Chia sẽ thông tin trong toàn chuỗi cung ứng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi cung ứng cá ngừ đại dương của Công ty TNHH Hoàng Hải (Trang 46)

L ỜI CẢM ƠN

5. Kết cấu của đề tài

1.4.2.1. Chia sẽ thông tin trong toàn chuỗi cung ứng

a) Tác động “Roi da”- Bullwhip

Khi có thay đổi nhỏ về nhu cầu sản phẩm từ khách hàng, điều này sẽ chuyển thành những thay đổi lớn hơn về nhu cầu từ các công ty trong chuỗi cung ứng. Các công ty ở những giai đoạn khác nhau trong chuỗi đều có cái nhìn khác nhau về toàn cảnh nhu cầu thị trường, kết quả là sự phối hợp trong chuỗi cung ứng bị chia nhỏ. Thông tin nhu cầu không chính xác chuyển tải từ

một thành phần trong chuỗi cung ứng đến một thành phần khác có thể dẫn tới lãng phí to lớn: mức độ dự trữ lớn quá mức, dịch vụ khách hàng tồi, mất doanh số, kế hoạch sản xuất không chính xác, vận tải không hiệu quả.

b) Nguyên nhân

- Cập nhật dự báo nhu cầu

Mỗi công ty trong chuỗi cung ứng thường thực hiện việc dự báo sản phẩm nhằm giúp việc lên kế hoạch sản xuất, hoạch định nguồn lực, kiểm soát tồn kho và hoạch định nguyên vật liệu. Dựbáo thường dựa trên dữ liệu lịch sử đơn hàng của khách hàng trực tiếp. Mỗi khi có đơn hàng từđối tác thì các nhà quản lý sẽ coi thông tin đó như là tín hiệu về nhu cầu tương lai. Dựa trên tín hiệu ấy, nhà quản lý sẽ điều chỉnh dự báo nhu cầu của mình. Tiếp theo, họ dùng thông tin ấy để đặt hàng cho nhà cung cấp (thành phẩm, nguyên vật liệu). Chính việc xử lý thông tin/ tín hiệu nhu cầu chính là yếu tố chủ chốt gây ra hiệu ứng bullwhip.

- Đơn đặt hàng theo gói/lô

Đặt hàng theo lô phát sinh khi công ty muốn đặt số lượng lớn các sản phẩm trong ngắn hạn với mục đích là tối ưu hóa chi phí xử lý đơn hàng và chi phí vận tải. Trong chuỗi cung ứng, mỗi công ty khi đặt hàng với đối tác đều sử dụng một vài mô hình kiểm soát tồn kho. Khi nhu cầu đến, tồn kho sẽ giảm nhưng công ty có thể không đặt hàng với nhà cung cấp ngay lập tức, mà họ thường gộp hoặc gom các nhu cầu lại rồi mới đặt hàng. Thay vì đặt hàng liên tục thường xuyên, các công ty đặt hàng theo tuần/ hoặc hai tuần thậm chí hàng tháng. Nhà cung cấp không thể xử lý các đơn hàng liên tục thường xuyên, vì yếu tố thời gian và chi phí xử lý đơn hàng kiểu ấy quá lớn. Nhà cung cấp này sẽ gặp tình trạng đơn hàng thất thường. Vì đơn hàng có thể rất cao vào một thời điểm trong tháng, trong khi cả tháng lại không có đơn hàng. Và điều này cũng góp phần gây ra hiệu ứng Bullwhip.

Nhà sản xuất và phân phối định kỳcó chương trình khuyến mãi đặc biệt như chiết khấu giá, chiết khấu theo số lượng, coupon…Tất cả chương trình khuyến mại này đều dẫn tới sự biến động giá cả. Hơn nữa, nhà sản xuất thường chào mời những hợp đồng thương mại hấp dẫn (như chiết khấu đặc biệt, ưu đãi giá, ưu đãi thanh toán) cho nhà phân phối và bán sỉ, một hình thức gián tiếp của chiết khấu giá. Và thế là khách hàng mua hàng với số lượng lớn không hề phản ánh nhu cầu thực sự tại thời điểm đó. Họ mua hàng chỉ để dự trữ cho tương lai. Việc mua hàng của họ không phản ánh thực tình hình tiêu thụ, và mức biến động trong mua hàng theo số lượng lớn sẽ lớn hơn nhiều so với biến động tiêu thụ. Vậy là hiệu ứng bullwhip lại xuất hiện.

- Trò chơi hạn chế và thiếu hụt

Khi nhu cầu vượt quá khả năng cung cấp, nghĩa là nhà sản xuất đang hạn chế sản phẩm của mình đến khách hàng. Nhà sản xuất sẽ phân bổ sốlượng tỷ lệ theo sốlượng đã đặt hàng. Ví dụ, nếu tổng cung chỉ bằng 50% tổng cầu thì khách hàng chỉ nhận được 50% sốlượng mà họđã đặt hàng. Khách hàng sẽ phóng đại nhu cầu thực sự của mình lên khi họđặt hàng. Họ sẽ đặt hàng gấp đôi với nhiều nhà cung cấp khác nhau và chính thức mua từ nhà cung cấp đầu tiên có thể giao hàng, sau đó hủy bỏ các đơn hàng trùng lắp còn lại. Trong trường hợp này, đơn hàng của khách hàng phản ánh không chính xác nhu cầu thực. Đây chính là phản ứng ngược khi có tình trạng thiếu hụt và chếđộ phân bổ xuất hiện.

c) Chia sẻ thông tin

Về lý thuyết hiệu ứng bullwhip sẽ không xảy ra nếu tất cảcác đơn hàng đặt chính xác đáp ứng nhu cầu của từng thời kì. Đểđạt được điều đó điều kiện tiên quyết là: tất cả các thành viên của một chuỗi cung ứng phải có sự hợp

tác đáng tin cậy và chia sẽ thông tin. Thông tin về nhu cầu tiêu dùng cần được chia sẻ rộng rãi giữa các thành phần tham gia vào chuỗi cung ứng: người tiêu dùng (tín hiệu sẽđược thu lại từ các nhà phân phối hoặc các cửa hiệu bán lẻ), nhà phân phối sản phẩm, nhà sản xuất chính, nhà cung ứng dịch vụ

logistics, nhà cung cấp đầu vào, nhà bán lẻ. Bên cạnh đó chia sẻ điểm bán hàng chung-POS (Point-Of-Sales) giữa các công ty trong chuỗi cung ứng vì POS giúp công ty phản hồi nhanh khi nhu cầu thị trường thay đổi. Tập trung vào người tiêu dùng cuối cùng để giảm bớt sai lệch trong dự báo nhu cầu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi cung ứng cá ngừ đại dương của Công ty TNHH Hoàng Hải (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)