L ỜI CẢM ƠN
5. Kết cấu của đề tài
1.4.1.2. Quản lý hiệu quả các mối quan hệ trong chuỗi cung ứng
Nếu các nhà quản lý nhìn nhận rằng sự thành công trong cạnh tranh phụ thuộc nhiều vào chuỗi cung ứng hơn là các yếu tố khác, chắc hẳn họ sẽ thấy tầm quan trọng của việc tạo ra và duy trì các mối quan hệ trong chuỗi cung ứng một cách hiệu quả. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa mọi mối quan hệ trong chuỗi cung ứng luôn được cho là đặc biệt và duy nhất. Thay vào đó, các mối quan hệ khác nhau đòi hỏi những mức độ khác nhau về sự quan tâm, chia sẻ thông tin và hợp tác. Nhà quản lý chuỗi cung ứng sẽ đem lại giá trị bằng việc quyết định những mối quan hệ tương ứng cho những đối tác cụ thể và lựa chọn những cách tiếp cận chuỗi cung ứng phù hợp.
a) Hàng hóa và dịch vụ có tổng giá trị thấp và thị trường cung cấp giới hạn
Nhà quản lý tạo ra giá trị bằng cách giảm chi phí giao dịch khi mua hàng. Thậm chí khi một mục có nhiều nhà cung cấp tiềm năng, thì chi phí tìm
kiếm và so sánh các nguồn khác nhau có thểcao hơn giá trị đem lại từ nỗ lực này. Trên thực tế, các mối quan hệ này không phải là quan tâm chính.
b) Hàng hóa hay dịch vụ và có nhiều nhà cung ứng và chi phí chuyển đổi nhà cung ứng thấp
Nhà quản lý dựa trên việc đấu thầu cạnh tranh, hợp đồng ngắn hạn, đấu giá ngược trên mạng Internet (Reverse Internet Auction), và mua hàng theo gói (Blanket Purchase Order) khi mua các mặt hàng/dịch vụ này. Các mối quan hệ với nhà cung cấp các mục này thường có đặc thù là rất cạnh tranh và tập trung vào vấn đề giá cảlà chính. Do đó, việc theo đuổi các mối quan hệở cấp độcao hơn có thể là không hiệu quả bởi chi phí cho mối quan hệ này có lẽ là cao hơn lợi ích mang lại.
c) Hàng hóa và dịch vụ được kí hợp đồng dài hạn cho số lượng lớn
Việc đàm phán hợp đồng cần tập trung vào các yếu tố có thểảnh hướng đến hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng như là chi phí, chất lượng, giao hàng, đóng gói, logistics, quản lý tồn kho và dịch vụ. Do phải phụ thuộc vào các khoản mục này nên tập trung vào tổng chi phí hơn là giá cả. Các mối quan hệ với nhà cung ứng cung cấp những sản phẩm mang tính đòn bẩy này thường trên cơ sở hợp tác.
d) Hàng hóa và dịch vụ tiêu tốn phần lớn chi phí mua hàng và có vai trò rất quan trọng với tính năng của sản phẩm
Sẽ có ít hơn các nhà cung cấp có thể đáp ứng yêu cầu mua hàng. Mặc dù các hạng mục có tính chiến lược này chỉ chiếm phần nhỏ trong tổng lượng giao dịch nhưng chúng đóng vai trò tác động đáng kểđến chi phí hay hiệu quả sản xuất. Có nhiều cơ hội tạo ra giá trị bằng những nỗ lực mang tính hợp tác.
Các nhà quản lý chuỗi cung ứng cũng phải có khảnăng đánh giá những yêu cầu của chuỗi cung ứng và tìm ra những mối quan hệ thỏa mãn tốt nhất một yêu cầu đặc thù nào đó. Việc theo đuổi mối quan hệ hợp tác hay cộng tác trong điều kiện mà chỉ cần đến quan hệ cạnh tranh thì sẽ là rất lãng phí. Ngược
lại, theo đuổi mối quan hệ cạnh tranh trong khi cần một mối quan hệ cộng tác hay hợp tác sẽ làm mất những giá trị chưa trở thành hiện thực.