GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ XÍ NGHIỆP GỖ ĐÔNG DƯƠNG

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán quản trị doanh thu và kết quả kinh doanh tại Xí nghiệp gỗ Đông Dương (Trang 40)

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Xí nghiệp

Xí nghiệp gỗ Đông Dương được thành lập ngày 02/09/1987, hoạt động dưới loại hình hợp tác xã, được thể hiện trên giấy Đăng ký kinh doanh số 0042 do Sở kế hoạch Đầu tư thành phố Hải Phòng cấp, MST 0200515694, địa chỉ số 13/200 Văn Cao, Quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng. Sau đây là tóm tắt sơ lược quá trình hình thành và phát triển của công ty:

• Từ năm 1987 đến năm 1993:

Năm 1987 Xí nghiệp bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 02/09 với tên gọi Hợp tác xã Đông Dương, vốn pháp định là 500.000.000 VNĐ với một xưởng sản xuất nhỏ. Việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp lúc này chỉ đơn thuần là những sản phẩm đồ mộc dân dụng phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân: tủ quần áo, giường ngủ, bàn ăn,….

Tới năm 1993, công cuộc Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đã trải qua những năm đầu và có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp. Nền kinh tế thị trường ra đời vừa mở ra nhiều cơ hội đồng thời cũng mang lại không ít những thách thức với các doanh nghiệp. Không nằm ngoài số đó, Hợp tác xã Đông Dương cũng có một số thay đổi trong cơ cấu tổ chức, nguồn nhân sự và hoạt động sản xuất kinh doanh. Hợp tác xã đã trải qua thời kỳ rất khó khăn để thích nghi với cơ chế

kinh tế mới. Lúc này doanh nghiệp lại trải qua một lần thay đổi tên gọi, chuyển từ Hợp tác xã Đông Dương thành Xí nghiệp tập thể Đông Dương. • Từ năm 1994 đến năm 2006:

Năm 1998, Sở kế hoạch Đầu tư thành phố Hà Nội đã cấp lại giấy Đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp số 0042 ( ngày 09/12 ), doanh nghiệp hoạt động dưới tên Hợp tác xã xí nghiệp gỗ Đông Dương, hoạt động theo luật của Hợp tác xã.

Năm 1999, Bộ Y tế đã cấp bằng khen cho Xí nghiệp về việc “ Đạt thành tích xuất sắc trong việc thực hiện kế hoạch nhiệm vụ y tế”. Trong quá trình sản xuất đồ mộc có sự ảnh hưởng của các yếu tố hóa học độc hại nhưng Xí nghiệp đã thực hiện rất tốt việc trang bị bảo vệ cho công nhân viên cũng như có chế độ bảo hiểm toàn diện, hợp lý.

Năm 2000 Xí nghiệp đã mở một văn phòng quảng cáo - trưng bày sản phẩm và nhận được sự đánh giá cao của các doanh nghiệp cùng ngành.

Năm 2006 Xí nghiệp vinh dự đón nhận giải thưởng của Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam về thành tích “ Xuất sắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh và Tham gia tích cực hoạt động của hiệp hội”. Từ đó đến nay Xí nghiệp đã liên tục đón nhận giải thưởng này vào các năm và nhiều lần được TS. Cao Sỹ Khiêm chủ tịch Hiệp hội ghé thăm, động viên.

• Từ năm 2007 đến nay:

Hoạt động sản xuất kinh doanh trong những năm trước khá thuận lợi đã tạo điều kiện cho Xí nghiệp bổ sung vốn pháp định 7.460.000.000 VNĐ vào năm 2007. Tuy nhiên cũng trong năm đó do chịu ảnh hưởng của cuộc khung hoảng kinh tế toàn cầu, nên tuy đã cố gắng mở rộng các chủng loại sản phẩm, nỗ lực tìm kiếm thêm các khách hàng lớn như các cơ quan chính Đảng

tại địa phương, khối văn phòng và một số công ty xây dựng nhà ở tại Hải Dương,… thì việc kinh doanh riêng một loại sản phẩm đồ mộc dân dụng vẫn không giúp Xí nghiệp mang lại lợi nhuận như mong muốn. Tình hình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng ngành nói riêng và áp lực tồn tại trong hệ thống các doanh nghiệp nhỏ và vừa nói chung đã thúc đẩy Xí nghiệp mạnh dạn đầu tư kinh doanh sang một lĩnh vực mới để tìm kiếm thêm lợi nhuận. Đến cuối năm 2007 với sự cố gắng vượt bậc Xí nghiệp đã mở thêm dịch vụ khách sạn: Khách sạn Xí nghiệp gỗ Đông Dương đã được khai trương và đưa vào hoạt động.

Tính đến nay, Xí nghiệp được đánh giá là một trong những doanh nghiệp hoạt động tích cực và rất có triển vọng trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh của mình, và Xí nghiệp vẫn đang chuyển mình để có những bước tiến vượt bậc, tiếp tục khẳng định thương hiệu của mình trên thị trường.

2.1.2. Các lĩnh vực kinh doanh

 Kinh doanh đồ mộc dân dụng

Đây là lĩnh vực kinh doanh chính và đã trải qua một thời gian phát triển lâu dài, mang lại cho Xí nghiệp nhiều thành công cả về tài chính cũng như uy tín trên thị trường. Vì vậy, trong tương lai Xí nghiệp cũng xác định đây là hoạt động kinh doanh chính. Một số sản phẩm nổi bật của Xí nghiệp là:

• Đồ mộc dân dụng bán buôn, bán lẻ: bàn ghế phòng khách, tủ bày phòng khách, tủ rượu, giường ngủ, bàn trang điểm, tủ quần áo, tủ giày, bàn ăn, đồ trang trí, đồ thờ,…

• Dịch vụ thiết kế, trang trí nội thất cho gia đình, khối văn phòng (phòng họp, hội nghị)

Sản xuất theo dây truyền được chia ra nhiều công đoạn, tính chuyên nghiệp cao:

a, Những cây gỗ tròn được phân loại, đưa vào máy xẻ.

b, Pha phôi theo chi tiết bản vẽ - Được ngâm tẩm hóa chất, đưa vào lò sấy trong thời gian nhất định, đạt độ khô cho phép.

c, Phần gia công tinh chế các chi tiết – Các chi tiết bị tì vết và sâu thối bị loại bỏ, sau đó được định hình và làm nhẵn bằng máy công nghiệp và bằng tay

d, Các chi tiết định hình được lắp giáp thành sản phẩm theo bản vẽ, được gắn keo công nghiệp ngoại nhập. Sản phẩm đựoc tiếp tục mài nhẵn bằng giấy ráp min kể cả các khe kẽ nhỏ.

e, Phần phun màu và làm đẹp sản phẩm.

f, Sản phẩm cuối cùng được để khô trong thời gian cho phép, đạt độ cứng bề mặt, sau đó được kiểm tra và đóng gói xuất xưởng.

 Kinh doanh dịch vụ khách sạn:

Năm 2007 kinh doanh khách sạn được đánh giá là lĩnh vực ăn khách và dễ thu hồi vốn nhất trong điều kiện kinh tế lúc bấy giờ (theo Công ty Kiểm toán Grant Thornton). Xí nghiệp kinh doanh lĩnh vực này với các hoạt động cung cấp các dịch vụ lưu trú, ăn uống, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí, cung cấp mọi thông tin và phương tiện đi lại cho khách hàng.

Khách sạn của Xí nghiệp là một khách sạn hai sao, với đội ngũ nhân viên khoảng 20 người – trẻ, nhiệt tình và làm việc có trách nhiệm, nhận được phản hồi rất tích cực từ khách hàng.

Sơ đồ 2.1 : Cơ cấu quản lý của Xí nghiệp gỗ Đông Dương

 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban: • Ban giám đốc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Giám đốc Xí nghiệp: Ông Nguyễn Thượng Chi, là người đại diện pháp lý của Xí nghiệp, có đủ thẩm quyền quản lý hoạt động kinh doanh hàng ngày của Xí nghiệp, trực tiếp điều hành, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch kinh

Trung tâm kỹ thuật

Ban Giám đốc - Giám đốc - Phó giám đốc Phòng Kinh doanh Bộ phận phụ trách kinh doanh đồ mộc dân dụng Bộ phận phụ trách kinh doanh dịch vụ khách sạn Phòng Hành chính Phòng Tài chính - kế toán Phòng Tổ chức nhân sự

Phân xưởng sản xuất

Trung tâm phân phối sản phẩm Trung tâm kỹ thuật

doanh, đồng thời xây dựng các kế hoạch về nhân sự trong Xí nghiệp.

- Phó giám đốc phụ trách sản xuất kinh doanh đồ mộc: Ông Nguyễn Văn Quân, là người trực tiếp quản lý các bộ phận của lĩnh vực kinh doanh đồ mộc.

- Phó giám đốc phụ trách kinh doanh dịch vụ khách sạn: Bà Đàm Thị Minh Tâm, là người trực tiếp quản lý các hoạt động thuộc khu vực khách sạn.

Hai Phó giám đốc là những người cùng tham gia với Giám đốc trong các hoạt động quản lý, tham mưu tư vấn cho Giám đốc để đề ra những phương án sản xuất kinh doanh và các chính sách quản lý cho Xí nghiệp.

• Các phòng ban

- Phòng kinh doanh: Đây là phòng phụ trách mọi hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp, được chia ra làm hai bộ phận tách biệt tương ứng với hai lĩnh vực kinh doanh của Xí nghiệp: Bộ phận phụ trách kinh doanh đồ mộc và bộ phận phụ trách kinh doanh dịch vụ khách sạn.

Trong bộ phận phụ trách sản xuất kinh doanh đồ mộc có 3 bộ phận chuyên trách:

Phân xưởng: là nơi đảm nhiệm khâu sản xuất chế tạo ra các sản phẩm mộc, nơi sự sáng tạo, kỹ nghệ tinh xảo trong chế tác được thể hiện trong từng sản phẩm.

Trung tâm kỹ thuật: các sản phẩm đồ mộc ngày nay với sự đa dạng về các tính năng và chức năng sử dụng, yếu tố kỹ thuật được yêu cầu ngày càng cao. Trung tâm kỹ thuật với nhiệm vụ bảo đảm về mặt kỹ thuật cho tất cả các sản phẩm của Xí nghiệp

của Xí nghiệp đến các hãng bán buôn, các cửa hàng phân phối sản phẩm cho người tiêu dùng trên toàn quốc.

- Phòng tài chính-kế toán: Trong Xí nghiệp, phòng tài chính - kế toán đóng vai trò rất quan trọng, hệ thống tổ chức được thiết kế để phù hợp với lĩnh vực kinh doanh của Xí nghiệp, người trực tiếp điều hành bộ phận là kế toán trưởng, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động tài chính kế toán của Xí nghiệp.

- Phòng hành chính: quản lý công tác hành chính trong Xí nghiệp. - Phòng tổ chức nhân sự: nơi theo dõi tình hình biến động về mặt nhân sự và tổ chức các công việc liên quan đến tuyển dụng, đào tạo nhân viên.

2.1.4. Khái quát tình hình tài chính của xí nghiệp những năm gần đây

Qua thời gian thực tập và nghiên cứu tại Xí nghiệp, nhận thấy lĩnh vực sản xuất kinh doanh đồ mộc là lĩnh vực kinh doanh chủ đạo của Xí nghiệp nên khóa luận tập trung tìm hiểu về lĩnh vực kinh doanh đồ mộc dân dụng.

Sau đây là các nét khái quát về tình hình tài chính của Xí nghiệp trong lĩnh vực đó.

Xí nghiệp gỗ Đông Dương với bề dày hoạt động hơn 20 năm đã trải qua nhiều thăng trầm và có những nỗ lực không ngừng để phát triển trong lĩnh vực kinh doanh của mình. Xí nghiệp nhìn chung có tình hình tài chính khá tốt và đã đạt được một số thành tựu đáng kể. Có thế minh họa tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của Xí nghiệp qua các năm như sau:

Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh các năm 2009, 2010 và 2011 của Xí nghiệp gỗ Đông Dương

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Năm 2009, 2010, 2011

Đơn vị tính:Việt Nam đồng

STT Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

1 DT bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 20.183.356.00 0 22.896.235.67 0 23.276.578.452 2 Các khoản giảm trừ DT 02 50.000.000 37.090.000 35.000.000 3 DTT về bán hàng và cung cấp dịch vụ(10=01-02) 10 20.133.356.00 0 22.859.145.67 0 23.241.578.452 4 Giá vốn hàng bán 11 17.928.950.85 5 19.120.360.65 4 19.939.369.457 5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ(20=10- 11) 20 2.204.405.150 3.738.785.020 3.302.209.000 6 DT hoạt động tài chính 21 500.446.960 550.643.900 510.037.246 7 Chi phí tài chính 22 2.058.097.665 2.722.968.754 2.454.975.544 Trong đó: Chi phí lãi vay 23 2.000.966.754 2.143.978.900 2.268.754.654 8 Chi phí quản lý kinh

doanh 24 646.754.445 550.998.768 498.865.976

9

Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh(30=20+21- 22-24) 30 993.012.563 1.015.461.398 858.404.726 10 Thu nhập khác 31 30.586.497 24.122.578 10.235.500 11 Chi phí khác 32 38.876.467 12 Lợi nhuận khác(40=31-32) 40 8.289.970 24.122.578 10.235.500 13 Tổng lợi nhuận kế 50 1.001.302.533 1.039.583.976 868.640.226

toán trước thuế(50=30+40) 14 Chi phí thuế thu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nhập doanh nghiêp 51 250.325.633 259.895.994 217.160.056 15

Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp(60=50-51)

60 750.976.900 779.687.982 651.480.170

(Nguồn: Tổng hợp từ BCTC của Xí nghiệp gỗ Đông Dương các năm 2009, 2010, 2011).

Năm 2009, với các chính sách ổn định kinh tế vĩ mô và gói kích cầu của Nhà nước nhằm trợ giúp các doanh nghiệp trong việc đối mặt với ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008, nền kinh tế Việt Nam bắt đầu trên đà phục hồi. Theo xu thế phục hồi chung đó, cùng với sự nỗ lực của Xí nghiệp, năm 2009 được coi là một năm kinh doanh thành công với lợi nhuận sau thuế đạt 750.976.900 VNĐ.

Năm 2010, so với năm 2009, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 2,713 tỷ đồng, tương ứng tăng 13,44%, lợi nhuận trước thuế tăng 38,281 triệu đồng, tương ứng tăng 3,82 %. Các khoản giảm trừ doanh thu cũng giảm đáng kể từ 50 triệu đồng xuống còn khoảng 37 triệu đồng, giảm 35%, đây là một cố gắng đáng kể của Xí nghiệp trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, góp phần làm tăng doanh thu. Giá vốn hàng bán tăng 1,196 tỷ đồng, tương ứng tăng 6,6%, nhỏ hơn rất nhiều so với tốc độ tăng của doanh thu (13,44%). Trong điều kiện giá đầu vào của nguyên vật liệu năm 2009 và 2010 ngày càng tăng thì việc giữ tốc độ tăng của giá vốn hàng bán nhỏ hơn doanh thu là một thành tích trong công tác quản lý chi phí của Xí nghiệp. Chi phí quản lý kinh doanh (bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp) cũng giảm 95,7 triệu đồng, tương đương 17,3%, càng chứng tỏ Xí nghiệp đã có một chính sách quản lý chi phí tốt.

Tới năm 2011, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 380 triệu đồng, tương ứng tăng 1,65%, nhưng lợi nhuận lại giảm 170,943 triệu đồng, tương ứng giảm 19,67%. Giá vốn hàng bán tiếp tục tăng so với năm 2010, mức tăng là 819,1 triệu đồng, tương đương 4,2%. Tốc độ tăng của giá vốn hàng bán lớn hơn nhiều so với tốc độ tăng của doanh thu. Nguyên nhân là do chi phí đầu vào năm 2011 tăng lên đáng kể. Tuy nhiên chi phí kinh doanh của Xí nghiệp vẫn giảm 52,13 triệu đồng, tương đương giảm hơn 10%. Đây là một nỗ lực của Xí nghiệp trong việc cắt giảm chi phí, trong đó chi phí quản lý doanh nghiệp được cắt giảm đáng kể đầu tư cho quảng cáo, hội chợ và triển lãm các sản phẩm.

Năm 2011 có thể nói là một năm kinh tế đầy biến động với tỷ lệ lạm phát tăng vọt, cán mốc 18%, tăng trưởng thấp do thắt chặt tiền tệ và đầu tư công cũng giảm, thị trường bất động sản đóng băng, chứng khoán lao đao, hệ thống ngân hàng trải qua nhiều lần tái cấu trúc. Các doanh nghiệp Việt Nam trải qua nhiều sóng gió với khoảng hơn 50.000 doanh nghiệp lâm vào cảnh phá sản do năng lực sản xuất kinh doanh bị suy yếu nghiêm trọng, khả năng tiếp cận với vốn bị suy giảm. Vì vậy, nếu đặt kết quả kinh doanh của Xí nghiệp trong hoàn cảnh kinh tế đó thì Xí nghiệp đã đạt được thành tích đáng kể với việc tăng doanh thu và giữ lợi nhuận ở mức cạnh tranh cao so với các doanh nghiệp cùng ngành.

Nhìn chung, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp trong các năm 2009, 2010 và 2011 được đánh giá khá tốt và năm 2010 là năm kinh doanh thành công nhất trong cả 3 năm.

2.1.5. Tổ chức công tác kế toán tại Xí nghiệp

2.1.5.1 Hình thức tổ chức công tác kế toán

Để quản lý hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp không phân biệt thành phần kinh tế, loại hình kinh doanh, lĩnh vực

hoạt động hay hình thức sở hữu đều phải sử dụng hàng loạt các công cụ quản lý khác nhau, trong đó kế toán được coi là một trong những công cụ hữu hiệu. Bộ máy kế toán cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác và kịp thời tình hình tài sản và sự biến động của tài sản cũng như tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy tại Xí nghiệp gỗ Đông Dương, việc tổ chức công tác kế toán đặc biệt được quan tâm.

Xí nghiệp gỗ Đông Dương tổ chức kế toán theo hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung, tức là toàn bộ công tác kế toán trong doanh nghiệp được

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán quản trị doanh thu và kết quả kinh doanh tại Xí nghiệp gỗ Đông Dương (Trang 40)