Kết quả chi trả các chế độ BHXH giai đoạn 2003

Một phần của tài liệu Chuyên đề tốt nghiệp: Đánh giá tình hình quản lý thu chi BHXH tại BHXH huyện Ninh Giang tỉnh Hải Dương giai đoạn 2003 đến 2010 (Trang 78)

IV. CÁC KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRONG THỜI GIAN QUA 1 Công tác quản lý thu BHXH

2. Công tác quản lý chi BHXH

2.3. Kết quả chi trả các chế độ BHXH giai đoạn 2003

Từ khi thành lập tới nay, BHXH huyện Ninh Giang đã tổ chức chi trả lương hưu, các loại trợ cấp BHXH chủ yếu thông qua các đại lý chi trả tại các xã, thị trấn trong huyện, cụ thể là 28 đại lý; hoặc qua các đại diện kế toán tại các đơn vị SDLĐ; và một phần được chi trả trực tiếp tại cơ quan với một số chế độ như trợ cấp BHXH một lần, ốm đau, hay hoàn chi phí khám chữa bệnh BHYT. Hàng năm, BHXH huyện đã xây dựng kế hoạch chi cụ thể và làm việc với Ngân hàng, Công an huyện, thực hiện việc chi trả lương hưu, trợ cấp đều hoàn thành trước ngày 12 hàng tháng, luôn đảm bảo được an toàn tiền mặt, không nhầm lẫn và phục vụ được các nhiệm vụ của địa phương. Việc vận chuyển tiền giao cho các đại lý tại các UBND các xã đã tạo điều kiện cho các đại lý nhận tiền và chi trả trong ngày, không phải để tiền qua đêm. Các đại lý thì đều nhiệt tình, có trách nhiệm, tuân thủ nghiêm túc các quy định về quản lý đối tượng, chi trả chế độ, chính quyền các xã đặc biệt quan tâm đến việc đảm bảo an toàn trong những ngày chi trả BHXH.

Bảng 2.10 : Kết quả nhiệm vụ chi trong giai đoạn 2003 - 2008

Năm Tổng chi Chi từ NSNN Chi từ quỹ BHXH Số người (người) Số tiền (triệu đồng) Số người (người) Số tiền (triệu đồng) Số người (người) Số tiền (triệu đồng) 2003 4.609 27.728 4.170 24.285 439 3.443 2004 4.735 30.281 4.112 25.362 623 4.919 2005 4.854 37.571 4.072 30.069 782 7.502 2006 5.033 51.725 4.037 39.000 996 12.725 2007 5.134 66.919 3.993 48.852 1.141 18.067 2008 5.212 85.547 3.951 59.768 1.261 25.779 Bình quân 4.930 49.961,8 4.056 37.889,3 874 12.072,5

(Nguồn từ Báo cáo tổng hợp hàng năm của kế toán trưởng BHXH Ninh Giang) Bảng 2.11 : Tốc độ phát triển kết quả chi BHXH giai đoạn 2003 - 2008

Đơn vị: %

Năm Tổng chi Chi từ NSNN Chi từ quỹ BHXH Số người Số tiền Số người Số tiền Số người Số tiền

2003 - - - - - - 2004 2,7 9,2 - 1,4 4,4 41,9 42,9 2005 2,5 24,1 - 1 18,6 25,5 52,5 2006 3,6 37,7 - 0,9 29,7 27,4 69,6 2007 2 29,4 - 1,1 25,3 14,6 42,0 2008 1,5 27,8 - 1,1 22,3 10,5 42,7

(Nguồn từ Báo cáo tổng hợp hàng năm của kế toán trưởng BHXH Ninh Giang)

Qua hai bảng số liệu trên có thế thấy, giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2008: Tổng số người được hưởng và tổng số tiền chi trả trợ cấp BHXH hàng năm đều tăng không nhiều, với tốc độ tăng số tiền nhiều hơn tốc độ tăng số người. Như vậy, chính sách BHXH ngày càng đảm bảo lợi ích cho nhiều người lao động với mức thụ hưởng ngày càng tăng.

- Tổng số người được hưởng trợ cấp BHXH hàng năm tăng lên, song với tỷ lệ không cao: từ 1,5% (2008) đến 3,6% (2006); điều này là do có hai nhân tố chính tác động là: thứ nhất, số người được hưởng chi từ nguồn ngân sách hàng năm đều giảm song tỷ lệ giảm lại không cao (cao nhất chỉ là giảm 1,4%) và hơn nữa số người này lại luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số người được hưởng (năm 2003 chiếm 90,5%; năm 2008 chiếm 75,8%); thứ hai, số người được hưởng từ nguồn quỹ

BHXH hàng năm tăng lên với tỷ lệ rất cao (cao nhất là 41,9% năm 2003), song số người này lại có cơ cấu tương đối nhỏ trong tổng số người được chi (tỷ lệ cao nhất là 24,2% năm 2008).

- Tổng số tiền chi cho các năm đều tăng lên với tỷ lệ tương đối cao (cả số tiền chi từ ngân sách và chi từ quỹ): tổng chi tỷ lệ tăng thấp nhất là 9,2% năm 2003 tương ứng với 2.553 triệu đồng, tỷ lệ cao nhất là 37,7% năm 2006 tương ứng với 15.194 triệu đồng, những năm còn lại tỷ lệ và số tiền tăng cũng tương đối cao là 24,1% năm 2005, 29,4% năm 2007, 27,8% năm 2008. Trong khi đó, số tiền chi từ nguồn ngân sách luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi (87,6% năm 2003 - tỷ lệ cao nhất, 69,9% năm 2008 - tỷ lệ thấp nhất) lại có tốc độ tăng bằng một nửa tốc độ tăng số tiền chi từ quỹ BHXH.

- Tỷ trọng chi từ ngân sách đang giảm dần theo thời gian song vẫn còn cao.

Bảng 2.12: Tỷ trọng chi từ nguồn ngân sách nhà nước

Đơn vị: %

Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 2008

Số người 90,5 86,8 83,9 80,2 77,8 75,8

Số tiền 87,6 83,8 80 75,4 73 69,9

(Nguồn từ Báo cáo tổng hợp hàng năm của kế toán trưởng BHXH Ninh Giang)

Số người được hưởng và số tiền chi từ nguồn Quỹ BHXH hàng năm đều tăng với tỷ lệ khá cao. Trong giai đoạn từ 2003 đến 2008, tỷ trọng đó chi từ nguồn NSNN đã có dấu hiệu giảm tương đối: số người giảm từ 90,5% năm 2003 đến 75,8% năm 2008; số tiền giảm từ 87,6% năm 2003 đến 69,9% năm 2008. Như vậy có thể thấy, quỹ BHXH đã ngày càng lớn, có thể đáp ứng được nhu cầu chi trả trợ cấp BHXH và cũng ngày càng độc lập hơn so với nguồn Ngân sách. Tuy nhiên, tỷ trọng chi từ ngân sách vẫn còn rất cao (trên một nửa so với tổng), điều này là do đến nay vẫn còn nhiều đối tượng tham gia BHXH trước năm 1995 đang được hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH từ nguồn NSNN.

Kết quả chi trả theo từng chế độ như sau:

Bảng 2.13: Kết quả chi trả từng chế độ BHXH bắt buộc

Chế độ 2003 2004 2005 2006 2007 2008

Số tiền (triệu đồng) 23 15 31 54 53 90

Thai Số người (người) 84 108 116 162 254 467

Số tiền (triệu đồng) 230 266 338 579 996 1.902

Nghỉ Số người (người) 279 288 318 927 18 13

Số tiền (triệu đồng) 93 93 102 335 14 11

Hưu trí Số người (người) 2.685 2.653 2.608 2.559 2.502 2.449

Số tiền(triệu đồng) 20.106 21.19

8 25.298 32.763 41.044 50.080

Tử tuất Số người (người) 639 628 650 680 696 725

Số tiền(triệu đồng) 908 932 966 1.230 1.537 1.949

(Nguồn từ Báo cáo tổng hợp hàng năm của kế toán trưởng BHXH Ninh Giang)

- Chi quỹ ốm đau, thai sản: rất khó có thể dự báo và xây dựng kế hoạch chi cho quỹ này, mặc dù việc chi cho chế độ thai sản có xu hướng gia tăng rõ rệt qua các năm (cả về số người và số tiền), song chế độ ốm đau và nghỉ dưỡng sức lại có biến động không đều, bất thường, năm thì tăng, năm thì giảm, các mức tăng giảm cũng không đồng đều, cân đối giữa số người và số tiền chi: năm 2007 chi chế độ ốm đau giảm 96 người nhưng số tiền chỉ giảm có 1 triệu đồng; với chế độ nghỉ dưỡng sức năm 2007 có sự biến động lớn do việc áp dụng Luật BHXH với những quy định mới về việc chi trả cho chế độ này, do đó so với năm 2006 giảm 909 người, số tiền giảm 321 triệu đồng, năm 2008 số liệu này tiếp tục giảm.

- Chi quỹ hưu trí cho chế độ hưu trí và tử tuất: hàng năm việc chi trả quỹ này luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi BHXH đặc biệt với chế độ hưu trí. Trong giai đoạn qua, việc chi cho chế độ tử tuất tương đối đồng đều qua các năm cả về số người và số tiền chi, đều có sự biến động không đáng kể và có xu hướng gia tăng, năm sau lớn hơn năm trước. Còn chi cho chế độ hưu lại biến động: trong khi số người hưởng lương hưu hàng năm đều giảm với số lượng không nhiều thì số tiền chi lại tăng lên rất nhiều qua mỗi năm, trung bình mỗi năm giảm 40 người nhưng số tiền tăng 4.995,7 triệu đồng. Điều này là do đới sống kinh tế xã hội ngày càng phát triển nên tiền lương được làm căn cứ đóng BHXH luôn tăng lên theo thời gian, hệ số lương cho NLĐ trong tất cả các ngành nghề đều có xu hướng tăng lên, do đó kéo theo số tiền chi trả lương hưu tính cho từng người đều tăng lên tương đối.

Như vậy, hàng năm BHXH huyện Ninh Giang đã phải chi trả các trợ cấp cho các chế độ là rất lớn, trung bình là 10,135 triệu đồng/người/năm, năm sau thì luôn phải chi nhiều hơn năm trước, trong đó chi cho hưu trí luôn chiếm tỷ trọng lớn trung bình là 63,5%, một năm phải chi bình quân là 12,325 triệu đồng/người.

Tóm lại, trong 6 năm qua, BHXH huyện Ninh Giang đã nỗ lực, cố gắng kết hợp với các cơ quan chức năng khác như các đại lý chi trả, hệ thống ngân hàng, kho bạc, liên đoàn lao động trên địa bàn huyện để quá trình chi trả trợ cấp cho các đối tượng được tiến hành nhanh chóng, chính xác, kịp thời và đầy đủ. Với các chế độ trợ cấp hàng tháng được chi trả về tận địa phương nơi đối tượng cư trú trước ngày 12 hàng tháng, với chế độ ngắn hạn thì chỉ trong 7 ngày làm việc kể từ khi đơn vị báo cáo đến cơ quan BHXH là đối tượng có thể nhận được trợ cấp.

Một phần của tài liệu Chuyên đề tốt nghiệp: Đánh giá tình hình quản lý thu chi BHXH tại BHXH huyện Ninh Giang tỉnh Hải Dương giai đoạn 2003 đến 2010 (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w