Nội dung

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi cung ứng cá ngừ đại dương của Công ty TNHH Hoàng Hải (Trang 121)

L ỜI CẢM ƠN

5. Kết cấu của đề tài

3.1.3.2. Nội dung

Công ty muốn có được nguồn nguyên liệu chất lượng cao, giá cả tốt thì trước tiên phải nâng cao ý thức trách nhiệm của các nhà cung cấp (đảm bảo nguyên liệu đầy đủ cả về mặt số lượng lẫn chất lượng) cũng như đẩy mạnh kênh thu mua trực tiếp. Để ngư dân bán cá trực tiếp cho công ty thay vì thông qua đầu nậu thì công ty phải có các chính sách, phương án giải quyết các vướng mắc sau: (i) Tình trạng thiếu vốn của ngư dân cho việc sửa chữa, đóng tàu hiện đại và trang trải chi phí khai thác…). (ii) Công ty phải tạo được uy tín và mối quan hệ rộng rãi với ngư dân. (iii) Thanh toán tiền ngay khi mua cá và tự lo xe vận chuyển. Sơ đồ 3.3, minh họa các chính sách đầu tư thu mua đối với ngư dân mà công ty có thể áp dụng giải quyết các nhu cầu trên.

- Trạm thu mua nguyên liệu

Nhân viên thu mua vẫn tiếp tục thỏa thuận trực tiếp với các chủ tàu khai thác, tàu dịch vụ thu mua trên biển để mua cá ngừ. Thanh toán ngay và dùng xe tải lạnh công ty vận chuyển vềcơ sở sản xuất.

- Cấp vốn và bao tiêu sản phẩm

Công ty thỏa thuận trực tiếp với các ngư dân, cấp vốn và bao tiêu sản phẩm đủ chất lượng của họ. Thay vì vay vốn từ các chủ nậu vựa với lãi suất cao, ngư dân sẽđồng ý với thỏa thuận với công ty đểđược cấp vốn với lãi suất

ổn định hơn và có đầu ra cho cá ngừ khai thác. Bằng cách các ngư dân cũng có trách nhiệm hơn trong việc đảm bảo chất lượng cá khai thác. Cần có văn bản hợp đồng đểđảm bảo mọi hoạt động diễn ra đúng với thỏa thuận của hai bên. Nhưng tập quán mỗi vùng khác nhau, ngư dân cũng rất ngại các loại thủ tục giấy tờ. Chính vì vậy, bước đầu công ty sẽ triển khai phương án này với đối tượng ngư dân thuộc địa bàn tỉnh, linh hoạt trong việc giao kết, sử dụng hình thức văn bản cam kết viết tay.

- Đầu tư vốn đóng tàu, nâng cấp đội tàu khai thác của công ty

Công ty có thể đầu tư vào chính đội tàu khai thác của mình, trang bị thiết bị hiện đại, công nghệ bảo quản tốt. Sau đó thuê ngư dân (những ngư dân thiếu vốn đóng tàu, chi phí khai thác…) thực hiện hoạt động khai thác. Công ty sẽ có nguồn cá ngừ nguyên liệu ổn định chất lượng tốt, nguồn lợi từ những sản phẩm khác bán đi. Ngư dân có phương tiện khai thác và nguồn thu nhập. Đôi bên sẽ cùng có lợi.

- Đầu tư tàu dịch vụ thu mua trên biển

Công ty cũng có thể đầu tư các tàu thu mua nguyên liệu trực tiếp từ các tàu hoạt động khai thác trên biển. Các tàu này sẽ cung cấp đá, nguyên liệu, dầu…cần thiết cho ngư dân bám biển khai thác, ngư dân có thể bán cá ngay trên biển tiết kiệm chi phí vào bờ, giảm thiểu thời gian cũng như rủi ro trong việc bảo quản cá.

Thực hiện các phương án trên công ty có thể làm giảm đi sức ảnh hưởng của các trung gian, nhưng chưa thể loại bỏhoàn toàn đươc. Còn nhiều trở ngại như: (i) các trung gian là người địa phương, am hiểu thị trường rõ hơn; (ii) các trung gian đã có quan hệ lâu dài với các ngư dân; (iii) công ty khó có thể giải quyết được hai vấn đề “tiền tươi” và phương tiện vận chuyển cho ngư dân như các trung gian. Vì vậy, công ty vẫn phải duy trì củng cố quan hệ

hợp tác với các đại lý, chủ nậu vựa. Tuy nhiên, để tạo động lực nâng cao chất lượng cho khâu khai thác và thu mua, công ty nên giao dịch qua hợp đồng, đòi

hỏi các yêu cầu về chất lượng khắc khe hơn, tiến hành kiểm soát chặt chẽ nguồn nguyên liệu. Đồng thời duy trì mối quan hệ mật thiết, mang lại lợi ích cho các trung gian bằng việc trích hoa hồng hoặc cho một xuất lương cốđịnh.

Sơ đồ 3.3: Mô hình hợp tác đầu tư đề xuất

(Nguồn: tác giả) Công ty TNHH Hoàng Hải Nhà XK nguyên liệu Trung gian Ngư dân H p đ ng Tàu dịch vụ thu mua trên biển Đ u Quan h h p tác Ngân hàng Cơ quan cấp giấy chứng nhận Nghiệp đoàn nghề cá Nhà nhập khẩu Công ty dịch vụ Khách hàng nội địa H p đ ng  Hiệp hội Cá ngừ Việt Nam  Hiệp hội Cá ngừ tỉnh Khánh Hòa Tham gia Tàu khai thác cá ngừ

Ngoài ra, đểđảm bảo nguồn nguyên liệu ổn định lâu dài cho hoạt động sản xuất, công ty sẽ tiếp tục tiến hành thêm hoạt động nhập khẩu cá ngừ. Tất

cả các giao dịch thỏa thuận với các công ty thương mại cần được lên văn bản để có sự ràng buộc về mặt pháp lí cũng như nâng cao trách nhiệm cho nhà cung cấp.

Một số mối quan hệ công ty cần lưu tâm đặc biệt khác như: các ngân hàng (VCB, BIDV, AGRIBANK) cơ quan cấp giấy chứng nhận và các nghiệp đoàn nghề cá (Nghiệp đoàn nghề cá phường Vĩnh Phước, TP. Nha Trang). Nó giữ vai trò quan trọng trong việc đảm bảo lợi ích về tài chính, nguồn vốn, thủ tục hành chính lâu dài trong hoạt động kinh doanh cũng như hỗ trợ vốn, công tác khai thác và cấp chứng nhận đánh bắt cho ngư dân. Công ty không những phải duy trì, củng cố quan hệ hợp tác lâu dài mà cần tạo sự ràng buộc trách nhiệm thông qua: hợp đồng bảo trợ và cung cấp tài chính tín dụng cho liên kết giữa công ty và ngân hàng, đánh giá chứng nhận giữa công ty và cơ quan cấp giấy chứng nhận.

Công ty cũng cần tích cực tham gia các Hội nghề nghiệp như Hiệp hội Cá ngừ Việt Nam (VINATUNA), Hiệp hội Cá ngừ tỉnh Khánh Hòa (Khanhhoa Ocean Tuna Assocition - KHAOTA), tích cực phối hợp hoạt động với Hiệp hội Cá ngừ các tỉnh Bình Định, Phú Yên và Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP). Đó là nơi gặp gỡ chia sẽ kinh nghiệm, cùng hợp tác cùng có lợi giữa các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu và ngư dân. Công ty có thểtăng cường gặp gỡ, tạo mối quan hệ với các ngư dân tham gia trong các hội nghề nghiệp. Từđó mở rộng quan hệ với các ngư dân trong các tổ sản xuất.

Đầu tư - thu mua - chế biến - tiêu thụ - xuất khẩu

Nếu công tác đầu tư ở trên giúp công ty có nguồn nguyên liệu chất lượng cao, ổn định để thu mua thì hoạt động chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu chính là yếu tố chủ chốt quyết định việc hình thành, duy trì và phát triển liên kết trong phương thức: đầu tư - thu mua - chế biến - tiêu thụ - xuất khẩu. Bởi

vì nếu công ty không kinh doanh hiệu quả, hoạt động tiêu thụ và xuất khẩu trì trệ thì doanh thu giảm, công ty không có lợi nhuận sẽ hạn chế sản xuất và không có ngân sách cho kế hoạch đầu tư.

Công ty cần phải tăng cường công tác quản lí và kiểm soát chất lượng ở khâu chế biến, tiêu thụ. Đầu tư công nghệ thiết bị hiện đại tiên tiến, huấn luyện đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân để sản xuất các mặt hàng có giá trị cao. Áp dụng các chương trình tiêu chuẩn chất lượng tiên tiến để mặt hàng cá ngừđủ tiêu chuẩn xuất khẩu đến những thị trường khó tính. Ngoài ra, việc đẩy mạnh hoạt động tiếp thị và xúc tiến thương mại cũng hết sức quan trọng. Tổ chức lại hệ thống thông tin để có thể phản ánh kịp thời sựthay đổi nhu cầu của người tiêu dùng. Nghiên cứu kỹ sựthay đổi nhu cầu tiêu dùng của từng nước nhập khẩu. Mặt khác, tích cực quảng cáo sản phẩm trên website. Nâng cấp và hoàn thiện website công ty trở nên chuyên nghiệp, đầy đủ thông tin về công ty cũng như sản phẩm để có thể phục vụ khách hàng tốt hơn. Trong khi đây là một kênh tương tác khá quan trọng giữa công ty với khách hàng thì website của công ty quá sơ sài và thiếu thông tin. Trang web công ty cũng nên có mục hướng dẫn cách chế biến cá ngừ, đẩy mạnh quảng cáo hướng đến khách hàng tiêu dùng nội địa. Trong tương lai có thể mở văn phòng đại diện ở nước ngoài, tham gia các hội chợ triễn lãm trong và ngoài nước, các hội chợ quốc tế, hội chợ chuyên ngành như Vietfish, Boston, Brussel, Đại Liên…để có thể gặp gỡ, tiếp xúc tương tác nhiều hơn với khách hàng ở các thịtrường của công ty.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi cung ứng cá ngừ đại dương của Công ty TNHH Hoàng Hải (Trang 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)