Nội dung cơ bản các chế độ BHXH bắt buộc

Một phần của tài liệu Chuyên đề tốt nghiệp: Đánh giá tình hình quản lý thu chi BHXH tại BHXH huyện Ninh Giang tỉnh Hải Dương giai đoạn 2003 đến 2010 (Trang 26)

4. Bảo hiểm xã hội ở Việt Nam

4.3. Nội dung cơ bản các chế độ BHXH bắt buộc

(1)Chế độ ốm đau:

Mục đích của chế độ là giúp cho NLĐ có được khoản trợ cấp thay thế thu nhập bị mất do không làm việc.

nghỉ việc và có xác nhận của cơ quan y tế; hoặc có con dưới 7 tuổi bị ốm đau, phải nghỉ việc để chăm sóc con và có xác nhận của cơ sở y tế.

Mức hưởng là 75% ngày lương làm căn cứ đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

Thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau:

- Trong điều kiện làm việc bình thường hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, có hệ số phụ cấp khu vực 0,7 trở lên, được nghỉ tối đa 30 hoặc 40 ngày/năm; 40 hoặc 50 ngày/năm; 60 hoặc 70 ngày/năm tương ứng với thời gian đã đóng BHXH là dưới 15 năm; từ đủ 15 đến dưới 30 năm; từ đủ 30 năm trở lên.

- Trong trường hợp con ốm, thời gian nghỉ tối đa là 20 ngày/năm nếu con dưới 3 tuổi; 15 ngày/năm nếu con từ đủ 3 đến 7 tuổi.

- Nếu mắc bệnh thuộc danh mục cần điều trị dài ngày được nghỉ tối đa 180 ngày/năm.

(2)Chế độ thai sản:

Mục đích: tạo điều kiện cho NLĐ có điều kiện cần thiết để nuôi dưỡng con nhỏ và phục hồi sức khoẻ sau khi sinh.

Điều kiện hưởng: NLĐ nữ mang thai; NLĐ nữ sinh con; NLĐ nhận nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi.

Mức hưởng: 100% mức bình quân tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

Thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp:

- 4 tháng nếu làm việc ở điều kiện bình thường;

- 5 tháng nếu làm việc ở điều kiện nặng nhọc, độc hại…; - 6 tháng đối với lao động nữ là người tàn tật;

- Nếu sinh đôi trở lên, từ con thứ 2, cứ mỗi con được nghỉ thêm 30 ngày; các trường hợp đặc biệt khác được cũng được quy định cụ thể trong Luật BHXH.

(3)Chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp:

Mục đích: đảm bảo thu nhập, ổn định cuộc sống cho NLĐ không may bị TNLĐ hoặc BNN trong quá trình làm việc.

Điều kiện hưởng: NLĐ đang đóng BHXH bị TNLĐ hoặc mắc bệnh thuộc danh mục BNN dẫn đến suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên.

Mức hưởng:

- Trợ cấp một lần cho NLĐ bị suy giảm 5% khả năng lao động là 5 tháng lương tối thiểu chung; bị suy giảm từ 5% - 30% khả năng lao động, cứ thêm 1% thì hưởng thêm 0,5 tháng lương tối thiểu chung; ngoài ra, còn hưởng thêm 0,5 tháng nếu đã đóng BHXH dưới 1 năm, sau đó cứ thêm 1 năm đóng BHXH thì hưởng thêm 0,3 tháng tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ;

- Trợ cấp một lần cho trường hợp NLĐ chết do bị TNLĐ, BNN thì ngoài hưởng chế độ tử tuất theo quy định, thân nhân NLĐ còn được hưởng 36 tháng lương tối thiểu chung;

- Trợ cấp hàng tháng cho NLĐ bị suy giảm 31% khả năng lao động bằng 30% mức lương tối thiểu chung; bị suy giảm từ 31% trở lên, cứ thêm 1% suy giảm thì hưởng thêm 2% mức lương tối thiểu chung; ngoài ra, còn hưởng thêm 0,5% nếu đã đóng BHXH dưới 1 năm, sau đó cứ thêm 1 năm đóng BHXH thì hưởng thêm 0,3% mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH tháng liền kề trước khi nghỉ.

(4)Chế độ hưu trí:

Mục đích: cung cấp khoản thu nhập hàng tháng thay thế cho phần thu nhập không được nhận từ khi nghỉ công tác do tuổi già.

Điều kiện hưởng:

- NLĐ hưởng lương hưu hàng tháng khi có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên và nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi; hoặc nam từ đủ 55 - 60 tuổi, nữ từ đủ 50 - 55 tuổi có đủ 15 năm làm nghề nặng nhọc, nguy hiểm, nơi làm việc có hệ số phụ cấp khu vực 0,7 trở lên. NLĐ có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên, bị suy giảm từ 61% khả năng lao động trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn nếu nam đủ 50 tuổi trở lên, nữ đủ 45 tuổi trở lên; hoặc có đủ 15 năm làm việc đặc biệt nặng nhọc, nguy hiểm trở lên.

- NLĐ hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu khi đã đóng BHXH trên 30 năm với nam, trên 25 năm với nữ.

- Trợ cấp BHXH một lần với NLĐ đủ tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đủ 20 năm đóng BHXH; hoặc bị suy giảm 61% khả năng lao động trở lên; hoặc sau một năm nghỉ việc không đóng BHXH và có nhu cầu nhận trợ cấp BHXH.

Mức hưởng:

- Lương hưu hàng tháng bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH cho 15 năm đóng BHXH đầu tiên, từ năm thứ 16 trở đi, cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thì tính thêm 2% đối với nam, 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%. Với NLĐ nghỉ hưu trước tuổi do bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì tỷ lệ % hưởng lương hưu sẽ bị giảm đi 1% cho mỗi năm nghỉ trước tuổi.

- Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu, mức trợ cấp tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho mỗi năm đã đóng BHXH kể từ năm thứ 31 hoặc 26 trở đi.

- Trợ cấp một lần được hưởng bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho mỗi năm đã đóng BHXH.

(5)Chế độ tử tuất:

Mục đích: hỗ trợ thân nhân NLĐ một phần thu nhập của gia đình bị thiếu hụt do NLĐ tử vong.

Điều kiện hưởng:

- Trợ cấp mai táng: người lo mai táng cho các đối tượng tử vong là NLĐ đang đóng BHXH; đang bảo lưu thời gian đóng BHXH; đang hưởng lương hưu; đang hưởng trợ cấp TNLĐ, BNN hàng tháng đã nghỉ việc.

- Trợ cấp tuất hàng tháng: đối tượng chết là NLĐ đã đóng BHXH 15 năm trở lên nhưng chưa hưởng BHXH một lần; đang hưởng lương hưu; chết do TNLĐ, BNN; đang hưởng trợ cấp TNLĐ, BNN hàng tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên. Thân nhân NLĐ là con chưa trưởng thành; vợ hoặc chồng đủ tuổi về hưu trở lên, hoặc chồng đủ 60 tuổi, vợ đủ 55 tuổi trở lên bị suy giảm 81% khả năng lao động trở lên; cha mẹ NLĐ phải nuôi dưỡng. Các thân nhân (trừ con) không có thu nhập hoặc thu nhập thấp hơn mức lương tối thiểu chung.

trợ cấp tuất hàng tháng. Mức hưởng:

- Trợ cấp mai táng: 10 tháng lương tối thiểu chung.

- Trợ cấp hàng tháng: mỗi thân nhân đủ điều kiện được hưởng trợ cấp bằng 50% mức lương tối thiểu chung; nếu một người chết, số thân nhân hưởng trợ cấp không vượt quá 4 người.

- Trợ cấp một lần: đối với người đang làm việc hoặc đang bảo lưu thời gian đóng BHXH chết, thân nhân hưởng bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương đóng BHXH cho mỗi năm đã đóng BHXH. Đối với người đang hưởng lương hưu chết, thân nhân được hưởng 48 tháng lương hưu nếu chết trong 2 tháng đầu hưởng lương, và cứ hưởng thêm 1 tháng lương hưu thì mức trợ cấp giảm 0,5 tháng lương hưu.

Một phần của tài liệu Chuyên đề tốt nghiệp: Đánh giá tình hình quản lý thu chi BHXH tại BHXH huyện Ninh Giang tỉnh Hải Dương giai đoạn 2003 đến 2010 (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w