Tính đặc thù của nghiệp vụ thu chi Bảo hiểm xã hộ

Một phần của tài liệu Chuyên đề tốt nghiệp: Đánh giá tình hình quản lý thu chi BHXH tại BHXH huyện Ninh Giang tỉnh Hải Dương giai đoạn 2003 đến 2010 (Trang 31)

IV. CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU CHI BẢO HIỂM XÃ HỘI 1 Vai trò và đặc điểm của công tác quản lý thu chi BHXH

2. Tính đặc thù của nghiệp vụ thu chi Bảo hiểm xã hộ

Hoạt động BHXH cũng giống như hoạt động của các quỹ tiền tệ , quỹ tín dụng khác đều thông qua cơ chế đóng góp trước, hưởng thụ sau. Tuy nhiên, hoạt động BHXH mang tính nhân văn, nhân đạo sâu sắc và là hoạt động phi lợi nhuận. Do đó, công tác thu - chi trong BHXH mang những đặc thù riêng:

2.1. Tính đặc thù của nghiệp vụ thu

- Quá trình tham gia đóng góp vào quỹ BHXH đã hình thành nên mối quan hệ xuyên suốt trong hoạt động BHXH. Đó là mối quan hệ diễn ra giữa ba bên là: bên tham gia BHXH, bên BHXH và bên được BHXH. Giữa các bên có quan hệ chặt chẽ

với nhau về nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi, trên cơ sở của pháp luật BHXH; đồng thời có sự ràng buộc, giám sát lẫn nhau về mức đóng và thời gian đóng BHXH, làm cơ sở pháp lý để thực hiện các chế độ BHXH.

- Trong quá trình thực hiện công tác thu đòi hỏi, cơ quan BHXH phải theo dõi chặt chẽ kết quả đóng BHXH của từng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp theo từng tháng. Từ đó ghi nhận kết quả đóng cho từng người lao động. Công việc này đòi hỏi tính chính xác cao, thường xuyên, liên tục và kéo dài trong nhiều năm.

- Công tác quản lý thu gồm 2 nghiệp vụ:

Nghiệp vụ kế toán thực hiện quản lý theo chế độ tài chính thực hiện thu tập trung vào tài khoản của cơ quan BHXH cấp dưới (cấp tỉnh, thành phố), sau đó chuyển lên quỹ BHXH trung ương đúng và kịp thời.

Nghiệp vụ quản lý thu BHXH theo danh sách lao động đăng ký đóng BHXH của từng cơ quan, đơn vị thường do các cấp quản lý:

+ Cấp tỉnh quản lý danh sách lao động, số tiền lương của đơn vị, cơ quan đăng ký đóng BHXH, có báo tăng, giảm hàng tháng để ghi nhận kết quả đóng vào hồ sơ gốc;

+ Cấp huyện, quận thực hiện việc đôn đốc, đối chiếu kết quả đóng BHXH của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong địa bàn quản lý và ghi nhận kết quả đóng cho từng lao động;

+ Các cơ quan, đơn vị tham gia BHXH có trách nhiệm quản lý thu và ghi nhận kết quả đóng BHXH cho từng NLĐ có sự giám sát, thẩm định của cơ quan BHXH.

- Nghiệp vụ thu BHXH gắn với hoạt động lao động cả đời người lao động, có tính kế thừa, do đó việc quản lý thu và lưu giữ sổ, biểu là hoạt động không có giới hạn về thời gian.

2.2. Tính dặc thù của nghiệp vụ chi

- Việc chi trả các chế độ BHXH diễn ra rất phức tạp bởi việc chi trả không chỉ diễn ra trong một năm cho các chế độ ngắn hạn mà còn trong thời gian dài, liên tục cho các chế độ dài hạn. Công tác này đòi hỏi phải quản lý và lưu trữ một số lượng hồ sơ lớn kéo dài trong nhiều năm.

chi cho chế độ hưu trí, tử tuất; lại vừa không được xác định trước các trợ cấp cho ốm đau, thai sản, TNLĐ và BNN. Do đó việc cân đối nguồn quỹ BHXH là điều rất khó thực hiện chính xác.

- Công tác quản lý chi trả đòi hỏi một nguồn nhân lực lớn, để thực hiện việc chi trả các chế độ hàng tháng tại tất cả các cụm dân cư do cơ quan BHXH quản lý và theo dõi. Thường cơ quan BHXH phải thiết lập mạng lưới chi trả thông qua các đại lý tại các cụm dân cư, các đơn vị hành chính. Các đại lý này sẽ thực hiện việc chi trả trợ cấp đến từng đối tượng được hưởng.

Một phần của tài liệu Chuyên đề tốt nghiệp: Đánh giá tình hình quản lý thu chi BHXH tại BHXH huyện Ninh Giang tỉnh Hải Dương giai đoạn 2003 đến 2010 (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w