Quy trình chi Bảo hiểm xã hộ

Một phần của tài liệu Chuyên đề tốt nghiệp: Đánh giá tình hình quản lý thu chi BHXH tại BHXH huyện Ninh Giang tỉnh Hải Dương giai đoạn 2003 đến 2010 (Trang 61)

III. CƠ CHẾ QUẢN LÝ THU CHI BHX HỞ BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN NINH GIANG, TỈNH HẢI DƯƠNG

3. Quy trình chi Bảo hiểm xã hộ

Giám đốc BHXH tỉnh Hải Dương quy định quy trình chi trả, giải quyết hưởng các chế độ BHXH bắt buộc bao gồm các việc:

3.1. Quy trình cấp giấy giới thiệu giám định khả năng lao động

- Bảo hiểm xã hội huyện tiếp nhận hồ sơ đề nghị giám định khả năng lao động của đơn vị sử dụng lao động, đơn vị quản lý đối tượng, đối tượng; sau đó bàn giao hồ sơ về phòng Tiếp nhận - Quản lý hồ sơ (BHXH tỉnh);

- Phòng Tiếp nhận - Quản lý hồ sơ nhận hồ sơ đề nghị giám định từ BHXH huyện, rồi chuyển cho phòng Chế độ chính sách;

- Phòng Chế độ chính sách thực hiện nghiệp vụ cấp giấy giới thiệu theo quy định; - Thực hiện trả hồ sơ, giấy giới thiệu cho đơn vị theo giấy hẹn.

3.2. Quy trình giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khoẻ hồi sức khoẻ

- Tổ tiếp nhận hồ sơ nhận hồ sơ từ đơn vị sử dụng lao động, đối tượng, bàn giao cho cán bộ thu, chính sách theo quy định;

- Cán bộ chính sách nhận hồ sơ, kiểm tra thủ tục hồ sơ, tính pháp lý của hồ sơ; đối chiếu, thẩm định danh sách đề nghị hưởng chế độ ốm đau, thai sản, kiểm tra xác định tiền lương, thời gian đóng nộp BHXH của từng NLĐ;

- Thực hiện nghiệp vụ xét duyệt chế độ theo quy định, đóng dấu đã duyệt chứng từ gốc và lập danh sách duyệt theo quy định;

- Chuyển hồ sơ đã duyệt cho lãnh đạo BHXH huyện kiểm tra, ký duyệt;

- Chuyển một bộ danh sách duyệt cho kế toán trưởng để ra thông báo quyết toán theo mẫu;

- Trả hồ sơ cho đơn vị lao động;

- Cuối quý lập báo cáo tổng hợp giải quyết chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khoẻ chuyển cho lãnh đạo BHXH huyện ký và chuyển nộp về BHXH tỉnh theo quy định.

3.3. Quy trình giải quyết hưởng chế độ TNLĐ và BNN, trợ cấp BHXH một lần, tử tuất, hưu trí lần, tử tuất, hưu trí

- BHXH huyện tiếp nhận hồ sơ từ đơn vị sử dụng lao động, chuyển hồ sơ về phòng Tiếp nhận - Quản lý hồ sơ (BHXH tỉnh);

- Phòng Tiếp nhận - Quản lý hồ sơ nhận hồ sơ, bàn giao hồ sơ cho phòng Chế độ, chính sách (BHXH tỉnh) theo quy định;

- Phòng Chế độ chính sách tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra thủ tục hồ sơ, tính pháp lý; dự thảo các Quyết định hưởng cho từng chế độ; ký thẩm định vào bản xác nhận quá trình đóng BHXH theo sổ BHXH, bản điều chỉnh lương để tính hưởng chế độ BHXH; viết tỷ lệ hưởng trợ cấp TNLĐ-BNN vào trang cuối sổ BHXH; hoặc đóng dấu vào trang đầu và cuối sổ BHXH “đã giải quyết chế độ trợ cấp BHXH một lần” hoặc “đã giải quyết chế độ tử tuất” hoặc “đã giải quyết chế độ hưu thường xuyên”; chuyển hồ sơ Trưởng phòng ký duyệt thẩm định;

- Hồ sơ được chuyển tới phòng Kế hoạch - Tài chính để thẩm định số tiền trên quyết định hưởng và giấy báo nhận tiền, đồng thời ký thẩm định và ghi ngày tháng nhận tiền vào giấy báo nhận tiền;

- Phòng Chế độ chính sách nhận lại hồ sơ, sắp xếp theo trình tự chuyển Giám đốc BHXH tỉnh ký; chuyển văn thư đóng dấu chuyển trả phòng Tiếp nhận Quản lý hồ sơ;

- Đối với chế độ hưu trí, phòng chế độ chính sách nhập dữ liệu và chuyển dữ liệu cho phòng Cấp và quản lý sổ, thẻ để in thẻ BHYT cho đối tượng về hưu thường xuyên trong tháng;

- Trả hồ sơ và thẻ BHYT về Tổ tiếp nhận hồ sơ BHXH huyện;

- BHXH huyện trả hồ sơ và thẻ BHYT cho đơn vị hoặc báo cho đối tượng tới nhận hồ sơ; phòng Kế toán tiến hành chi trả tiền cho đối tượng được hưởng theo giấy lĩnh tiền và quy định.

- Cuối tháng, quý, năm Kế toán BHXH huyện thực hiện tổng hợp báo cáo số tiền chi, số đối tượng cho Giám đốc để báo cáo lên BHXH tỉnh.

Một phần của tài liệu Chuyên đề tốt nghiệp: Đánh giá tình hình quản lý thu chi BHXH tại BHXH huyện Ninh Giang tỉnh Hải Dương giai đoạn 2003 đến 2010 (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w