Công tác quản lý chi trả chế độ BHXH

Một phần của tài liệu Chuyên đề tốt nghiệp: Đánh giá tình hình quản lý thu chi BHXH tại BHXH huyện Ninh Giang tỉnh Hải Dương giai đoạn 2003 đến 2010 (Trang 82)

IV. CÁC KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRONG THỜI GIAN QUA 1 Công tác quản lý thu BHXH

2. Công tác quản lý chi BHXH

2.4. Công tác quản lý chi trả chế độ BHXH

Từ 2003 đến nay, công tác quản lý chi trả chế độ BHXH ở huyện Ninh Giang được thực hiện theo đúng quy trình quản lý do BHXH Việt Nam quy định trong Điều lệ BHXH (trước năm 2007) và Luật BHXH cùng các quyết định, nghị định ban hành theo từng thời kỳ. Công tác quản lý từ khâu xét duyệt, giám định, thẩm định đến việc lập phiếu chi trả và tiến hành chi trả được cán bộ phụ trách BHXH huyện Ninh Giang thực hiện rất thận trọng, nguyên tắc, đảm bảo cho việc chi đúng, chi đủ, kịp thời và an toàn số tiền chi trả cho đối tượng được hưởng. Hàng năm thực hiện quản lý chặt chẽ các đối tượng hưởng chế độ BHXH hàng tháng; triển khai, tổ chức tốt công tác lưu trữ hồ sơ đối tượng; tiến hành báo cáo tổng hợp tình hình chi trả theo định kỳ tháng, quý, năm đầy đủ theo đúng quy định.

Việc chi trả ở BHXH Ninh Giang vừa được thực hiện trực tiếp, lại vừa gián tiếp: - Trực tiếp chi trả cho các đối tượng hưởng các trợ cấp như trợ cấp BHXH một lần, trợ cấp ốm đau, hoàn chi phí BHYT, lương hưu… Việc chi trả được thực hiện tại cơ quan, có cán bộ chuyên trách hướng dẫn đối tượng làm thủ tục lĩnh trợ cấp.

- Chi trả gián tiếp thông qua các đại lý chi trả tại các xã, BHXH ký kết hợp đồng đại lý chi trả với người đại diện các xã để hàng tháng thực hiện chi trả lương

hưu, trợ cấp BHXH cho các đối tượng hưởng tại các xã. Đồng thời, giám sát, kiểm tra việc thực hiện trách nhiệm của các đại lý thường xuyên nên việc chi trả được bảo đảm là đúng đủ, theo quy định đến tay các đối tượng. Đây là một hình thức chi trả rất thuận tiện cho cơ quan BHXH, tuy nhiên, khó quản lý các đại lý một cách chặt chẽ do địa bàn huyện tương đối rộng, các đại lý đa phần đều không có kiến thức chuyên môn về BHXH nên nhiều khi còn có đại lý mắc sai phạm.

- Ngoài ra, còn thực hiện chi trả trợ cấp ngắn hạn như trợ cấp ốm đau, thai sản, dưỡng sức, TNLĐ-BNN thông qua các đại diện của các đơn vị (thường là bộ phận kế toán ở đơn vị). Theo quy định hiện nay thì các đơn vị hàng tháng giữ lại 2% số phải nộp BHXH để chi trả cho chế độ ôm đau, thai sản được kịp thời cho đối tượng, và quyết toán, đối chiếu với cơ quan BHXH vào cuối mỗi quý.

Như vậy, trong 6 năm qua, công tác chi trả và quản lý chi trả các chế độ BHXH bắt buộc đã và đang được các cán bộ ở BHXH huyện Ninh Giang thực hiện rất tốt trên tinh thần tích cực, có trách nhiệm cao. Kết quả trên đạt được do một số nguyên nhân sau:

- Cơ quan BHXH huyện được BHXH tỉnh Hải Dương quan tâm chỉ đạo thực hiện bằng hệ thống các văn bản, quy định cụ thể do Giám đốc BHXH tỉnh ban hành, phù hợp với các quy định của BHXH Việt Nam.

- BHXH tỉnh sớm tập trung vào việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức để nâng cao trình độ nghiệp vụ, đáp ứng với những nhiệm vụ đòi hỏi ngày càng cao cho BHXH các huyện.

- Nhanh chóng tiến hành áp dụng công nghệ tin học vào quản lý, xét duyệt giải quyết chế độ cho các đối tượng.

- Thực hiện việc cải cách thủ tục hành chính theo hướng dẫn của ngành, đặc biệt là việc thực hiện chế độ “một cửa” trong việc tiếp nhận hồ sơ và giải quyết chế độ chính sách từ cuối năm 2007.

Một phần của tài liệu Chuyên đề tốt nghiệp: Đánh giá tình hình quản lý thu chi BHXH tại BHXH huyện Ninh Giang tỉnh Hải Dương giai đoạn 2003 đến 2010 (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w