mặc dù chiếm tỷ trọng chưa đáng kể nhưng doanh số bao thanh toán quốc tế dần chiếm lại vị thế trong các năm qua, nhất là giai đoạn 2009 – 2010 doanh số bao thanh toán tăng từ 5 triệu Euro lên 25 triệu Euro, chiếm tỷ trọng 38,46% năm 2010. Điều này chứng tỏ các ngân hàng đang ngày càng quan tâm phát triển bao thanh toán quốc tế để hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu đồng thời cũng cho thấy khả năng thực hiện nghiệp vụ này của các NHTM ngày càng nâng cao. Đồng thời chính

sách hỗ trợ phát triển tín dụng xuất nhập khẩu của NHNN đã có những tác động tích cực đến hoạt động bao thanh toán quốc tế cho nên doanh số bao thanh toán XNK vẫn duy trì tỷ trọng 37,31% trong năm 2011. Doanh số bao thanh toán nội địa luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số bao thanh toán (trên 94% giai đoạn 2007 – 2009 và 61,54% năm 2010). Điều này là do bao thanh toán nội địa dễ dàng thực hiện và ít tiềm ẩn rủi ro hơn bao thanh toán quốc tế.

Nếu so sánh với một số nước Châu Á, thì doanh số bao thanh toán của Việt Nam vẫn còn rất thấp.

Bảng 2.2: Doanh số bao thanh toán của một số quốc gia châu Á (2007 - 2011)

Đơn vị tính: triệu euro

(Nguồn: Annual review 2011, Hiệp hội bao thanh toán FCI)

Hoạt động bao thanh toán phát triển từ rất sớm ở các nước trong khu vực như: Trung Quốc, Singapore, Thái Lan, Malaysia. Đây lại là các nước có nền xuất khẩu phát triển nên doanh số bao thanh toán luôn đạt quy mô hơn hẳn thị trường Việt Nam. Tuy nhiên nền kinh tế phát triển cũng là nguyên nhân dẫn đến nhiều biến động lớn của doanh số bao thanh toán tại các quốc gia này trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế thế giới. Điển hình là Trung Quốc, doanh số bao thanh toán của nước này năm 2011 là 274.870 triệu Euro, gấp 8,3 lần con số này của năm 2007, nhưng chủ yếu sự tăng trưởng này là nhờ sự phục hồi kinh tế trong năm 2010 và 2011. Tuy doanh số bao thanh toán của Việt Nam tăng trưởng khá cao và ổn định, nhưng quy mô của bao thanh toán của Việt Nam so với các nước châu Á khác là rất nhỏ bé.

Một phần của tài liệu Hoạt động bao thanh toán tại các ngân hàng thương mại việt nam, khảo sát thực tế tại vietcombank (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)