Đặc điểm công tác thu chi và quản lý thu chi BHXH

Một phần của tài liệu Chuyên đề tốt nghiệp: Đánh giá tình hình quản lý thu chi BHXH tại BHXH huyện Ninh Giang tỉnh Hải Dương giai đoạn 2003 đến 2010 (Trang 30)

IV. CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU CHI BẢO HIỂM XÃ HỘI 1 Vai trò và đặc điểm của công tác quản lý thu chi BHXH

1.2. Đặc điểm công tác thu chi và quản lý thu chi BHXH

1.2.1 Đối với công tác thu và quản lý thu BHXH

- Thu BHXH là khâu đầu tiên có ý nghĩa quyết định đối với toàn bộ hoạt động của hệ thống BHXH.

- Thu BHXH có tính chu kỳ và thường lặp đi, lặp lại theo thời gian.

- Việc tổ chức và thực hiện công tác quản lý thu rất đa dạng, phức tạp do số lượng lao động, các đơn vị, tổ chức sử dụng lao động ngày càng tăng.

- Mức phí BHXH thường được tính dựa trên mức thu nhập hoặc mức tiền công, tiền lương của người lao động và phải được xác định là thu đúng, đủ, kịp thời để đáp ứng tốt nhất cho toàn bộ hoạt động của cả hệ thống.

- Thu phí BHXH có thể thực hiện trực tiếp hoặc gián tiếp, có thể thu bằng tiền mặt hoặc bằng chuyển khoản.

1.2.2. Đối với công tác chi và quản lý chi BHXH

- Việc chi trả trợ cấp các chế độ BHXH là khâu cuối cùng trong hoạt động BHXH, thực hiện mục đích bù đắp phần thu nhập đã mất hoặc giảm cho người được hưởng BHXH khi gặp rủi ro xã hội được bảo hiểm.

- Mức hưởng xác định dựa trên cơ sở là mức tiền lương, tiền công hoặc mức thu nhập đã đóng BHXH và được quy đinh rõ ràng, chặt chẽ cho từng chế độ.

- Quá trình thực hiện chi luôn được giám định và xét duyệt chặt chẽ nhằm đảm bảo chi đúng đối tượng, tránh thất thoát quỹ BHXH.

- Chi trả BHXH vừa mang tính chu kỳ với các chế độ chi trả hàng tháng, vừa không mang tính chu kỳ với các chế độ chi trả mang tính bất thường như ốm đau, thai sản, TNLĐ, BNN, trợ cấp một lần.

Một phần của tài liệu Chuyên đề tốt nghiệp: Đánh giá tình hình quản lý thu chi BHXH tại BHXH huyện Ninh Giang tỉnh Hải Dương giai đoạn 2003 đến 2010 (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w