nghiệp gỗ Đông Dương cần đảm bảo một số nguyên tắc sau:
- Việc tổ chức kế toán quản trị doanh thu và kết quả kinh doanh phải đảm bảo tận dụng các thông tin đã được xử lý của kế toán tài chính.
- Tổ chức kế toán quản trị doanh thu và kết quả kinh doanh phải phù hợp với đặc điểm kinh doanh của Xí nghiệp.
- Tổ chức kế toán quản trị doanh thu và kết quả kinh doanh phải phù hợp với yêu cầu và trình độ quản lý của cán bộ quản lý, với năng lực, trình độ chuyên môn của dội ngũ cán bộ - nhân viên trong phòng kế toán.
- Tổ chức kế toán quản trị doanh thu và kết quả kinh doanh phải phù hợp với tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật trong công tác kế toán, nhất là trong điều kiện áp dụng kế toán máy ở Xí nghiệp.
- Tổ chức kế toán quản trị doanh thu và kết quả kinh doanh phải đảm bảo cung cấp thông tin nhanh chóng, đầy đủ, rõ ràng, kịp thời phục vụ cho việc ra quyết định quản lý của nhà quản trị.
- Tổ chức kế toán quản trị doanh thu và kết quả kinh doanh phải đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả, phải cân nhắc giữa lợi ích thu được và chi phí bỏ ra khi tổ chức kế toán quản trị.
3.2.2. Hoàn thiện hệ thống tài khoản trong kế toán quản trị doanh thu và kết quả kinh doanh kết quả kinh doanh
3.2.3.1 Về việc phân loại chi phí
Kế toán quản trị kết quả kinh doanh đòi hỏi việc phân loại chi phí phải đáp ứng yêu cầu dự toán chi phí để từ đó dự toán kết quả kinh doanh. Do đó Xí nghiệp cần phải phân loại chi phí theo mức độ hoạt động.
Theo tiêu thức này, các chi phí của Xí nghiệp có thể phân thành biến phí, định phí và chi phí hỗn hợp:
- Biến phí: gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí hoa hồng trả việc bán hàng, chi phí vận chuyển,…
- Định phí: gồm chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí thuê văn phòng trưng bày sản phẩm, lương nhân viên, lương cán bộ quản lý, chi phí quảng cáo, chi phí đào tạo,…
- Chi phí hỗn hợp: gồm chi phí quảng cáo, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí điện, nước, chi phí điện thoại cố định,….
Với cách phân loại chi phí như vậy, Xí nghiệp có thể tính toán điểm hòa vốn cho từng chủng loại sản phẩm của mình dựa trên doanh thu chung của toàn Xí nghiệp như sau:
Bảng 3.1. Báo cáo về doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh cho 4 chủng loại sản phẩm của Xí nghiệp trong quý 4 năm 2010
Đơn vị: Việt Nam đồng
Chỉ tiêu Chủng loại sản phẩm Tổng số Gia đình Văn phòng Khách sạn Trẻ em Doanh thu 1.609.260.34 2 1.149.471.673 1.379.366.00 7 459.788.669 4.597.886.691 Biến phí 704.530.400 697.865.446 654.975.335 323.764.433 2.381.135.614 Lãi trên biến phí = DT - Bp 904.729.942 451.606.227 724.390.672 136.024.236 2.216.751.077 Định phí 1.254.428.943 Lợi nhuận 962.322.134
Từ bảng số liệu trên, Xí nghiệp sẽ tính ra được tỷ lệ kết cấu doanh thu từng chủng loại sản phẩm:
- -
Theo đó, tỷ lệ DT đồ gỗ gia đình là 35%, DT đồ gỗ văn phòng là 25%, DT đồ gỗ khách sạn là 30% và DT đồ gỗ cho trẻ em là 10%.
Bước tiếp theo là xác định tỷ suất lãi trên biến phí bình quân các mặt hàng: Lb % = 2.216.751.077 / 4.597.886.691 x 100% = 48,2%
Khi đó DT hòa vốn chung được tính bằng Định phí / Tỷ lệ lãi trên biến phí bình quân: DThv = 1.254.428.943 / 48,2% = 2.602.549.674. Từ đó DT và sản lượng hòa vốn từng mặt hàng sẽ được tính như sau:
Chủng loại sản phẩm DT hòa vốn Giá bán bình quân (giả định) Sản lượng hòa vốn Gia đình 2.602.549.674 x 35% = 910.892.386 15.000.000 60 Văn phòng 2.602.549.674 x 25% = 650.637. 419 30.000.000 21 Khách sạn 2.602.549.674 x 30% = 780.764.902 35.000.000 22 Trẻ em 2.602.549.674 x 10% = 260.254.967 8.000.000 32 Như vậy, để hòa vốn, Xí nghiệp cần tiêu thụ khoảng 60 sản phẩm thuộc nội
thất gia đình, 21 sản phẩm cho khối văn phòng, 22 sản phẩm cho các khách sạn và 32 sản phẩm dành cho trẻ em.
Tóm lại, với cách phân loại chi phí như trên, ngoài việc xác định điểm hòa vốn Xí nghiệp còn có thể xác định được vùng doanh thu an toàn, hay chính là vị trí của Xí nghiệp trên thị trường, từ đó có những chính sách quản lý chi phí phù hợp, đặt ra mục tiêu về doanh thu, lợi nhuận cũng như các quyết định kinh doanh thích hợp cho doanh thu và lợi nhuận.
Tỷ lệ kết cấu DT từng chủng loại
DT từng chủng loại Tổng DT
doanh có thể tách riêng thành chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, để người quản trị khi xem xét báo cáo có thể có cái nhìn tổng thể nhất về từng loại chi phí cụ thể.
3.2.3.2 Về việc phân loại doanh thu
Để tránh tổ chức bộ máy kế toán phức tạp và tận dụng được thông tin của kế toán tài chính, công ty có thể sử dụng hệ thống tài khoản kế toán tài chính, nhưng cần tổ chức chi tiết tiết hóa các tài khoản hơn nữa, cụ thể là:
Xí nghiệp sản xuất đồ mộc dân dụng, trong đó có rất nhiều chủng loại sản phẩm, nên nhằm kiểm soát doanh thu cụ thể từng mặt hàng để đưa ra nhận định về việc khách hàng có nhu cầu hay ưa chuộng sử dụng dòng sản phẩm nào hơn và đưa ra các quyết định về việc sản xuất thêm sản phẩm nào, với số lượng bao nhiêu, thì theo em: Đối với TK 511, sau khi chi tiết từng hoạt động (cấp 2), Xí nghiệp có thể chi tiết hóa đến tài khoản cấp 3 cho từng nhóm thành phẩm ( đồng thời kiểm soát hàng tồn kho cũng chi tiết đến tài khoản cấp 3), ví dụ:
TK 5111.1 – Doanh thu bán buôn đồ nội thất gia đình TK 5111.2 – Doanh thu bán buôn đồ nội thất văn phòng TK 5111.3 – Doanh thu bán buôn đồ nội thất trẻ em TK 5111.4 – Doanh thu bán buôn nội thất khách sạn TK 5111.5 – Doanh thu bán buôn các sản phẩm khác