Vai trò của vốn NSNN trong đầu tư XDCB

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý vốn NSNN trong đầu tư XDCB của Sở Tài chính tỉnh Hà Tĩnh (Trang 30)

- Vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA của tổ chức Quốc tế và các Chính phủ hỗ trợ cho Chính phủ Việt Nam.

Vai trò của vốn NSNN trong đầu tư XDCB

Đầu tư XDCB từ vốn NSNN đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với toàn xã hội, đặc biệt đối với nền kinh tế đang trên đà chuyển dịch cơ cấu của các nước đang phát triển.

Thứ nhất: Đầu tư XDCB góp phần phát triển nhanh kết cấu hạ tầng KT - XH, thúc đẩy tăng trưởng. Nguồn vốn đầu tư của Nhà nước trong thời gian qua đã tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật và KT - XH ở các vùng, ngành trong cả nước; quan tâm đầu tư kết cấu hạ tầng nông thôn và nông nghiệp, các vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều khó khăn. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật và KT - XH ngày càng được phát triển, hoàn thiện làm thay đổi diện mạo của nhiều địa phương trong cả nước. Tốc độ và quy mô tăng đầu tư XDCB góp phần quan trọng vào tốc độ tăng GDP hàng năm, tăng cường tiềm lực nền kinh tế, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

Thứ hai: Đầu tư XDCB góp phần quan trọng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hoá, tăng đáng kể năng lực sản xuất mới. Trong

những năm qua, công tác XDCB tập trung vào những mục tiêu quan trọng về phát triển KT - XH, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng; tăng dần và cơ cấu lại ngành dịch vụ; giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp, lâm nghiệp. Trong từng ngành cũng tiếp tục có sự chuyển dịch về cơ cấu. Nhiều dự án, công trình hoàn thành đi vào sử dụng đã tăng thêm năng lực sản xuất cho nền kinh tế. NSNN cho đầu tư XDCB là tiềm lực kinh tế của Nhà nước, với vai trò chủ đạo, nó đã đường hướng đầu tư của nền kinh tế vào các mục tiêu chiến lược đã định của Nhà nước, làm chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế, sử dụng, bố trí lại hợp lý có hiệu quả các nguồn lực, tạo thêm nhiều cơ hội việc làm cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp trong nền kinh tế.

Thứ ba: Phát triển nền kinh tế một cách bền vững. Thông qua các chương trình DAĐT lớn Nhà nước đã bỏ ra hàng nghìn tỷ đồng để ĐTPT kinh tế ở những vùng sâu, vùng xa nhằm thực hiện chủ trương xoá đói, giảm nghèo, đảm bảo sự công bằng trong việc thụ hưởng các thành quả của tăng trưởng, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển ổn định, vững chắc. Dưới giác độ đó, ngoài tác động tăng trưởng kinh tế, an sinh xã hội được duy trì và kiềm chế được phần nào mặt trái của kinh tế thị trường làm cho nền kinh tế phát triển một cách bền vững. Xét về mặt bản chất, đầu tư của Chính phủ là một giải pháp để điều chỉnh những khuyết tật vốn có của nền kinh tế thị trường.

Thứ tư: Đầu tư của Nhà nước trong lĩnh vực XDCB giữ vị trí quan trọng trong đầu tư XDCB toàn xã hội nói riêng, và trong phát triển KT - XH nói chung. Nguồn vốn đầu tư XDCB từ Nhà nước thực sự có vai trò chủ đạo, dẫn dắt và làm các nguồn vốn của xã hội được huy động cho ĐTPT không ngừng tăng nhanh hàng năm và ngày càng đa dạng. Tầm quan trọng đó không chỉ vì đầu tư nguồn đầu tư của Nhà nước chiếm tỉ trọng lớn trong tổng đầu tư XDCB, mà còn vì nguồn vốn đầu tư này đã hình thành nên những công trình làm tiền đề cho chuyển dịch cơ cấu, thúc đẩy phát triển kinh tế, và cải thiện đời sống dân cư một cách căn bản.

Như vậy, nguồn vốn đầu tư XDCB từ Nhà nước thực sự có vai trò hết sức quan trọng, làm cho các nguồn vốn của xã hội được huy động cho ĐTPT không ngừng tăng nhanh hàng năm và ngày càng đa dạng.

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý vốn NSNN trong đầu tư XDCB của Sở Tài chính tỉnh Hà Tĩnh (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w