2.1.5.1 Hình thức tổ chức công tác kế toán
Để quản lý hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp không phân biệt thành phần kinh tế, loại hình kinh doanh, lĩnh vực
hoạt động hay hình thức sở hữu đều phải sử dụng hàng loạt các công cụ quản lý khác nhau, trong đó kế toán được coi là một trong những công cụ hữu hiệu. Bộ máy kế toán cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác và kịp thời tình hình tài sản và sự biến động của tài sản cũng như tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy tại Xí nghiệp gỗ Đông Dương, việc tổ chức công tác kế toán đặc biệt được quan tâm.
Xí nghiệp gỗ Đông Dương tổ chức kế toán theo hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung, tức là toàn bộ công tác kế toán trong doanh nghiệp được tiến hành tập trung tại phòng kế toán. Ở các bộ phận khác không tổ chức bộ máy kế toán riêng mà chỉ bố trí các nhân viên làm nhiệm vụ hướng dẫn kiểm tra công tác kế toán ban đầu, thu nhận kiểm tra chứng từ, ghi chép sổ sách, hạch toán nghiệp vụ phục vụ cho nhu cầu quản lý sản xuất kinh doanh của từng bộ phận đó, lập báo cáo nghiệp vụ và chuyển chứng từ cùng báo cáo về phòng kế toán doanh nghiệp để xử lý và tiến hành công tác kế toán.
Hình thức tổ chức kế toán này rất thuận lợi để Xí nghiệp vận dụng các phương tiện kỹ thuật tính toán hiện đại, phù hợp với tình hình bộ máy kế toán ít nhân viên nhưng vẫn đảm bảo được việc cung cấp thông tin kế toán kịp thời cho việc quản lý và chỉ đạo sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
2.1.5.2 Chế độ kế toán áp dụng
Hình thức kế toán:
Xí nghiệp sử dụng phần mềm kế toán Misa và áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung. Đặc trưng cơ bản của hình thức này là: tất cả các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký và các sổ, thẻ kế toán chi tiết theo trình tự thời gian. Sau đó, lấy số liệu trên các sổ nhật ký để ghi Sổ cái. Định kỳ, cộng số liệu trên Sổ cái để lập Bảng cân đối số phát sinh và cộng số liệu trên các sổ, thẻ kế toán chi tiết để lập Bảng tổng hợp chi tiết. Số liệu trên Bảng cân đối số phát sinh và Bảng tổng hợp chi tiết được đối
chiếu với nhau và làm căn cứ lập BCTC.
Chính sách kế toán áp dụng:
- Niên độ kế toán: bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 năm dương lịch.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán và nguyên tắc, phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác: theo đồng Việt Nam.
- Chế độ kế toán áp dụng: QĐ số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14 tháng 9 năm 2006 của Bộ Tài chính.
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên.
- Phương pháp khấu hao đang áp dụng theo QĐ 206/2003/QĐ-BTC ngày 12 tháng 12 năm 2003 của Bộ Tài chính.
- Nguyên tắc ghi nhận chi phí đi vay. - Nguyên tắc ghi nhận chi phí phải trả.
- Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận các khoản dự phòng phải trả. - Nguyên tắc ghi nhận chênh lệch tỷ giá hối đoái.
- Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu: theo giá trị hợp lý của các khoản thu hoặc sẽ thu được theo VAS số 14 “ Doanh thu và thu nhập khác”.
Các khoản chi phí được ghi nhận theo nguyên tắc phù hợp với các khoản doanh thu được tạo ra: theo nguyên tắc phù hợp được trình bày trong VAS số1”Chuẩn mực chung”.
2.1.5.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán
Sơ đồ 2.2 Mô hình bộ máy kế toán của Xí nghiệp gỗ Đông Dương
- Kế toán trưởng: là người có năng lực do Giám đốc bổ nhiệm, có nhiệm vụ phụ trách chung, thực hiện chức năng quản lý tài chính, chịu trách nhiệm trước về việc quản lý vốn, giá trị tài sản của Xí nghiệp.
- Kế toán công nợ: theo dõi, hạch toán tất cả các khoản chi phí có liên quan tới quá tình hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp và cuối tháng lập báo cáo công nợ gửi lên kế toán trưởng.
- Kế toán kho: theo dõi và hạch toán tình hình tăng, giảm tài sản trong Xí nghiệp cả về TSCĐ, hàng tồn kho, các luồng tiền ra, luồng tiền vào…
- Kế toán tổng hợp: tổng hợp kết quả của các phần hành kế toán và cuối qúy (năm) lập BCTC, báo cáo theo yêu cầu quản trị gửi lên kế toán trưởng.
- Thủ quỹ: quản lý tiền mặt tại quỹ của Xí nghiệp, hàng tháng (quý) đối chiếu với sổ chi tiết TK 111 của bộ phận kế toán, cập nhật sổ tiền thu, chi và tồn quỹ hàng ngày của công ty để báo cáo lại với Kế toán trưởng.