Kết quả thu BHXH giai đoạn 2003

Một phần của tài liệu Chuyên đề tốt nghiệp: Đánh giá tình hình quản lý thu chi BHXH tại BHXH huyện Ninh Giang tỉnh Hải Dương giai đoạn 2003 đến 2010 (Trang 65)

IV. CÁC KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRONG THỜI GIAN QUA 1 Công tác quản lý thu BHXH

1.2. Kết quả thu BHXH giai đoạn 2003

Ngay từ khi thành lập, BHXH huyện Ninh Giang luôn xác định nhiệm vụ thu BHXH là nhiệm vụ trọng tâm của toàn ngành. Do đó, hàng năm, khi nhận được kế hoạch giao thu từ BHXH tỉnh Hải Dương, BHXH huyện Ninh Giang đã sớm triển khai kế hoạch thực hiện thu BHXH trên cơ sở số lao động và quỹ tiền lương của các đơn vị SDLĐ được phân cấp quản lý trên địa bàn huyện. Hàng tháng, các cán bộ thu đã chủ động hướng dẫn các chế độ thu nộp BHXH và cùng các đơn vị đối chiếu tăng giảm; đồng thời gắn việc thu nộp BHXH với việc thanh toán các chế độ BHXH.

Trong giai đoạn 2003 đến 2008, nhờ có sự chỉ đạo tốt công tác thu BHXH, BHYT bắt buộc của ban Giám đốc BHXH huyện, BHXH tỉnh, BHXH huyện Ninh Giang đã xây dựng và thực hiện nghiêm túc quy trình thu BHXH; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan đoàn thể trong huyện và cùng với sự làm việc tích cực của 5 cán bộ trực tiếp quản lý theo dõi, đôn đốc các đơn vị SDLĐ chấp hành việc nộp BHXH, BHYT bắt buộc đúng, đủ theo đúng quy định. Những năm qua, hoạt động thu BHXH, BHYT ở BHXH huyện Ninh Giang đã đạt được nhiều kết quả đáng kích lệ, được thể hiện trong bảng tổng hợp kết quả thu BHXH, BHYT sau:

Bảng 2.2: Kết quả thu BHXH, BHYT bắt buộc giai đoạn 2003 - 2008

Năm Số đơn vị SDLĐ Số LĐ (ngườ i) Số thu kế hoạch (triệu đồng) Số thu thực tế (triệu đồng) Tốc độ tăng trưởng thu (%) Tỷ lệ hoàn thành KH (%) 2003 135 3.317 5.020 4.845 - 97 2004 140 4.050 5.150 5.390 11,2 105 2005 152 3.990 6.395 6.912 28,2 108 2006 163 5.718 8.700 9.296 34,5 107 2007 169 6.686 12.364 14.001 50,6 113 2008 204 7.070 16.573 16.851 20,4 102 Bình quân 161 5139 9.033,667 9.549,167 - 105,7

Qua bảng có thế thấy, giai đoạn 2003 - 2008, kết quả thu BHXH, BHYT của BHXH huyện Ninh Giang khá cao và năm sau luôn cao hơn năm trước:

- Số đơn vị SDLĐ tham gia BHXH hàng năm tăng lên thấp nhất là 5 đơn vị với tốc độ 3,7% (năm 2004 so với 2003), cao nhất là 35 đơn vị với tốc độ đạt 20,7% (năm 2008 so với 2007), trung bình mỗi năm có 161 đơn vị tham gia BHXH.

Số NLĐ tham gia BHXH, BHYT ở các đơn vị hàng năm cũng tăng lên tương đối thấp nhất là 384 lao động với tốc độ là 5,7% (năm 2008 so với 2007), cao nhất là 968 lao động với tốc độ là 16,9% (năm 2007 so với 2006); chỉ riêng có năm 2005 là giảm so với 2004 là 60 lao động tương đương 1,5% (tỷ lệ không đáng kể); trung bình thì mỗi năm có 5139 lao động tham gia BHXH, BHYT bắt buộc ở BHXH huyện Ninh Giang.

Như vậy, việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc hàng năm được thực hiện rất tốt, đạt được mục tiêu kế hoạch đặt ra, góp phần mở rộng quỹ BHXH và tạo điều kiện cho nhiều người được hưởng lợi ích từ chính sách BHXH (bộ phận quan trọng trong hệ thống An sinh xã hội Quốc gia).

- Số thu thực tế hàng năm thu được cũng tăng lên với tốc độ khá cao thấp nhất là 11,2% năm 2004 tương ứng với 545 triệu đồng, cao nhất là 50,6% năm 2007 tương ứng với 4.705 triệu đồng. Số đã thu hầu hết các năm đều vượt kế hoạch được giao (trừ năm 2003 không đạt kế hoạch) tới vài phần trăm đặc biệt năm 2007 vượt kế hoạch tới 13%. Trung bình mỗi năm, BHXH huyện Ninh Giang đã thu 9549,167 triệu đồng, đạt 105,7% bình quân kế hoạch được giao và đã thu bình quân 1,86 triệu đồng/lao động, 59,3 triệu đồng/đơn vị SDLĐ.

Trong giai đoạn 2003 - 2008, BHXH huyện Ninh Giang đã thu được một nguồn quỹ BHXH khá lớn đặc biệt năm 2007 là năm đầu tiên thực thi Luật BHXH, đã gặp không ít khó khăn vậy mà kết quả đạt được rất tốt, đã tạo nguồn quỹ BHXH tăng đến 50,6% so với năm 2006 và đạt trên 14 tỷ đồng, một kết quả rất đáng mừng. Năm 2008, trước những tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, BHXH huyện vẫn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao và còn thu hút thêm được số lượng lớn các đơn vị tham gia là 35 đơn vị, nhưng số lượng lao động tăng thêm lại

không cao so với các năm khác, chỉ đạt 384 lao động. Lý do chính là các đơn vị gặp khó khăn về tài chính lên đã cắt giảm lao động, số lượng lao động trong các đơn vị đã giảm nhiều, đặc biệt ở các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh.

Đạt được kết quả trên là do có sự nỗ lực, cố gắng, tinh thần trách nhiệm rất cao của đội ngũ cán bộ chuyên môn nghiệp vụ thu nói riêng và tất cả cán bộ, công chức, viên chức, ban lãnh đạo của BHXH huyện Ninh Giang nói chung. Ngoài ra, còn có sự tác động của một số yếu tố như:

- Sự tích cực tham gia của Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện chỉ đạo các cấp, các ngành, phối hợp với các cơ quan đoàn thể trong huyện tổ chức tuyên truyền, thực hiện chế độ chính sách về BHXH, BHYT; cùng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc ở các doanh nghiệp; tăng cường công tác thanh, kiểm tra việc thực hiện BHXH ở các đơn vị SDLĐ.

- BHXH tỉnh Hải Dương, BHXH Việt Nam, Chính phủ đã ban hành nhiều quy định phù hợp, cụ thể, chi tiết hướng dẫn các cơ quan BHXH huyện thực hiện các công tác nghiệp vụ một cách thuận lợi nhất. Đặc biệt là việc dần đưa các ứng dụng công nghệ thông tin với phần mềm quản lý thu BHXH, BHYT tạo điều kiện cho việc quản lý tốt, cập nhật và lưu trữ đầy đủ thông tin của các đối tượng tham gia BHXH, làm cơ sở theo dõi thời gian, tiền lương, chức danh nghề nghiệp, giải quyết chế độ BHXH; nhờ đó, việc thu BHXH được tính chính xác, thuận lợi.

- Một yếu tố ảnh hưởng khá lớn đến tăng trưởng số tiền BHXH thu được là mức tiền lương cơ bản làm căn cứ đóng BHXH hàng năm đều tăng. Từ năm 2003 - 2008 đã tăng tiền lương tối thiểu đến 4 lần: năm 2003 là 290.000 đồng, năm 2005 là 350.000 đồng, năm 2006 là 450.000 đồng, năm 2007 là 540.000 đồng.

- Một yếu tố nữa là qua các năm từ 2003 - 2007 nền kinh tế nước ta đạt được tốc độ tăng trưởng khá cao và ổn định, do đó điều kiện về kinh tế rất thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng sản xuất và có điều kiện tham gia BHXH cho các lao động tốt hơn.

1.2.1. Công tác thu BHXH ở khối hành chính sự nghiệp:

Khối hành chính sự nghiệp ở huyện Ninh Giang bao gồm: các đơn vị hành chính huyện như Chi cục thuế Ninh Giang, Toà án huyện, Viện kiểm soát nhân dân, Huyện uỷ, UBND huyện, phòng Giáo dục, Bệnh viện đa khoa huyện, phòng Thống kê, phòng Thi hành án, Trung tâm Y tế, phòng Y tế…; các trường tiểu học, THCS tại 28 xã - thị trấn; các trường THPT trên địa bàn huyện; trung tâm hướng nghiệp dạy nghề ở Ninh Giang. Đây là khối công lập của địa phương với lao động chủ yếu là các cán bộ công chức Nhà nước đã được biên chế, và 100% đều được hưởng lương từ Ngân sách nhà nước, các cán bộ được giao nhiệm vụ làm công tác BHXH đều có trình độ về nghiệp vụ kế toán. Do đó, việc lập danh sách đăng ký lao động và quỹ tiền lương đăng ký tham gia BHXH, danh sách tăng giảm lao động, đối chiếu trích nộp hàng tháng đầy đủ, kịp thời, chính xác, đúng quy định của Nhà nước.

Kết quả thu đạt được như sau:

Bảng 2.3: Kết quả thu BHXH, BHYT bắt buộc ở các đơn vị hành chính sự nghiệp Đơn vị: triệu đồng Năm Số đơn vị (đơn vị) Số LĐ (người ) Tổng quỹ lương Số tiền phải thu Số tiền đã thu Tỷ lệ thu (%) 2003 70 1.698 16.918 3.755 3.810 101,5 2004 72 1.896 16.204 3.714 3.764 101,3 2005 74 1.863 20.408 5.419 5.409 99,8 2006 76 1.773 25.036 5.889 5.935 100,8 2007 76 1.819 30.944 7.223 7.163 99,2 2008 80 1.903 39.483 9.739 9.260 95,1

(Nguồn từ Báo cáo thu BHXH, BHYT bắt buộc các năm của BHXH Ninh Giang)

Khối này có số đơn vị và số lượng lao động tham gia rất đông và thường chiếm tỷ trọng lớn trong Tổng số đơn vị và lao động tham gia BHXH trên địa bàn huyện. Các kết quả đạt được trong công tác thu ở các đơn vị này tương đối ổn định qua các năm: số đơn vị SDLĐ và số lao động tham gia hàng năm biến động lên không đáng kể (tăng từ 2 - 4 đơn vị, số lao động biến động trong khoảng 100 người); tổng quỹ

lương, số tiền BHXH phải thu, số tiền BHXH đã thu hàng năm tăng lên chủ yếu do có sự thay đổi về tiền lương tối thiểu. Tỷ lệ thu các năm thường rất cao: năm 2003, 2004, 2006 đều trên 100%; năm 2005, 2007 xấp xỉ 100%; riêng chỉ có năm 2008 tỷ lệ thu thấp hơn hẳn các năm khác, điều này là do nền kinh tế năm 2008 gặp nhiều khó khăn, một số đơn vị đã lạm dụng quỹ đóng BHXH đơn vị mình để chi cho việc khác nên còn chịu nợ một phần số phải nộp cho cơ quan BHXH.

1.2.2. Công tác thu BHXH ở khối doanh nghiệp sản xuất:

BHXH quản lý khối doanh nghiệp sản xuất gồm có các doanh nghiệp Nhà nước và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Ngay từ những ngày đầu thành lập các doanh nghiệp này, BHXH huyện Ninh Giang đã phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp để tuyên truyền chế độ chính sách và hầu hết các doanh nghiệp đều nhiệt tình tham gia BHXH cho các lao động làm việc tại doanh nghiệp. Hàng tháng thực hiện công tác thu, đối chiếu tăng giàm kịp thời, do đó số thu hàng năm đều đạt kế hoạch được giao.

Kết quả đạt được trong các năm như sau:

Bảng 2.4: Kết quả thu BHXH, BHYT bắt buộc ở các đơn vị sản xuất kinh doanh Đơn vị: triệu đồng Năm Số đơn vị (đơn vị) Số LĐ (người) Tổng quỹ lương Số tiền phải thu Số tiền đã thu Tỷ lệ thu (%) 2003 8 102 1.347,9 347,7 344,5 99,08 2004 5 83 706,0 166,0 166,2 100,12 2005 5 77 799,5 215,7 208,0 96,43 2006 7 1.661 6.453,6 1.519,6 1.169,3 76,95 2007 9 2.416 12.943,0 3.395,0 3.395,1 100,00 2008 11 2.237 17.967,5 4.265,5 4.267,0 100,03

(Nguồn từ Báo cáo thu BHXH, BHYT bắt buộc các năm của BHXH Ninh Giang)

Trên địa bàn huyện, có khoảng trên 30 cơ sở, đơn vị sản xuất kinh doanh, chủ yếu là các doanh nghiệp tư nhân với quy mô và số lao động còn nhỏ (thường là dưới 11 người một đơn vị). Tuy nhiên, số đơn vị đã tham gia BHXH còn ít (thường dưới 10 đơn vị), chủ yếu là một số doanh nghiệp sản xuất lớn với quy mô vài chục hoặc

hàng trăm lao động trở lên. Số đơn vị tham gia BHXH hàng năm có tăng nhưng không nhiều, dao động trong 2 đơn vị. Số lao động, tổng quỹ lương từ năm 2003 đến 2005 còn rất thấp, năm 2004, 2005 chỉ có 5 đơn vị SDLĐ với số lao động chưa được 100 người, tổng quỹ lương chưa được một tỷ đồng. Tỷ lệ thu những năm này tương đối cao, năm 2004 đạt trên 100%.

Từ năm 2006 đến 2008 số lao động đã tăng lên rất nhanh: năm 2006 tăng 1.584 lao động (bằng 2.057%) so với năm 2005, năm 2007 tăng 755 lao động (bằng 45,5%) so với 2006 và chủ yếu là tăng ở các đơn vị doanh nghiệp ngoài quốc doanh (do việc sản xuất kinh doanh thuận lợi, quy mô sản xuất mở rộng). Tổng quỹ lương cũng tăng lên rất đáng kể: năm 2006 tăng 5.654,1 triệu đồng (bằng 707,2%) so với 2005; năm 2007 tăng 6.489,4 triệu đồng (bằng 100,6%) so với 2006; năm 2008 tăng 5.024,5 triệu đồng (bằng 38,8%) so với năm 2007. Do đó, số tiền BHXH phải thu và đã thu được cũng tăng tương ứng. Năm 2006, tỷ lệ thu chỉ đạt 76,95%, điều này chủ yếu là do một số đơn vị mới mở rộng sản xuất kinh doanh, còn gặp nhiều khó khăn về tài chính, công ty mẹ lại không ở trong tỉnh nên việc chuyển tiền về đóng BHXH còn chậm so với quy định, hơn nữa năm này cũng chưa có chế tài xử phạt đối với việc nộp chậm nên các doanh nghiệp thực hiện chưa nghiêm chỉnh quy định đóng nộp BHXH cho BHXH Ninh Giang. Từ năm 2007 trở đi việc áp dụng Luật BHXH với quy định tính lãi nộp chậm 8% một năm, các doanh nghiệp đã tự giác và thực hiện đóng nộp BHXH hàng tháng rất tốt, năm 2007 và 2008 tỷ lệ thu đều đạt trên 100%.

1.2.3. Công tác thu khối xã và hợp tác xã:

BHXH huyện Ninh Giang thực hiện quản lý thu với các cán bộ công tác tại UBND, hợp tác xã, các quỹ tín dụng của 28 xã - thị trấn trên địa bàn huyện. Kết quả thu BHXH như sau:

Bảng 2.5: Kết quả thu BHXH, BHYT bắt buộc với cán bộ xã

Đơn vị: triệu đồng Năm Số đơn vị (đơn vị) Số LĐ (người) Tổng quỹ lương Số tiền phải thu Số tiền đã thu Tỷ lệ thu (%) 2003 28 549 3.071,2 598,3 613,9 102,6

2004 34 564 3.104,3 553,5 541,0 97,7

2005 44 570 4.012,1 1.197,9 916,1 76,5

2006 40 714 6.145,7 1.874,0 1.608,7 85,8

2007 54 752 8.392,0 2.245,0 2.090,2 93,1

2008 54 649 8.336,7 2.149,2 2.006,9 93,4

(Nguồn từ Báo cáo thu BHXH, BHYT bắt buộc các năm của BHXH Ninh Giang)

Các số liệu kết quả thu ở các đơn vị xã này tương đối ổn định qua các năm, biến động không nhiều. Tuy nhiên, trong 6 năm qua số đơn vị, số lao động đã tăng lên do việc thành lập và tham gia BHXH của các hợp tác xã tại 28 xã - thị trấn qua mỗi năm đều tăng. Tỷ lệ thu năm 2003 đạt rất cao (trên 100%) do năm này chỉ có khối UBND xã tham gia BHXH nên việc đóng nộp ở các đơn vị rất đầy đủ và đúng quy định. Những năm còn lại tỷ lệ thu đều không được đạt 100%, thậm chí năm 2005 chỉ đạt 76,5, năm 2006 đạt 85,5, có nguyên nhân chủ yếu những năm này các hợp tác xã và các quỹ tín dụng tại các xã mới thành lập, hầu hết các đơn vị này nhận lương từ Ngân sách xã, nguồn thu hàng năm ít, việc chi tiêu thường bị lạm dụng vào nguồn quỹ trích đóng BHXH, sau đó mới tìm cách bù đắp lại, do đó việc đóng góp BHXH thường chậm và không đủ so với quy định.

1.2.4. Công tác thu khối chỉ tham gia BHYT và các loại hình khác:

Theo quy định của Chính phủ và BHXH Việt Nam, BHXH huyện Ninh Giang tiến hành công tác thu BHYT bắt buộc đối với những đối tượng chỉ tham gia BHYT gồm các đại biểu HĐND 28 xã - thị trấn, các thân nhân sĩ quan quân đội và thân nhân của Lữ đoàn 513 - quân khu 3 đóng trên địa bàn. Kết quả đạt được trong 6 năm như sau:

Bảng 2.6: Kết quả thu BHYT bắt buộc các đơn vị chỉ tham gia BHYT Đơn vị: triệu đồng Năm Số đơn vị (đơn vị) Số LĐ (người) Tổng quỹ lương Số tiền phải thu Số tiền đã thu Tỷ lệ thu (%) 2003 29 764 1.295,7 39,3 32,6 83,0 2004 28 1.303 4.260,7 134,5 129,0 95,9 2005 28 1.229 3.843,0 121,1 91,5 75,6 2006 29 1.312 5.855,0 205,6 90,7 44,1 2007 29 1.381 7.416,5 337,4 275,3 81,6 2008 29 1.781 8.339,8 344,0 330,2 96,0

(Nguồn từ Báo cáo thu BHXH, BHYT bắt buộc các năm của BHXH Ninh Giang)

Số người tham gia BHYT thuộc đối tượng trên tăng hàng năm, tổng quỹ lương đóng BHYT cũng tăng lên do đó số tiền phải thu và số tiền thu được cũng tăng lên. Tỷ lệ thu một số năm còn thấp như: năm 2006 chỉ đạt 44,1%, năm 2005 là 75,6%, hầu hết các đơn vị đều nợ đọng BHXH với số tiền tương đối lớn, thậm chí có đơn vị còn nợ 100% số phát sinh trong năm. Nguyên nhân chủ yếu là do Ngân sách các xã gặp khó khăn việc trích nộp BHYT cho các cán bộ HĐND còn chậm chạp và thiếu hụt; các thân nhân sĩ quan được tham gia BHYT được đóng góp từ quỹ tiền của đơn vị quân đội, các đơn vị này thường chậm chễ chuyển tiền về BHXH huyện; một số đơn vị còn có dấu hiệu không nhiệt tình tham gia BHYT; do đó đóng nộp BHYT không kịp thời hạn theo quy định. Từ năm 2007, việc áp dụng lãi suất nộp chậm tính bằng 8% một năm đã tác động đến ý thức tham gia đầy đủ và theo quy định của các đơn vị rất nhiều, do đó tỷ lệ thu đã tăng lên tương đối, năm 2007 là 81,6%, năm

Một phần của tài liệu Chuyên đề tốt nghiệp: Đánh giá tình hình quản lý thu chi BHXH tại BHXH huyện Ninh Giang tỉnh Hải Dương giai đoạn 2003 đến 2010 (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w