Thay kho chứa hàng bằng trung tâm phân phối

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi cung ứng cá ngừ đại dương của Công ty TNHH Hoàng Hải (Trang 49)

L ỜI CẢM ƠN

5. Kết cấu của đề tài

1.4.2.2. Thay kho chứa hàng bằng trung tâm phân phối

Mô hình kho truyền thống đã quá lỗi thời. Nó như một ốc đảo, ở đó người ta làm gì và làm ra sao ít ai biết được. Ngay cả bản thân những nhân sự quan trọng trong kho cũng đều được quy về cùng một người là “thủ kho”, với vai trò cầm giữ hàng thật chặt hơn là điều tiết dòng chảy hàng hóa liên tục. Nhưng giờ đây mọi thứđã đổi khác. Dưới áp lực của dịch vụ khách hàng, của chất lượng và tiêu chuẩn đạo đức kinh doanh thì nhà kho trở thành điểm đến đầu tiên cho mọi công cuộc đổi mới chuỗi cung ứng.

a) Trung tâm phân phối

Trung tâm phân phối không chỉ là một kho chứa hàng thông thường, nó là điểm tiếp xúc nhạy cảm nhất giữa cung và cầu trong mỗi doanh nghiệp. Sứ

mạng chủ chốt của trung tâm phân phối là dung hòa được các yêu cầu từ cung và cầu, đảm bảo dòng chảy hàng hóa liên tục và gia tăng nhiều giá trị để hoàn thành tốt đơn hàng. Từ phía cung, trung tâm phân phối phải đảm bảo tính hiệu năng (efficiency), bao gồm quản lý tồn kho hiệu quả, vận tải tối ưu, vận hành trung tâm một cách hoàn hảo. Từ phía cầu, trung tâm phân phối phải đảm bảo được khảnăng đáp ứng cao và nhanh (response).

Vềcơ bản, chức năng chính của trung tâm phân phối là: - Xử lý và hoàn thành đơn hàng.

- Quản lý việc vận chuyển hàng (trung tâm phân phối là đầu não điều tiết toàn bộ hoạt động phân phối một cách nhịp nhàng).

Ngoài ra sẽ tham gia vào việc tạo ra giá trị như trì hoãn đơn hàng (postponement) hay đẩy nhanh việc chuyển hàng (cross-docking).

Hình 1.3: Các chức năng chính trong trung tâm phân phối

(Nguồn: http://www.gscom.vn/portal/chuyende-scm/tam-biet-nha-kho-xin- chao-trung-tam-cung-ung-phan-1.html)

b) Sự tiến hóa trung tâm phân phối từ nhà kho truyền thống

Nhà kho truyền thống Trung tâm phân phối trong chuỗi cung ứng

 ĐẶC ĐIỂM CHUNG

Nơi lưu trữ hàng Trung tâm chuyển hàng nhanh

Tách biệt, hoạt động độc lập Tích hợp với chuỗi cung và cầu doanh nghiệp Là điểm tạo ra chi phí Là nơi tạo ra lợi nhuận

Tập trung vào hiệu năng Hiệu năng nhưng vẫn linh hoạt đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng

Cứng nhắc, định hướng vào hàng hóa

Linh hoạt, định hướng vào dịch vụ và giá trị gia tăng

Không có giá trị gia tăng Cá biệt hóa sản phẩm đểtăng giá trị Vận hành theo mô hình

logistic truyền thống

Tích hợp với hệ thống phân phối và chuỗi cung ứng

Hoạt động bị trùng lắp, thừa thải

Mọi sự thừa thải được giảm thiểu

Một chiều Gắn kết với chiến lược, con người, quy trình và công nghệ của doanh nghiệp

 CƠ SỞ HẠ TẦNG

Lớn, tập trung Nhỏhơn phân bổ theo vùng Lãng phí không gian chứa

hàng

Tận dụng tối đa không gian chứa hàng

Không gian phục vụ cho việc lưu trữ

Điểm trung chuyển giúp hàng hóa di chuyển nhanh cộng với các dịch vụ giá trịgia tăng

 CON NGƯỜI VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC Mỗi nhân viên, công nhân

chỉ làm một việc

Xây dựng nhóm đa kỹnăng

Duy trì thói quen kinh nghiệm cũ

Xây dựng kĩ năng mới

chuyện thường ngày

Mô hình quản lý quan liêu quá mức thiếu sự tin tưởng và phân quyền

Trao quyền cho nhân viên

 CÔNG NGHỆ

Tự giải quyết vấn đền theo quan điểm của từng cá nhân

Giải quyết các vấn đề dưới sự hỗ trợ của công nghệ

Hệ thống lạc hậu, không kết nối với các bên liên quan

Hệ thống CNTT tích hợp với các bên tham gia vào hoạt động phân phối

Chậm và thiếu chính xác trong việc hỗ trợ dự báo

Hỗ trợ thông tin dự báo ngay lập tức

Quá trú trọng vào tài sản: hàng hóa, đội xe và nhà kho

Chú trọng vào thông tin

Các kĩ năng về công nghệ lạc hậu

Các kỹ năng về công nghệ mới thông qua đào tạo và tái đào tạo.

 KẾT QUẢ

Thời gian xử lý đơn hàng Tăng nhanh gấp đôi Mức độ chính xác đơn hàng vận chuyển Tốt hơn 20% Thời gian dịch vụ khách hàng Tốt hơn 50%

Mức độ chính xác tồn kho 99% Hàng hóa bị hư hại Giảm 75% Năng suất lao động của công

nhân

Tăng từ5% đến 40%

Chi phí di chuyển sản phẩm trong kho

Giảm từ10% đến 20%

c) Thuê ngoài trung tâm phân phối

Thuê ngoài trung tâm phân phối cũng là một xu hướng phổ biến. Unilever, P&G, Kimberly Clark, Samsung, LG, Metro Cash and Carry, Yamaha, Honda,… đều đã tiến hành thuê ngoài hoạt động trung tâm phân phối. Tuy nhiên mức độ tham gia của nhà cung cấp dịch vụ khác nhau tùy theo từng doanh nghiệp. Thuê ngoài đang dần trở thành một phương án tối ưu

giúp doanh nghiệp tập trung hơn nữa vào hoạt động/năng lực cốt lõi, trong khi vẫn có thể tận dụng lợi thế quy mô, kinh nghiệm, nguồn lực số đông của nhà cung cấp dịch vụ logistics bên thứ ba. Một lợi ích quan trọng nữa của phương án này chính là nó giúp doanh nghiệp giải phóng nguồn lực (vốn, tài sản, nhân sự, hệ thống CNTT...) vốn đang là bài toán đau đầu cho mỗi doanh nghiệp. Bên cạnh các nhà cung cấp dịch vụ logistics thứ ba chuyên nghiệp nước ngoài như Schenker Gemadept, Linfox, DHL Supply Chain, YCH liên doanh với Protrade, Mapple Tree,… đang ồạt đầu tư trung tâm phân phối hiện đại, các doanh nghiệp dịch vụ logistics trong nước cũng đã và đang tìm cách nâng tầm kịp thời. Đại diện là hai nhà cung cấp dịch vụ ICD Sóng Thần, ICD Tiên Sơn đã mạnh dạn đầu tư vào phát triển trung tâm phân phối hiện đại cả về cơ sở hạ tầng, nhân sự cũng như hệ thống CNTT. Tuy nhiên các trung tâm phân phối phải đối diện với tình trạng thiếu nguồn lực và thiếu kinh nghiệm của cả nhà cung cấp dịch vụ lẫn doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG VỀ CHUỖI CUNG ỨNG CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG CỦA CÔNG TY TNHH HOÀNG HẢI

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi cung ứng cá ngừ đại dương của Công ty TNHH Hoàng Hải (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)