1.3.1.1 Hệ thống pháp lý về kế toán
Hệ thống pháp lý về kế toán của Việt Nam bao gồm Luật kế toán, Hệ thống chuẩn mực kế toán và các văn bản chế độ kế toán cụ thể với tính bắt buộc giảm dần như sơ đồ 1.1 sau.
Sơ đồ 1.1 Ảnh hưởng của hệ thống pháp lý
Có thể nói các quy định, nguyên tắc trong hệ thống pháp lý kế toán có ảnh hưởng cực kỳ sâu sắc tới quá trình thực hiện các công tác kế toán tài chính, vì nó liên quan đến đối tượng sử dụng thông tin – đối tượng bên ngoài doanh nghiệp, điều này đòi hỏi tính công khai và khách quan rất cao. Nhưng riêng đối với kế toán quản trị, do đối tượng sử dụng thông tin là những nhà quản lý các cấp trong doanh nghiệp nên quá trình tổ chức các công tác kế toán quản trị không bắt buộc phải tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc kế toán và có thể thực hiện theo những quy định nội bộ của doanh nghiệp nhằm tạo lập hệ thống thông tin quản lý thích hợp theo yêu cầu quản lý cụ thể của từng doanh nghiệp. Theo Thông tư 53/2006/TT-BTC, “ Doanh nghiệp được toàn quyền quyết định việc vận dụng các chứng từ kế toán, tổ chức hệ thống sổ kế toán, vận dụng và chi tiết hóa các tài khoản kế toán, thiết kế các mẫu báo cáo kế toán quản trị cần thiết phục vụ cho kế toán quản trị của đơn vị”.
Luật kế toán
(Quốc hội ban hành ngày 17/06/2003)
Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam- VAS (các quy định mang tính mực thước)
Bộ Tài chính ban hành trên cơ sở IFRS, có điều chỉnh cho phù hợp với VN Tính đến thánh 3/2006 có 26 chuẩn mực đã được ban hành
Các văn bản chế độ kế toán cụ thể là những quy định cụ thể mang tính kỹ thuật và nó thường không mang tính bền vững - được xây dựng trên cơ sở nhu cầu quản lý của từng
thời kỳ, chủ yếu là do BTC quy định và một số cơ quan quản lý khác, ví dụ Ngân Hàng Nhà nước Việt Nam
Đặc biệt là TT 53/2006/TT-BTC ban hành ngày 12/06/2006 về Hướng dẫn thực hiện kế toán quản trị trong doanh nghiệp.
Ví dụ như trong tổ chức kế toán quản trị doanh thu, nhà quản trị có thể mở các loại sổ chi tiết doanh thu mà kết cấu không cần hoàn toàn giống nhau, chỉ cần đảm bảo được một số nội dung chính như ngày tháng ghi sổ, số hiệu và ngày lập chứng từ, TK đối ứng, tóm tắt nội dung chứng từ. Các TK kế toán quản trị doanh thu cũng có thể được mở rộng, chi tiết cho từng loại hàng hóa, từng cửa hàng bán lẻ…
VD : TK 5111 mở thành 5111.1 - DT hàng hóa A 5111.2 - DT hàng hóa B
Như vậy có thể nói quá trình tổ chức kế toán quản trị nói chung và kế toán quản trị doanh thu nói riêng rất linh hoạt, tùy theo từng tình huống, từng đơn vị, không bắt buộc tuân theo các nguyên tắc, chuẩn mực kế toán chung; các quy định của Nhà nước về kế toán quản trị cũng chỉ mang tính hướng dẫn.
1.3.1.2 Khoa học công nghệ
Trong quá trình tổ chức kế toán quản trị doanh thu và kết quả kinh doanh, đặc biệt là công tác dự toán kết quả kinh doanh, các nhà quản trị doanh nghiệp thường xuyên phải đối mặt với các điều kiện và tình huống kinh doanh không chắc chắn. Đó là khả năng mà giá trị phát sinh thực tế của các yếu tố giá bán, sản lượng tiêu thụ,…. sẽ chênh lệch đáng kể với dự tính. Để quyết định của nhà quản trị mang tính hiệu quả cao, nhà quản trị cần phải tính đến các yếu tố mang tính rủi ro này. Xét về khía cạnh kế toán quản trị, đây chính là việc xác lập ảnh hưởng của các yếu tố không chắc chắn trong các mô hình ra quyết định.
Tùy theo mức độ tiếp cận chi tiết mà việc xác lập ảnh hưởng của yếu tố không chắc chắn trong các mô hình kế toán quản trị có thể được thực hiện theo một trong hai phương thức sau:
- Sử dụng các mô hình của thống kê, kinh tế lượng, và các mô hình kinh tế khác để dự báo cụ thể các yếu tố không chắc chắn.
Về lý thuyết, đó chính là việc vận dụng các công cụ hỗ trợ của lý thuyết xác suất thống kê, kinh tế lượng, mô hình toán kinh tế....để xác lập một cách cụ thể ảnh hưởng của các nhân tố rủi trong các mô hình ra quyết định của bài toán kế toán quản trị nhằm nâng cao tính hiệu quả và hoàn thiện các mô hình này.
Trong điều kiện công nghệ và thông tin phát triển hiện nay, chúng ta có đủ điều kiện về dữ liệu và công cụ tính toán để có thể xác lập một cách cụ thể và đáng tin cậy ảnh hưởng các nhân tố không chắc chắn trong các mô hình ra quyết định kinh doanh. Khoa học công nghệ ngày càng phát triển là một trong những yếu tố thuận lợi cho việc hoàn thiện quá trình công tác kế toán quản trị, nhằm làm cho kế toán quản trị ngày càng phát huy hiệu quả, trở thành công cụ đáng tin cậy trong việc ra quyết định cũng như là công cụ kiểm soát và điều hành hiệu quả của nhà quản lý. Là một bộ phận của kế toán quản trị, kế toán quản trị doanh thu và kết quả kinh doanh cũng nhờ có sự trợ giúp của công nghệ thông tin mà có thể thực hiện ngày càng tốt hơn việc tổ chức công tác kế toán, tạo hiệu quả cao trong việc đưa ra quyết định.