Nhà cung cấp nguyên liệu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi cung ứng cá ngừ đại dương của Công ty TNHH Hoàng Hải (Trang 68)

L ỜI CẢM ƠN

5. Kết cấu của đề tài

2.2.2.1. Nhà cung cấp nguyên liệu

a) Tàu khai thác của công ty

Công ty hiện sở hữu 3 tàu câu cá ngừđại dương được trang bị thiết bị khai thác đầy đủ. Ngư trường khai thác chính là ở vùng biển quần đảo Trường Sa, năng suất ước đạt 15-20kg/ 100 lưỡi câu. Các tàu này chuyên cung cấp hàng tươi, chất lượng cao để xuất khẩu theo đường hàng không. Vì thế, kĩ thuật khai thác được sử dụng là nghề câu vàng, không sử dụng kĩ thuật câu tay kết hợp ánh sáng tránh làm ảnh hưởng và giảm chất lượng cá. Mỗi chuyến đánh bắt cá ngừđại dương có chi phí khoảng 140 đến 170 triệu đồng bao gồm chi phí thuê nhân công. Thời gian lênh đênh trên biển gần 25 ngày, sản lượng bình quân mỗi tàu trên 1,3 tấn cá (30-35 con cá ngừđại dương).

Hiện tại 3 tỉnh khai thác cá ngừ đại dương xa bờ được coi là chủ lực gồm Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa có hơn 35.000 ngư dân hoạt động với sốlượng tàu khoảng 3.500 chiếc. Sản lượng bình quân mỗi tàu trên 1,5 tấn cá/ chuyến. Khoảng 30% (90 tấn) cá ngừ nguyên liệu được công ty thu mua trực tiếp từ các chủ tàu khai thác tại các trạm thu mua, cảng cá mỗi tháng. Vậy số lượng các tàu có giao dịch với công ty bình quân 60 tàu/tháng. Tập trung chủ yếu là ở Khánh Hòa sau đó tới Phú Yên, một số ở Bình Định. Tại Nha Trang công ty dễdàng được biết đến và tiếp cận giao dịch với các ngư dân tại cảng cá Hòn Rớ (xã Phước Đồng, TP. Nha Trang).

c) Đại lý, nậu vựa

Đại lý có thể là người đi thu mua các ngừ trực tiếp từ các chủ tàu khai thác cá ngừ, tàu thu mua nguyên liệu trên biển, hay chỉ đóng vai trò là người môi giới cho công ty với người bán, hay đóng cả hai vai trò cùng một lúc. Chủ nậu vựa là người giao dịch mua cá trực tiếp từngư dân tại các cảng cá nhiều nhất nên giữa họvà ngư dân sẽ có mối quan hệ lâu dài mật thiết.

- Quan hệ với ngư dân

Ngư dân thích bán cá cho đại lý, chủ nậu vựa hơn các doanh nghiệp vì đơn giản và được thanh toán tiền hàng ngay. Các đại lý, chủ nậu vựa thường dùng tiền riêng của mình đểđầu tư cho một hay một số chủ tàu. Hình thức đầu tư có thể theo 2 dạng: (i) Đầu tư đóng tàu, chuẩn bị ngư cụ. (ii) Bảo lãnh cho chủ tàu mua dầu, đá trước mỗi chuyến đi biển. Một số chủ nậu vựa còn sở hữa riêng xưởng nước đá để bán cho chủ tàu.

- Quan hệ với công ty TNHH Hoàng Hải

Công ty thường chọn một hay một vài đại lý, nậu vựa có uy tín và tiềm lực tài chính để đặt quan hệ làm ăn. Công ty sẽ cam kết bao tiêu toàn bộ sản phẩm của các tàu mà đại lý, chủ nậu vựa đầu tư theo giá trị địa phương. Ngược lại, các đại đại lý nậu vựa ưu tiên cho công ty mua cá của các tàu mà

mình đã đầu tư. Họ thường phải đầu tư cơ sở vật chất tại nơi thu mua cũng như xe đông lạnh làm dịch vụ chở cá từcơ sở của mình đến công ty.

d) Nhập khẩu nguyên liệu từ các nước Châu Á

Giá cả thu mua của cá ngừ tại cảng trong nước hầu như do chủ nậu vựa quyết định nên thị trường nguyên liệu thu mua trong nước thường bất ổn. Trong khi đó nguyên liệu nhập khẩu, giá sản phẩm do thị trường quyết định thấp hơn giá thị trường trong nước nên bản thân công ty cũng đặt hy vọng và tiến hành mở rộng nhập khẩu cá ngừ nguyên liệu. Hơn thế, hệ thống các tàu đánh bắt nước ngoài hiện đại, công suất lớn, khảnăng đánh bắt trên diện rộng, nên thu được sản lượng cao và có thể hoạt động xuyên suốt trong cả năm nên nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định. Toàn bộ các tàu đều có hệ thống cấp đông nên chất lượng nguyên liệu được đảm bảo theo tiêu chuẩn EU cả về chất lượng lẫn điều kiện vệsinh an toàn. Hàng năm, công ty nhập khẩu khoảng 240 tấn cá ngừ nguyên liệu từcác nước châu Á như Indonesia, Philippines…

2.2.2.2. Công ty TNHH Hoàng Hải

Đóng vai trò nhà sản xuất và xuất khẩu cá ngừ, công ty TNHH Hoàng Hải là nhân tố chính trong chuỗi cung ứng. Công ty chính là đơn vị trực tiếp quản lý mọi hoạt động của chuỗi như hoạch định, tìm nhà cung cấp, sản xuất, phân phối và thu hồi. Từ việc lên sẵn các kế hoạch thu mua, sản xuất, phân phối giao hàng, các bộ phận chuyên trách của công ty tiến hành tìm nhà cung cấp nguyên liệu, giao dịch thu mua, tiếp nhận nguyên liệu. Sau khi được kiểm tra kỹ về chất lượng tiến hành chế biến, sản xuất thành phẩm và xuất khẩu sang các thị trường nhập khẩu hay tiêu thụ nội địa. Mỗi hoạt động của công ty đều gắn liền, có mối liên kết chặt chẽ với các thành viên còn lại.

2.2.2.3. Nhà nhập khẩu

Thịtrường nhập khẩu cá ngừ của công ty TNHH Hoàng Hải chủ yếu là các nước châu Á (Nhật Bản), các nước châu Mỹ (Mỹ), EU và Trung đông (Tiểu Quốc Ả Rập). Đặc điểm nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của từng thị trường

nhập khẩu khác nhau. Các đơn hàng từ Nhật chủ yếu là cá ngừ tươi sống sashimi xuất khẩu bằng hàng không. Thị trường Mỹ rất ưa chuộng sản phẩm cá ngừ đông lạnh có xông CO. Ngược lại thị trường EU không thích các sản phẩm có xông CO thay vào đó là các sản phẩm cá ngừ đông lạnh cắt steak, cube không xông CO.

Các sản phẩm cá ngừ đại dương của công ty khi xuất khẩu qua các nước hiện nay đều trải qua nhiều khâu trung gian, chứ không đến thẳng tay người tiêu dùng của khách hàng ở những nước nhập khẩu. Các nhà nhập khẩu chính là các công ty thương mại chuyên nhập khẩu để bán lại trực tiếp cho các hệ thống siêu thị, nhà hàng hay các các công ty chế biến. Nhà

nhập khẩu là những người chuyên mua đi bán lại, vì thế nên họ luôn được hưởng lợi và ít phải chịu rủi ro nhất. Hơn nữa họ là người có thể quyết định việc lựa chọn sản phẩm nhập khẩu từ nhiều thị trường khác nhau trên thế giới, vì thế nên họ luôn có lợi thế và nắm thế chủđộng rất cao trong việc yêu cầu về các lợi ích cho mình.

Sơ đồ 2.5: Kênh phân phối cá ngừ đại dương của công ty TNHH Hoàng Hải khi sang thị trường xuất khẩu

(Nguồn: tác giả)

2.2.2.4. Khách hàng nội địa

Sản phẩm cá ngừ vây vàng, mắt to tươi hầu như không được tiêu thụ nội địa mà chủ yếu phục vụ cho xuất khẩu. Công ty chỉ sản xuất theo đơn đặt hàng. Cung cấp cá ngừtươi nguyên con cho các nhà hàng Nhật tại Hà Nội và Sài Gòn làm món sushi và sashimi. Đối với sản phẩm cá ngừ đông lạnh có tỷ

Công ty TNHH Hoàng Hải Nhà nhập khẩu Bán lẻ/ Siêu thị Nhà hàng/ khách sạn Công ty chế biến Người tiêu dùng Bán lẻ

lệ tiêu thụ rất nhỏ, do người tiêu dùng Việt Nam chưa biết cách thức chế biến. Công ty chưa tổ chức các hoạt động quảng bá để tiêu thụ đối với dòng sản phẩm này. Tiêu thụ nội địa chủ yếu là các phế phẩm trong quá trình sản xuất. Cung cấp đầu và mắt các ngừ cho các đại lí thủy sản đông lạnh. Cung cấp xương và vụn cá cho các tiểu buôn ở chợ.

2.2.2.5. Nhà cung cấp dịch vụ

a) Cơ sở đóng sửa tàu thuyền

Hiện nay, các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa có 34 cơ sở đóng sửa tàu cá vỏ gỗ, 03 cơ sở đóng sửa tàu vỏ thép; 5 cơ sở đóng sửa tàu composite với khả năng đóng mới 700 chiếc/năm và sửa chữa khoảng hơn 12 nghìn chiếc/năm.Các cơ sở đóng, sửa tàu cá ở các địa phương chưa được quy hoạch, quy mô nhỏ, cơ sở vật chất kỹ thuật còn thiếu và yếu, tay nghềchưa được đào tạo, chủ yếu đóng tàu nhỏ vỏ gỗ theo mẫu và kinh nghiệm dân gian. Hầu hết các cơ sởđều chưa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật đóng sửa tàu cá.

b) Cơ sở sản xuất, kinh doanh nước đá

Bình Định có 125 cơ sở sản xuất nước đá phục vụ cho khai thác thủy sản, tổng công suất 1.125 tấn/ngày; Phú Yên có 87 cơ sở, tổng công suất 783 tấn/ ngày; Khánh Hòa có 57 cơ sở, tổng công suất 1.455 tấn/ ngày. Vào mùa vụ, lượng nước đá không đảm bảo cung ứng, một sốnơi ở các tỉnh Bình Định và Phú Yên, chất lượng nước đá không đảm bảo.

c) Tàu hoạt động dịch vụ thu mua trên biển

Hiện nay, ba tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa có khoảng 295 tàu hoạt động dịch vụ thu mua sản phẩm khai thác trên biển; trong đó: Bình Định có 02 tàu, Phú Yên có 08 tàu, Khánh Hòa có 285 tàu. Riêng tỉnh Khánh Hòa có 25 tàu thu mua tại vùng lộng và vùng khơi. Tàu khai thác bán cá cho các tàu thu mua trên biển sẽđược nhận tiền ngay và cá được chuyển nhanh về bờ, chất lượng sản phẩm tốt, giảm tổn thất sau thu hoạch. Ngoài việc mua sản

phẩm tàu dịch vụ thu mua trên biển còn hỗ trợ thao tác trong quá trình thả lưới, cung ứng nhiên vật liệu và thực phẩm cho tàu khai thác... tạo điều kiện để tàu khai thác và bám biển dài ngày, giảm chi phí, hiệu quả được nâng cao rõ rệt.

d) Thị trường vốn

- Các ngân hàng thương mại

Ngư dân thường xuyên vay vốn tại các ngân hàng thương mại. Đặc biệt là Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Nhu cầu vay vốn của ngư dân rất lớn nhưng ngân hàng không đáp ứng đủ vì phải căn cứ vào nguồn vốn huy động và chỉ tiêu trên giao. Mặt khác ngư dân không có tài sản đảm bảo. Nhiều ngân hàng chưa mạnh dạn cho ngư dân vay vốn là hiện nay nhiều tàu thuyền chưa được mua bảo hiểm và nhiều ngư dân không mặn mà với việc mua bảo hiểm thuyền viên.

Phía công ty Hoàng Hải, ba ngân hàng đang tài trợ vốn cho công ty gồm Agribank, Vietcombank và BIDV. Các ngân hàng này có quan hệ hợp tác làm việc lâu năm với công ty, chuyên đại diện và phục vụ hoạt động xuất khẩu.

- Chủ nậu vựa

Tiếp cận ngân hàng khó, nguồn vốn ngân hàng cho vay quá ít, thủ tục phức tạp, nhiều ngư dân đã chọn cách tạm ứng của “đầu nậu” để có tiền đóng mới và trang bị đầy đủcác ngư lưới cụ cần thiết phục vụra khơi, bám biển dài ngày. Rất hiếm trường hợp tàu cá đủ vốn, phần lớn là vay “nóng” từ tư nhân với lãi suất cao, đôi khi từ 25- 30%/năm; hoặc phải mua nợ vật tư, lương thực từ các “nậu”. “Nậu” biển không cho nợ một cách vô tư, mà còn những ràng buộc ngặt nghèo về việc phải bán lại sản phẩm với giá o ép. Nếu mua vật tư mà nợ tiền từ 20-50% thì giá cung ứng vật tư, lương thực sẽ dễ chịu hơn, nhưng nếu nợ hoàn toàn thì giá bán của "nậu" cao gấp nhiều lần so với thị trường, tính ra cao ngang ngửa các mức vay nặng lãi. Mặt khác, sau khi đánh

bắt vào bờ, ngư dân buộc phải bán cá với giá bị o ép, thấp hơn nhiều so với giá thị trường.

e) Dịch vụ logistic

- Forwarder – công ty giao nhận vận tải

Đây là bên trung gian, nhận vận chuyển hàng của chủ hàng, hoặc gom nhiều lô hàng nhỏ (consolidation) thành những lô hàng lớn hơn, sau đó lại thuê người vận tải (hãng tàu, hãng hàng không) vận chuyển từđiểm xuất phát tới địa điểm đích.

Công ty khó có thể tiếp cận với các hãng vận tải, hãng tàu và thỏa thuận được mức giá thấp. Vì vậy sử dụng forwarder sẽ giúp giảm chi phí, vì họ sẽ tìm tuyến đường vận chuyển tốt nhất, phương thức và hãng vận tải phù hợp nhất cho nhu cầu của công ty. Các forwarder cũng thu xếp nhiều lô hàng nhỏ để đóng ghép (consolidate) và vận chuyển tới địa điểm đích, nhờ vậy mà tiết giảm chi phí. Ngoài ra đây cũng là đơn vị giúp công ty hoàn tất hồ sơ thông quan và nộp thuế xuất nhập khẩu, nhất là các giấy tờ, chứng từ xuất khẩu bằng đường hàng không.

- Công ty vận tải

Các công ty cho thuê xe vận chuyển hoặc các công ty vận tải cho thuê container vận tải.

2.2.3. Quản lý chuỗi cung ứng

2.2.3.1. Quản lý đầu vào

a) Quản lý thông tin nhà cung cấp

Công ty quản lý thông tin nhà cung cấp thông qua danh sách nhà cung cấp ghi rõ các thông tin liên lạc và tình hình cung ứng nguyên vật liệu của các nhà cung cấp như: sốđiện thoại, địa chỉ, mức cung ứng sản lượng từng vụ, chất lượng nguồn hàng… Các thông tin này được thu thập ngay từđầu vụ cá chính sau đó được cập nhật thường xuyên qua các đợt thu mua nguyên vật

liệu. Công ty cũng quản lý thông tin nhà cung cấp dựa trên sổ quản lý nhập

hàng.

Bảng mẫu: Sổ quản lý nhập hàng Nhà cung

cấp

Ngày nhập Sản phẩm Số lượng Giá Đạt yêu cầu

Từ cuốn sổ này có thể đánh giá so sánh các nhà cung cấp khác nhau thông qua các tiêu chí: chất lượng, giá cả, thời gian giao hàng…Từđó, tìm ra lợi thếđiểm mạnh của từng nhà cung cấp tạo nền tảng thông tin cho việc chon lựa nhà cung cấp cho các đơn hàng sau. Công ty cũng liệt kê danh sách những nhà cung cấp quen, uy tín đểlàm ăn lâu dài. Ví dụ:

- Nhà cung cấp cá ngừ nguyên liệu

 Công ty TNHH Hải Nguyên

Địa chỉ: Thôn Thiện Chánh 1, xã Tam Quan Bắc, huyện Hoài Nhơn – Bình Định.

 Anh: Trần Thành Thật_Số CMND 210565469

Địa chỉ: Trường Xuân - Tam Quan Bắc - Hoài Nhơn - Bình Định.

- Nhà cung cấp vật liệu: bao bì, thùng carton, túi PA, PE…

 Công ty TNHH Hiệp Hưng

Địa chỉ: Thôn Cư Thạnh, xã Suối Hiệp, huyện Diên Khánh, Khánh Hòa.

 Công ty CP Đầu Tư và Phát Triển Bao Bì Đông Á

Địa chỉ: 436 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 4, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.

b) Quản lý mối quan hệ với nhà cung cấp

Nhân viên thu mua của công sẽ tìm kiếm liên hệ, giao dịch thỏa thuận trực tiếp với các chủ tàu khai thác cá ngừ, tàu hoạt động dịch vụ thu mua trên biển mới cập bến tại các cảng cá, bến cá. Để duy trì và tạo uy tín, công ty thanh toán tiền ngay cho ngư dân và dùng xe vận chuyển riêng của công ty chở nguyên liệu về cơ sở sản xuất. Mặt khác, công ty đầu tư trang thiết bị và chi phí khai thác cho đội tàu khai thác của mình và thuê ngư dân đánh bắt. Về phía trung gian, công ty giao dịch với các trung gian chủ yếu bằng miệng thông qua điện thoại, có kí kết hợp đồng với một số ít nhà cung cấp quen.

Công ty có trích hoa hồng hoặc dành một xuất lương cốđịnh cho những trung gian hợp tác hiệu quả. Đối với nguồn nguyên liệu nhập khẩu, công ty sẽ đàm

phán, ký kết hợp đồng nhập khẩu với các công ty thương mại. Mối quan hệ có ràng buộc pháp lí rõ ràng. Các công ty thương mại thường gửi email chào hàng cho phòng kinh doanh – xuất nhập khẩu hoặc nhân viên thu mua và công ty liên hệ lại, thỏa thuận giá cảvà các điều kiện liên quan với các nhà cung cấp nước ngoài qua điện thoại, fax hoặc email.

Việc công ty lựa chọn nhà cung cấp nào cho mỗi đơn hàng phụ thuộc vào thế mạnh của các nhà cung cấp đó. Thứ nhất là về chất lượng, công ty sẽ chọn nhà cung cấp có uy tín, cất lượng nguyên liệu tốt, phù hợp với tiêu chuẩn đơn hàng. Thứ hai, giá cả chào hàng tốt sẽ giúp giá sản phẩm công ty có tính cạnh tranh nhiều hơn. Thứ ba thời gian giao hàng nhanh hay chậm, điều này phù thuộc nhiều vào việc nhà cung cấp ở xa hay gần. Cuối cùng là hình thức

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi cung ứng cá ngừ đại dương của Công ty TNHH Hoàng Hải (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)