Khái niệm về đa giác.

Một phần của tài liệu GA hình 8 (Trang 50)

III/ Quá trình hoạt động trên lớp

1/ Khái niệm về đa giác.

Tiết 26

ĐA GIÁC - ĐA GIÁC ĐỀU

I/ Mục tiêu

•Học sinh nắm được khái niệm đa giác lồi, đa giác đều. •Học sinh biết cách tính tổng số đo các góc của một đa giác. •Vẽ được và nhận biết một đa giác lồi, một đa giác đều.

•Biết vẽ các trục đối xứng và tâm đối xứng (nếu có) của một đa giác đều.

•Học sinh biết sử dụng phép tương tự để xây dựng khái niệm đa giác lồi, đa giác đều từ những khái niệm tương ứng đã biết về tứ giác.

•Qua vẽ hình và quan sát hình vẽ, học sinh biết cách quy nạp để xây dựng công thức tính tổng số đo các góc của một đa giác.

II/ Phương tiện dạy học

SGK, thước vẽ đoạn thẳng, các hình vẽ trang 113, thước đo góc.

III/ Quá trình hoạt động trên lớp

1/ Ổn định lớp 2/ Bài mới

Ở chương I học sinh đã được học về tứ giác, các tứ giác đặc biệt như hình thang, hình bình hành, hình chữ nhật, ... Trong chương này học sinh chủ yếu là tự học theo gợi ý của SGK, học sinh nhận biết đa giác, định nghĩa đa giác lồi, đa giác đều tương tự các khái niệm đã biết về tứ giác.

Hoạt động 1 : Xây dựng khái niệm đa giác lồi

Cho học sinh quan sát các hình vẽ trang 113 theo lời giới thiệu của SGK.

Vài học sinh đọc lại định nghĩa tứ giác ABCD, tứ giác lồi → định nghĩa đa giác ABCDE

?1 Hình ABCDE không phải là đa giác (tứ giác, ngũ giác) vì : Có 5 đoạn AB, BC, CD, DE, EA

Nên không phải là tứ giác, ngoài ra hai đoạn DE và EA cùng thuộc một đoạn thẳng → không phải là ngũ giác ⇒không là đa giác.

?2 Các hình 112, 113, 114 không phải là đa giác lồi vì các đa giác đó không nằm trên một nửa mặt phẳng bờ là đường thẳng chứa bất kì cạnh nào.

?3 Quan sát đa giác ABCDEG rồi điền vào chỗ trống :

1/ Khái niệm về đa giác. giác.

Đa giác lồi là đa giác luôn nằm trong nửa mặt phẳng mà bờ là đường thẳng chứa bất kì cạnh nào của đa giác đó. Chú ý :

Từ nay khi nói đến đa giác mà không chú thích gì thêm ta hiểu đó là đa giác lồi.

Các đỉnh là các điểm : A, B, ...

Các cạnh là các đoạn thẳng : AB, BC, ...

Các đường chéo là các đoạn thẳng nối hai đỉnh không kề nhau : AC, CG, ...

Các góc là Â, Bˆ, ...

Các điểm M, P là các điểm trong của đa giác Các điểm R, Q là các điểm ngoài của đa giác Gọi n là số cạnh của đa giác, n = 3, 4, 5, 6, 7 gọi là :...

Hoạt động 2 : Xây dựng khái niệm đa giác đều

Tam giác đều Tứ giác đều Ngũ giác đều Lục giác đều Tam giác đều có ba trục đối xứng, hình vuông có bốn trục đối xứng và tâm đối xứng là giao điểm của hai đường chéo. Ngũ giác đều có năm trục đối xứng.

Lục giác đều có sáu trục đối xứng và có một tâm đối xứng.

Một phần của tài liệu GA hình 8 (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w