Công tác quản lý thu BHXH

Một phần của tài liệu Chuyên đề tốt nghiệp: Đánh giá tình hình quản lý thu chi BHXH tại BHXH huyện Ninh Giang tỉnh Hải Dương giai đoạn 2003 đến 2010 (Trang 73)

IV. CÁC KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRONG THỜI GIAN QUA 1 Công tác quản lý thu BHXH

1.3. Công tác quản lý thu BHXH

- Giai đoạn trước khi thực hiện Luật BHXH (trước năm 2007):

BHXH huyện Ninh Giang thực hiện việc quản lý thu BHXH theo quy định của Điều lệ BHXH ban hành kèm theo Quyết định 12/CP năm 1995, và các quyết định về việc sửa đổi bổ sung qua các năm 1998, 1999… Việc quản lý thu trong giai đoạn này chủ yếu được thực hiện thủ công thông qua các mẫu văn bản theo quy định của BHXH Việt Nam và sổ BHXH đã cấp cho các đối tượng. Phương thức quản lý này gặp phải nhiều khó khăn trong việc lưu trữ thông tin, tính toán thu phí chính xác, mất nhiều thời gian làm thủ tục giải quyết các quy trình thu BHXH.

- Giai đoạn 2007 đến nay:

Luật BHXH được thực thi với nhiều quy định mới được ban hành, trong đó có quyết định về việc quy định quản lý thu BHXH, BHYT bắt buộc, cơ quan BHXH tiến hành công tác quản lý thu theo đúng quy trình được quy định của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam và Giám đốc BHXH tỉnh Hải Dương. Năm 2008, chuyển toàn bộ thông tin dữ liệu về đối tượng tham gia BHXH vào quản lý trên phần mềm quản lý thu BHXH, việc quản lý được thuận lợi và chính xác hơn rất nhiều so với trước. Đồng thời việc thực hiện cơ chế một cửa, cải cách hành chính cũng đã tạo điều kiện cho việc quản lý công tác thu nhanh chóng, giảm bớt được các áp lực công việc đối với các cán bộ thu.

- Quản lý các đối tượng tham gia BHXH tham gia trên hệ thống phần mềm; - Phân công các đơn vị quản lý cho các cán bộ thu BHXH, bình quân mỗi cán bộ quản lý từ 30 đến 40 đơn vị SDLĐ. Đơn vị thuộc cán bộ nào quản lý và theo dõi hàng tháng thực hiện thủ tục nộp BHXH và báo cho cán bộ đó, đồng thời báo cáo các phát sinh liên quan như báo tăng, giảm hoặc điều chỉnh về tiền lương, số lao động… để cán bộ thu đó nắm bắt tình hình, cập nhật thông tin vào phần mềm và sổ BHXH cho từng NLĐ.

- Cuối mỗi quý, năm cơ quan BHXH cùng các đơn vị sử dụng lao động đối chiếu, xác nhận danh sách đối tượng tham gia BHXH, BHYT; quỹ tiền lương, mức nộp BHXH, BHYT làm cơ sở để xác định mức nộp cho quý sau, năm sau; đồng thời lấy đó làm căn cứ lập các báo cáo tổng hợp thu gửi tới BHXH tỉnh, các cơ quan quản lý trong huyện.

- Quản lý, đôn đốc số nợ đọng BHXH của một số đơn vị, theo phân công các cán bộ thu thông báo tình hình nợ đọng đến các đơn vị còn nợ đọng, đôn đốc họ nhanh chóng thực hiện việc nộp các khoản nợ và lãi nộp chậm vào tài khoản thu của cơ quan.

Những năm qua tình hình nợ đọng BHXH ở BHXH huyện Ninh Giang như sau:

Bảng 2.7 :Tình hình nợ đọng BHXH

Đơn vị: nghìn đồng

Năm Số tiền phải

thu Số tiền đã thu

Số còn nợ đọng Tỷ lệ nợ đọng (%) 2003 4.904.546 4.845.383 64.163 1,31 2004 5.357.315 5.390.146 0 0 2005 7.176.576 6.912.060 264.516 3,69 2006 9.980.253 9.296.737 683.516 6,85 2007 13.946.753 14.001.502 0 0 2008 17.504.155 16.850.390 653.765 3,73

(Nguồn từ Báo cáo thu BHXH, BHYT bắt buộc các năm của BHXH Ninh Giang)

Qua số liệu trên có thể thấy, tình trạng nợ đọng số tiền BHXH vẫn tồn tại trong các năm 2003, 2005, 2006, 2008, nhưng nhìn chung tỷ lệ nợ đọng tương đối thấp (cao nhất là 6,85% năm 2006) và chủ yếu tập trung ở một số đơn vị chỉ tham gia

BHYT, một số đơn vị hợp tác xã hoặc UBND xã, một số doanh nghiệp mới thành lập. Nguyên nhân chủ yếu là vào cuối mỗi năm, các đơn vị này chưa kịp chuyển tiền phải nộp BHXH cho cơ quan BHXH. Năm 2006, là năm có số tiền nợ đọng cao nhất là 683.516.000 đồng (bằng 6,85%); sau đó đến năm 2008 với số tiền nợ đọng là 653.765.000 đồng (bằng 3,73%); năm 2005 số tiền nợ đọng không nhiều lắm, 264.516.000 đồng (bằng 3,69%) nhưng tỷ lệ nợ đọng thì gần bằng tỷ lệ nợ năm 2008; năm 2003 số nợ rất thấp, chỉ có 64.163.000 đồng (bằng 1,31%).

Một điều rất đáng khích lệ là năm 2004 và năm 2007, tỷ lệ thu BHXH đạt rất cao, do đó không những không có nợ đọng BHXH mà tỷ lệ thu còn đạt trên 100%. Mặc dù năm 2006, số nợ đọng phải chuyển sang năm 2007 tương đối lớn; song nhờ có công tác tích cực vận động, đôn đốc của các cán bộ chuyên thu, đồng thời việc áp dụng quy định mới trong Luật BHXH như tính lãi cho khoản nộp chậm, các đơn vị đã tự giác hơn, nhanh chóng thực hiện việc đóng nộp BHXH đúng đủ theo quy định cho cơ quan.

Như vậy, trong giai đoạn 2003 - 2008, công tác thu và quản lý thu ở BHXH Ninh Giang đã đạt được những kết quả tương đối tốt, góp một phần quan trọng vào thành tích đạt được trong công tác thu của BHXH tỉnh Hải Dương.

Một phần của tài liệu Chuyên đề tốt nghiệp: Đánh giá tình hình quản lý thu chi BHXH tại BHXH huyện Ninh Giang tỉnh Hải Dương giai đoạn 2003 đến 2010 (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w