Bài học kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam

Một phần của tài liệu Phát triển tín dụng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cố phần Công Thương - Chi nhánh Đăk Nông (Trang 53)

Việc phân tích, đánh giá rút ra các bài học kinh nghiệm của các NHTM nƣớc ngoài tại Việt Nam để phát huy các mặt tích cực và hạn chế tối đa các tác động tiêu cực đối với NHTM của Việt Nam là rất cần thiết. Từ những kinh nghiệm

đƣợc nêu ra ở trên, có thể rút ra một số bài học cho việc phát triển tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Việt Nam nhƣ sau:

Thứ nhất, cần có chiến lƣợc phát triển đa dạng, linh hoạt các sản phẩm tín dụng cá nhân trên cơ sở căn cứ vào tình hình chung của thị trƣờng và phù hợp với nhu cầu thực tế của từng nhóm đối khách hàng cá nhân.

Thứ hai, phát triển kênh phân phối tập trung nhiều vào các hình thức giao dịch kết hợp với công nghệ thông tin.

Thứ ba, tận dụng khai thác lĩnh vực tiếp thị, quảng cáo chuyên nghiệp, đầu tƣ đào tạo đội ngũ nhân viên tín dụng có chuyên môn cao, giỏi ngoại ngữ, hiểu biết quy định pháp luật, có kiến thức tổng hợp và kinh nghiệm để tƣ vấn về tín dụng và cả các sản phẩm dịch vụ ngân hàng khác cho khách hàng.

Thứ tƣ, chất lƣợng dịch vụ đƣợc nâng cao và thời gian chấp thuận các khoản tín dụng cần phải đƣợc rút ngắn, đồng thời nâng cao khả năng xử lý công việc cho nhân viên tín dụng.

Thứ năm, cần bảo đảm việc thẩm định, đánh giá và phê duyệt khoản vay không bị xung đột lợi ích của bất kỳ ai. Đồng thời cần mạnh dạn đƣa ra quy định, chế tài xử lý đối với cá nhân, tổ chức vi phạm quy chế trong hoạt động cấp tín dụng.

Thứ sáu, các NHTM cần cập nhật thông tin thị trƣờng tài chính ngân hàng, thị trƣờng bất động sản..., các cơ chế chính sách điều tiết nền kinh tế vĩ mô của chính phủ để kịp thời điều chỉnh phƣơng hƣớng hoạt động.

Kết luận chƣơng I

Chƣơng I đã đề cập đến cơ sở lý luận chung về phát triển tín dụng tại ngân hàng thƣơng mại, nội dung phát triển tín dụng và đảm bảo chất lƣợng tín dụng. Việc phát triển tín dụng chịu sự ảnh hƣởng của nhiều yếu tố. Vừa có yếu tố khách quan vừa có yếu tố chủ quan. Tùy theo sự phát triển của kinh tế xã hội, sự hoàn thiện của môi trƣờng pháp lý từng nƣớc, trình độ quản lý, cơ sở vật chất kỹ thuật và trình độ của cán bộ tín dụng của chính ngân hàng thƣơng mại mà mức độ phát triển tín dụng cũng khác nhau. Chƣơng này cũng đề cập đến một số kinh nghiệm thực tiễn của các Ngân hàng trong và ngoài nƣớc nhằm phát triển tín dụng cá nhân.

Chƣơng II: Thực trạng hoạt động tín dụng, chất lƣợng tín dụng và phát triển tín dụng cá nhân của ngân hàng TMCP

công thƣơng chi nhánh Đăk Nông.

2.1. Giới thiệu về ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh tỉnh Đăk Nông

2.1.1. Khái quát chung về tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Đăk Nông.

Đăk Nông là một tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Nguyên, mới đƣợc thành lập theo nghị quyết số 22/2002/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội khóa XI trên cơ sở chia tách từ tỉnh Đăk Lak. Nằm ở phía Tây Nam vùng Tây Nguyên, phía bắc và đông giáp tỉnh Đăk Lak, phía đông và đông nam giáp tỉnh Lâm Đồng, phía nam giáp tỉnh Bình Phƣớc, phía tây giáp Camphuchia với 130 km đƣờng biên giới, có hai cửa khẩu chính là Bu Prang và Đăk Per, có những vị trí đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế-xã hội, an ninh quốc phòng. Bao gồm 1 tỉnh lị và 7 huyện là thị xã Gia Nghĩa, huyện Cƣ Jut, Đăk Glong, Đăk Mil, Đăk R’lâp, Đăk Song, Krong Nô và Tuy Đức.

Diện tích tự nhiên của tỉnh là 651.438 ha (năm 2003), trong đó diện tích đất nông nghiệp là 163.324 ha, diện tích đất lâm nghiệp là 382.519 ha. Dân số 510.570 ngƣời (năm 2010); trong đó, dân số đô thị chiếm 14,95%, dân số nông thôn là 85,05%. Mật độ dân số trung bình là 78,39 ngƣời/km2. Dân cƣ phân bố không đồng đều trên địa bàn các huyện, nơi đông dân cƣ chủ yếu tập trung ở các trung tâm xã, thị trấn, huyện lị, ven các trục đƣờng quốc lộ, tỉnh lộ. Các vùng dân cƣ thƣa thớt nhƣ một số xã của huyện Đăk Glong, huyện Tuy Đức. Đăk Nông là tỉnh có cộng đồng dân cƣ gồm 31 dân tộc cùng sinh sống. Cơ cấu dân tộc đa dạng, chủ yếu là dân tộc kinh (67%), M’Nông (9,31%), Nùng (5,4%), các dân tộc Tày, Thái, Ê Đê,… chiếm tỷ lệ nhỏ.

Nằm trên vùng đất Bazan màu mỡ, tỉnh Đăk Nông rất thuận lợi cho việc phát triển nông lâm ngƣ nghiệp. Có hệ thống sông Serepok và sông Đồng Nai với tiềm năng thủy điện dồi dào, xây dựng các nhà máy thủy điện nhƣ: Thuỷ điện DrayH'Linh II, thuỷ điện Đức Xuyên 92 MW, thủy điện TuaSrah 85 MW, thuỷ

điện Đắk R’Tih 140 MW đang đầu tƣ xây dựng. Ngoài ra, mạng lƣới suối nhỏ trên khắp địa bàn tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển thủy điện nhỏ phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho các buôn làng vùng cao khó khăn trong việc xây dựng điện lƣới.Là khu vực đầu nguồn của nhiều sông suối, nên trên địa bàn tỉnh có nhiều cảnh quan kỳ thú để phát triển du lịch. Đặc biệt có nhiều mỏ khoáng sản Boxit lớn nhất khu vực Đông Nam Á đã đƣợc Chính Phủ xúc tiến đầu tƣ với các đối tác.

Đăk Nông có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh sản xuất lớn cà phê, cao su, tiêu, điều, ca cao; có khả năng phát triển các ngành công nghiệp chế biến các nông sản nhƣ cà phê, cao su, tiêu, điều, đậu, đỗ, dâu tằm, tinh chế gỗ; có lợi thế trong phát triển thủy điện, công nghiệp khai thác quặng Boxit và luyện Alumin…. . Trên địa bàn tỉnh có quốc lộ 14 đi qua, nối Đăk Nông với Đăk Lak, các tỉnh miền Đông Nam bộ và thành phố Hồ Chí Minh; có quốc lộ 28 nối Đăk Nông với Lâm Đồng và Bình Thuận. Trong tƣơng lai, khi dự án khai thác và chế biến quặng Boxit đƣợc triển khai thì tuyến đƣờng sắt Đăk Nông – Chơn Thành – Dĩ An ra cảng Thị Vải sẽ đƣợc xây dựng, mở ra cơ hội lớn cho Đăk Nông đẩy mạnh khai thác các thế mạnh của tỉnh. Mặt khác, Đăk Nông nằm trong vùng tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Camphuchia, đang đƣợc chính phủ 3 nƣớc quan tâm, tích cực đầu tƣ xây dựng nhằm tạo bƣớc đột phá về xây dựng kết cấu hạ tầng, đặc biệt là phát triển giao thông vận tải đƣờng bộ, tạo sự kết nối giữa các trung tâm, phát triển mạnh mối quan hệ kinh tế liên vùng thông qua các chƣơng trình hợp tác, các chủ trƣơng chính sách của Đảng và nhà nƣớc. Yếu tố này mở ra cho Đăk Nông có nhiều điều kiện khai thác và vận dụng các chính sách cho phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.

* Tình hình kinh tế:

Tuy là một tỉnh mới đƣợc thành lập nhƣng kinh tế Đăk Nông đã bƣớc đầu đi vào ổn định và phát triển. Ngay từ thời kỳ đầu giai đoạn 2001-2005 đã có mức tăng trƣởng khá đạt 9,3%/năm. Năm 2005 GDP theo giá hiện hành đạt 2.577 tỷ đồng, bình quân đầu ngƣời là 6,2 triệu đồng/năm. Theo đà tăng trƣởng đó, tốc độ tăng trƣởng kinh tế theo giá cố định năm 2011 là 12,13% và năm 2012 là 12,35%.

Cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo hƣớng giảm tỷ trọng các ngành nông lâm nghiệp từ 61,60% (năm 2011) xuống còn 56,89%; tăng tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng từ 19,53% lên 21,48%, dịch vụ tăng từ 18,86% lên 21,63%. So với năm 2011, nông lâm nghiệp tăng 7,93%, công nghiệp-xây dựng tăng 17,34%, dịch vụ tăng 17,39%. Thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt 27,23 triệu đồng/năm.

Hình 2.1: Tổng sản phẩm trong tỉnh cả năm 2012 của tỉnh Đăk Nông

Sản lƣợng nông sản năm 2012 có tăng: cà phê đạt 210 ngàn tấn; cao su mủ tƣơi 13,564 ngàn tấn. Sản lƣợng lƣơng thực đạt 336.654 tấn. Giá trị gia tăng ngành nông, lâm ngiệp năm 2012 tăng khoảng 7,93% so với năm 2011. Tổng diện tích cây trồng là 298,9 nghìn ha, chủ yếu tập trung phát triển hai loại cây trồng là hồ tiêu và cà phê do thời gian qua, giá hồ tiêu và cà phê ổn định ở mức cao. Về thủy sản, với tổng diện tích nuôi trồng là 1.094 ha sản lƣợng đạt trên 3.100 tấn.

Công nghiệp có bƣớc chuyển biến đáng kể, đạt mức tăng trƣởng cao nhất từ trƣớc đến nay. Thu hút vốn đầu tƣ xây dựng các công trình công nghiệp mấy năm gần đây có những khởi sắc, đã xây dựng hoàn thành nhà máy thủy điện Đồng Nai 3, Đồng Nai 4 và các nhà máy thủy điện khác đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện cho toàn tỉnh và các vùng lân cận. Đã bƣớc đầu xây dựng khu công nghiệp khai thác Boxit và luyện Alumin. Nhiều cơ sở chế biến đƣợc đầu tƣ mở rộng và xây mới. Đến nay đã có một số nhà máy chế biến nông, lâm sản quy mô vừa và khoảng 1.200 cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Một số khu công nghiệp tập trung nhƣ khu công nghiệp Tâm Thắng, Nhân Cơ đƣợc hình thành, đã thu hút thêm một số dợ án phát triển, làm cho công nghiệp có thêm năng lực mới, góp phần làm tăng giá trị sản xuất công nghiệp cũng nhƣ tạo thêm việc làm cho nguồn lao động trong tỉnh. Giá trị kiêm ngạch xuất khẩu đạt 515 triệu USD ( thực tế phát sinh xuất khẩu sản phẩm trên địa bàn tỉnh chiếm khoảng 30% giá trị kiêm ngạch xuất khẩu). Nhập khẩu ƣớc tính 27 triệu USD.

* Tình hình hoạt động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn

Tính đến tháng 12/2012, trên địa bàn tỉnh đã có tổng cộng 27 chi nhánh tổ chức tín dụng hoạt động, bao gồm 12 chi nhánh ngân hàng nhà nƣớc, 1 hội sở chính NHTMCP Sài Gòn thƣơng tín, 4 chi nhánh cấp I, 8 chi nhánh ngân hàng chính sách, 1 chi nhánh quỹ tín dụng cao su Đăk Nông, 1 chi nhánh quỹ tín dụng nhân dân Đăk Mil cùng với 64 phòng giao dịch và hàng chục điểm giao dịch, quỹ tiết kiệm.

Tổng nguồn vốn tại các tổ chức tín dụng tín đến ngày 31/12/2012 trên địa bàn Đăk Nông là 8.288.365 triệu đồng, trong đó nguồn vốn của Agribank đạt 3.735.897 triệu đồng; BIDV đạt 1.438.336 triệu đồng; ngân hàng chính sách xã hội đạt 1.313.830 triệu đồng; Sacombank đạt 955.166 triệu đồng; Vietinbank đạt 845.135 triệu đồng. Nguồn huy động tại chỗ đạt 3.060.880 triệu đồng, chiếm 36,93%/tổng nguồn vốn hoạt động của các tổ chức tín dụng, tăng 713.862 triệu đồng so với 31/12/2011. Trong đó tiền gửi khách hàng đạt 1.023.623 triệu đồng tăng 940.186 triệu đồng so với năm 2011, phát hành giấy tờ có giá đạt 165.397 triệu đồng tăng 120.091 triệu đồng, tiền gửi ký quỹ bảo lãnh, thuê tài chính 1.928 triệu đồng tăng 818 triệu đồng, tiền gửi tiết kiệm đạt 1.869.932 triệu đồng tăng 403.519 triệu đồng, vốn tài trợ, ủy thác đầu tƣ cho vay đạt 50.788 triệu đồng tăng 19.316 triệu đồng.

Tổng dƣ nợ của các tổ chức tín dụng đến ngày 31/12/2012 đạt 7.825.373 triệu đồng, tăng 1.758.815 triệu đồng so với năm 2011. Trong đó, Agribank đạt 3.485.413 triệu đồng, tăng 482.578 triệu đồng; BIDV đạt 3.485.423 triệu đồng, tăng 2.376.828 triệu đồng; ngân hàng chính sách xã hội đạt 1.270.426 triệu đồng, tăng 224.417 triệu đồng; Sacombank đạt 887.257 triệu đồng, tăng 171.676 triệu đồng; Vietinbank đạt 804.576 triệu đồng, tăng 611.039 triệu đồng.

Dƣ nợ cho vay hỗ trợ lãi suất trung và dài hạn đến hết ngày 31/12/2012 là 697 khoản vay, tổng dƣ nợ 1.046 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 0,013%/tổng dƣ nợ. Trong đó phát sinh tại Agribank 945 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 0,027%/tổng dƣ nợ của chi nhánh; BIDV đạt 101 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 0,007%/tổng dƣ nợ của chi nhánh.

Số liệu trên cho thấy Đăk Nông vẫn còn rất nhiều thị trƣờng tài chính, nguồn lực chƣa đƣợc khai thác hết, trong khi số lƣợng các ngân hàng thƣơng mại và các tổ chức tín dụng khác có rất ít. Đây là cơ hội lớn cho ngân hàng Công Thƣơng chi nhánh tỉnh Đăk Nông nắm bắt đƣợc thế chủ động và cơ hội mở rộng thị phần cũng nhƣ vai trò chủ đạo của mình.

2.1.2. Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam và ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh tỉnh Đăk Nông.

Ngân hàng thƣơng mại cổ phần công thƣơng Việt Nam đƣợc thành lập vào ngày 26/3/1988, trên cơ sở tách ra từ ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam theo nghị định số 53/HĐBT của hội đồng bộ trƣởng. Là ngân hàng lớn, giữ vai trò quan trọng, trụ cột của ngành ngân hàng Việt Nam.

Tên tiếng Việt: Ngân hàng thƣơng mại cổ phần công thƣơng Việt Nam. Tên tiếng Anh: VietNam joint stock commercial bank for industry and trade. Tên giao dịch: Vietinbank.

Hội sở chính: 108 Trần Hƣng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Vốn điều lệ: 26.217 tỷ đồng (tính đến 31/12/2012)

Giấy phép thành lập: Số 142/GP-NHNN do ngân hàng nhà nƣớc cấp ngày 03/07/2009.

Với sứ mệnh là tập đoàn tài chính ngân hàng hàng đầu của Việt Nam, hoạt động đa năng, cung cấp sản phẩm và dịch vụ theo chuẩn mực quốc tế, nhằm nâng cao giá trị cuộc sông và tầm nhìn trở thành tập đoàn tài chính ngân hàng hiện đại, hiệu quả hàng đầu trong nƣớc và quốc tế, ngân hàng Công Thƣơng Việt Nam có hệ thống mạng lƣới trải rộng toàn quốc với 01 sở giao dịch, 147 chi nhánh cấp một tại 63 tỉnh, thành phố thực thuộc trung ƣơng, 3 chi nhánh nƣớc ngoài đặt tại Frankfurt (CHLB Đức), Berlin (CHLB Đức), Viêng Chăn ( CHDCND Lào) và trên 1000 phòng giao dịch/quỹ tiết kiệm với lực lƣợng lao động 19.840 ngƣời đƣợc đào tạo thƣờng xuyên, có năng lực làm việc tốt.

Đi theo xu hƣớng phát triển của các ngân hàng thƣơng mại là thiên về hoạt động đa năng, hoạt động chủ yếu của ngân hàng công thƣơng Việt Nam là cung cấp các dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ trong và ngoài nƣớc, cho vay đầu tƣ, tài trợ thƣơng mại, bão lãnh và tái bảo lãnh, kinh doanh ngoại hố, tiền gửi, thanh toán, chuyển tiền, dịch vụ thẻ, phát hành và thanh toán thẻ tín dụng trong

nƣớc và quốc tế, séc du lịch, kinh doanh chứng khoán, bảo hiểm, cho thuê tài chính và nhiều dịch vụ tài chính ngân hàng khác.

Sau hơn hai mƣơi năm trƣởng thành và phát triển, ngân hàng công thƣơng Việt Nam đã thu đƣợc nhiều kết quả tốt, tạo điều kiện và tiền đề quan trọng trong thực hiện các cơ chế mới của ngành, đáp ứng đƣợc yêu cầ phát triển kinh tế xã hội của nƣớc nhà. Kết thúc năm 2012, Vietinbank tiếp tục giữ vững đà tăng trƣởng an toàn, hiệu quả trong hoạt động kinh doanh: Tổng tài sản của Vietinbank đạt 503,5 nghìn tỷ đồng, tăng 9,4% so với năm trƣớc, trong đó dƣ nợ tín dụng tăng 13,6%, nguồn vốn huy động tăng 9,3%; lợi nhuận trƣớc thuế đạt trên 8.168 tỷ đồng, tỷ lệ ROE đạt 19,9%, ROA đạt 1,7%; là ngân hàng dẫn đầu về tỷ suất lợi nhuận của toàn ngành. Đây là nhƣng kết quả rất đáng ghi nhận trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế và ngành ngân hàng trong năm 2012.

Vietinbank là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam đã phát hành thành công 250 triệu trái phiếu quốc tế, đƣợc tổ chức xuất bản tin tức tài chính ngân hàng uy tín hàng đầu châu Á – FinanceAsia bình chọn là ngân hàng huy động vốn hiệu quả nhất Việt Nam và cũng là ngân hàng đầu tiên mở chi nhánh tại Châu Âu, là thành viên sáng lập và là đối tác liên doanh của ngân hàng Indovina, đánh dấu bƣớc phát triển vƣợt bậc của nền tài chính Việt Nam trên thị trƣờng khu vực và Thế Giới. Ngân hàng công thƣơng Việt Nam là thành viên của hiệp hội ngân hàng Việt Nam, hiệp hội ngân hàng châu Á, hiệp hội tài chính viễn thông liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT), tổ chức phát hành và thanh toán thẻ VISA, MASTER quốc tế. Mới đây, ngân hàng TMCP công thƣơng Việt Nam trở thành đại diện Việt Nam

Một phần của tài liệu Phát triển tín dụng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cố phần Công Thương - Chi nhánh Đăk Nông (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)