Vai trò của chuỗi cung ứng trong hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi cung ứng cá ngừ đại dương của Công ty TNHH Hoàng Hải (Trang 36)

L ỜI CẢM ƠN

1.1.6.Vai trò của chuỗi cung ứng trong hoạt động kinh doanh

5. Kết cấu của đề tài

1.1.6.Vai trò của chuỗi cung ứng trong hoạt động kinh doanh

Chuỗi cung ứng đang ẩn sau tất cả mọi hoạt động nhưng các doanh nghiệp lại nghĩ nó chỉ là thứ vụn vặt, quan trọng thếnào được bằng marketing, bằng sales, bằng chiến lược kinh doanh....Tuy nhiên, thực tế cho thấy chuỗi cung ứng đóng vai trò cực kì quan trọng trong hoạt động kinh doanh của bất kì doanh nghiệp nào.

Thứ nhất, chuỗi cung ứng chính là yếu tố quyết định sự thành công của chiến lược kinh doanh mà doanh nghiệp đề ra. Nếu doanh nghiệp theo đuổi chiến lược cạnh tranh bằng giá thì chuỗi cung ứng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong tối ưu hóa chi phí. Hoặc nếu doanh nghiệp theo đuổi chiến lược mở rộng thị phần, chuỗi cung ứng cũng là yếu tố quyết định trong việc cung ứng hàng hóa và dịch vụđi kèm đến thịtrường.

Thứ hai, chuỗi cung ứng là cách tiếp cận hiệu quả nhất nhằm tăng sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp so với các đối thủ. Với bối cảnh cạnh tranh khốc liệt ở thịtrường toàn cầu như hiện nay, chỉ riêng một mắt xích trong chuỗi cung ứng như quản lý việc giao hàng đúng hẹn, hoặc nhanh hơn đối thủ một vài phút cũng khiến doanh nghiệp tăng uy tín của mình trong mắt đối tác. Hoặc doanh nghiệp có thể xây dựng được ưu thế cạnh tranh với mức chi phí thấp nhờ việc tối ưu hóa chi phí trên toàn chuỗi cung ứng. Doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều khoản chi phí như: giảm chi phí điều hành chung, giảm hàng hóa lưu kho.

Thứ ba, chuỗi cung ứng bao gồm các mối liên kết chặt chẽ giữa các thành viên ngoài công ty và các bộ phận bên trong công ty giúp mọi hoạt động kinh doanh diễn ra nhịp nhàng hiệu quả hơn như: (i) Thực hiện kế hoạch mua hàng và giao hàng tốt hơn, tăng nhanh thời gian đáp ứng đơn hàng. (ii) Nâng cao chất lượng nguồn cung cấp đầu vào, nâng cao số lượng và chất lượng sản phẩm hoàn thành. (iii) Xúc tiến nhanh các đơn hàng, đưa sản phẩm đến nhà phân phối và khách hàng nhanh hơn. (iv) Thu hút thêm nhiều khách hàng, gia tăng thị phần từđó sẽlàm tăng doanh thu và lợi nhuận.

Thứ tư, chuỗi cung ứng giúp tăng khả năng quản lý rủi ro trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi chuỗi cung ứng đã khái quát lên bức tranh tổng thể mọi hoạt động, mọi mối quan hệ cũng như những mắc xích chủ chốt ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp một cách rõ ràng. Nhà quản lý chỉ cần hiểu rõ bức tranh ấy có thể ngăn chặn, giảm thiểu các rủi ro và tránh thất thoát các khoản chi phí không đáng có.

Thếnhưng, những lợi ích kể trên chỉ đạt được khi chuỗi cung ứng được xây dựng một cách tối ưu (vận hành nhịp nhàng, có khảnăng đáp ứng nhu cầu khách hàng ở mức cao nhất với chi phí vận hành thấp nhất) và quản lí chặt chẽ (có hệ thống thông tin được tổ chức khoa học và cập nhật thường xuyên để giúp các bộ phận phối hợp ăn ý với nhau nhằm phản ứng nhanh nhạy với những biến động thường xuyên và liên tục của môi trường kinh doanh). Các doanh nghiệp nên cố gắn hoàn thiện chuỗi cung ứng của mình một cách tối ưu nhất có thể.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi cung ứng cá ngừ đại dương của Công ty TNHH Hoàng Hải (Trang 36)