- Trình tự thẩm tra quyết toán đối với các dự án đã thực hiện kiểm toán báo cáo quyết toán:
Phân bổ vốn NSNN trong đầu tư XDCB
Để tăng cường quản lý đầu tư từ ngân sách, đi đôi với việc thực hiện Nghị quyết số 11/2011/NQ-CP ngày 24/2/2011 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội; Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 1792/CT- TTg ngày 15/10/2011, theo đó việc phân bổ vốn đầu tư năm 2012 có nhiều điểm mới so với các năm trước đây. Các cơ quan thực hiện quản lý vốn NSNN trong đầu tư XDCB theo chủ trương và các nguyên tắc mà Chỉ thị số 1792/CT- TTg đã đề ra.
* Sở Tài chính có trách nhiệm phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư dự kiến phân bổ vốn đầu tư cho từng dự án do tỉnh quản lý.
- Thực hiện dự kiến phân bổ vốn NSNN cho các dự án phải quán triệt theo các nguyên tắc sau:
Thực hiện theo đúng quy định tại Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư từ NSNN và trái phiếu Chính phủ và Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 10/10/2012 về những giải pháp chủ yếu khắc phục tình trạng nợ đọng XDCB tại các địa phương.
Tập trung bố trí vốn đầu tư từ NSNN để hoàn thành và đẩy nhanh tiến độ các dự án có ý nghĩa lớn đối với phát triển KT – XH của tỉnh.
Trong từng ngành, lĩnh vực, ưu tiên bố trí vốn cho các dự án, công trình đã hoàn thành và đã bàn giao đưa vào sử dụng tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2013 nhưng chưa bố trí đủ vốn; thanh toán nợ XDCB; các dự án dự kiến hoàn thành năm 2014; các dự án sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2012 – 2015 nhưng chưa được bố trí đủ vốn để hoàn thành, phát huy hiệu quả.
Bố trí đủ vốn để thu hồi các khoản vốn ứng trước đến thời gian hoàn trả NSNN.
Số vốn còn lại bố trí cho các dự án chuyển tiếp thực hiện theo tiến độ được phê duyệt và thanh toán nợ XDCB. Đối với các dự án chuyển tiếp cần rà soát phạm vi, quy mô đầu tư phù hợp với mục tiêu và khả năng cân đối vốn. Việc bố trí vốn phải đảm bảo dự án nhóm C hoàn thành trong 3 năm, nhóm B hoàn thành trong 5 năm.
Đối với các dự án khởi công mới, phải cân nhắc kỹ lưỡng, chỉ bố trí vốn khởi công mới các dự án thật sự cấp bách.
Không bố trí vốn đầu tư từ NSNN cho các dự án không thuộc nhiệm vụ chi đầu tư theo quy định của Luật NSNN.
UBND các huyện, thị không được sử dụng vốn Cân đối thời kỳ ổn định ngân sách, vốn bổ sung có mục tiêu từ NSĐP cho các dự án khởi công mới chưa được thẩm định nguồn vốn; phê duyệt quyết định đầu tư không đúng theo văn bản thẩm định nguồn vốn của Sở Kế hoạch và Đầu tư.
- Từ năm 2010 đến 2012, Sở Tài chính tham gia cùng Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện việc phân bổ, quản lý vốn đầu tư từ NSNN được thực hiện trên cơ sở các
văn bản hướng dẫn chỉ đạo của Trung ương. Riêng vốn đầu tư XDCB tập trung do tỉnh quản lý được các ngành xây dựng trình HĐND tỉnh tại kỳ họp.
Phân bổ vốn đầu tư năm 2011 thực hiện theo Nghị quyết số 135/2010/NQ- HĐND ngày 24/12/2010 của HĐND tỉnh và Quyết định số số 3946/QĐ-UBND ngày 29/12/2010 của UBND tỉnh về phân bổ dự toán thu, chi ngân sách và bố trí vốn đầu tư năm 2011.
Phân bổ vốn đầu tư năm 2012 thực hiện theo Nghị quyết số 17/NQ-HĐND ngày 16/12/2011 của HĐND tỉnh và Quyết định số 4258/QĐ-UBND ngày 30/12/2011của UBND tỉnh về phân bổ vốn đầu tư NSĐP năm 2012 và Quyết định số 70/BKHĐT-TH ngày 18/01/2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Quyết định số 341/QĐ-UBND ngày 07/02/2012 về giao kế hoạch vốn đầu tư từ NSNN năm 2012; Quyết định số 396/QĐ-BKHĐT ngày 03/4/2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Quyết định số 1145/QĐ-UBND ngày 19/4/2012 của UBND tỉnh về giao vốn trái phiếu Chính phủ năm 2012; Quyết định số 646/QĐ-BKHĐT ngày 08/6/2012, Quyết định số 1667/QĐ-UBND ngày 08/6/2012 của UBND tỉnh giao vốn bổ sung vốn trái phiếu Chính phủ; Quyết định 540/QĐ-BKHĐT ngày 03/5/2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Quyết định số 1670/QĐ-UBND ngày 11/6/2012 của UBND tỉnh về phân bổ vốn Chương trình MTQG năm 2012.
* Sở Tài chính thực hiện nhiệm vụ thẩm tra kế hoạch phân bổ vốn đầu tư đối với dự án do tỉnh quản lý.
- Sở Tài chính tiến hành thẩm tra kế hoạch phân bổ vốn đầu tư đối với dự án do tỉnh quản lý theo nội dung sau:
Thẩm tra tính chính xác giữa phân bổ của cơ quan đơn vị đến đơn vị sử dụng;
Bảo đảm đúng chính sách, chế độ, định mức, tiêu chuẩn chi ngân sách. Trường hợp việc phân bổ dự toán không phù hợp với nội dung dự toán do cơ quan có thẩm quyền giao không đúng với chính sách, chế độ, tiêu chuẩn định mức thì lập công văn yêu cầu cơ quan đơn vị phân bổ ngân sách điều chỉnh lại các nội dung chưa phù hợp. Lãnh đạo Phòng Hành chính sự nghiệp xem xét, kiểm tra nội dung dự thảo công văn trước khi trình Lãnh đạo Sở ký để gửi cho cơ quan, đơn vị liên quan.
- Sở Tài chính tham gia phê duyệt các DAĐT (cả dự án mới và dự án điều chỉnh quyết định đầu tư): tuân thủ theo đúng quy chế hiện hành về quyền quyết định phê duyệt DAĐT, đồng thời chịu trách nhiệm kiểm soát chặt chẽ phạm vi, quy mô của từng DAĐT theo đúng mục tiêu, lĩnh vực, chương trình đã phê duyệt, chỉ quyết định đầu tư khi đã xác định rõ nguồn vốn và khả năng cân đối vốn ở từng cấp ngân sách. Việc xác định nguồn vốn và cân đối vốn là nội dung quan trọng phải có trong hồ sơ dự án trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Đối với các dự án đã được thẩm tra, phê duyệt đến nay hầu hết đã được bố trí vốn, riêng Báo cáo kinh tế - kỹ thuật chỉ có 16 công trình chưa được bố trí với tổng mức đầu tư 194 tỷ đồng, do các công trình này chủ yếu mới được phê duyệt trong năm 2012 để xem xét bố trí vốn kế hoạch 2013.
* Sở Tài chính phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư cùng các cơ quan liên quan rà soát tiến độ thực hiện và mục tiêu đầu tư của các dự án trong năm để điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư.
- Đối với các dự án phê duyệt quyết định đầu tư hoặc điều chỉnh quyết định đầu tư sau khi Nghị định số 83/2009/NĐ-CP có hiệu lực, Sở tài chính phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư phải tiến hành rà soát các nội dung đầu tư, cắt giảm các chi phí, hạng mục không thật cần thiết trên nguyên tắc vẫn bảo đảm mục tiêu chủ yếu của dự án, hiệu quả đầu tư nhằm giảm chi phí đầu tư, đảm bảo không vượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt. Sau khi áp dụng các giải pháp trên, nếu dự án vẫn phải điều chỉnh do các nguyên nhân: biến động giá nguyên, nhiên, vật liệu; chính sách tiền lương và chi phí GPMB, thì phải trên cơ sở cân đối nguồn vốn sắp xếp thứ tự ưu tiên các dự án, người có thẩm quyền quyết định đầu tư xem xét, quyết định dừng những dự án không đảm bảo hiệu quả đầu tư, chưa thật cần thiết để tập trung vốn cho các dự án cấp bách và hiệu quả cao hơn.
- Đối với các dự án chuyển tiếp, đang triển khai dở dang đã được giao kế hoạch vốn NSNN và vốn trái phiếu Chính phủ cần thiết phải điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư thực hiện theo các quy định sau:
Đối với các dự án phê duyệt quyết định đầu tư hoặc phê duyệt quyết định đầu tư điều chỉnh trước ngày có hiệu lực của Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý DAĐT xây dựng công trình, phải rà soát các nội dung đầu tư phù hợp với khả năng cân đối nguồn vốn trong phạm vi quản lý của ngân sách cấp mình.
Đối với các dự án phê duyệt quyết định đầu tư hoặc điều chỉnh quyết định đầu tư sau khi Nghị định số 83/2009/NĐ-CP có hiệu lực, phải rà soát các nội dung đầu tư, cắt giảm các chi phí, hạng mục không thật cần thiết trên nguyên tắc vẫn bảo đảm mục tiêu chủ yếu của dự án, hiệu quả đầu tư nhằm giảm chi phí đầu tư, đảm bảo không vượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt.
- Đối với những dự án có thể chuyển đổi hình thức đầu tư theo tinh thần Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ: tổ chức rà soát các nội dung đầu tư và phê duyệt lại các dự án theo quy định hiện hành cho phù hợp với các quy định của pháp luật đối với hình thức đầu tư mới; đồng thời gửi quyết định đầu tư đã phê duyệt lại đến Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp trình UBND tỉnh báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính.
- Công tác phân bổ vốn đầu tư XDCB cho các danh mục công trình dự án, điều hành kế hoạch vốn đầu tư XDCB, Sở Tài chính dưới sự lãnh đạo của UBND tỉnh đã điều hành sát sao và cụ thể nhằm tháo gỡ những khó khăn cho các công trình dự án và điều chỉnh bổ sung tăng kế hoạch vốn đầu tư XDCB cho các công trình có nhu cầu, giảm kế hoạch đối với các công trình dự án không có khả năng thực hiện được hoặc hiệu quả thấp. Thực hiện Nghị quyết số 11 và Chỉ thị 1792 của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã rà soát cắt giảm, giãn, xác định điểm dừng kỹ thuật của nhiều dự án, điều chuyển vốn của một số dự án, công trình, đã đổi mới trong công tác kế hoạch vốn đầu tư nhưng vẫn còn nhiều khó khăn hạn chế. Có 31 dự án thực hiện đầu tư trong kỳ phải điều chỉnh, giảm 50% so với cùng kỳ năm 2011 (6 tháng đầu năm 2011 có 61 dự án chậm tiến độ), trong đó chủ yếu là:
Điều chỉnh vốn đầu tư 19 dự án; điều chỉnh tiến độ đầu tư 15 dự án; Điều chỉnh mục tiêu quy mô 01 dự án; Nguyên nhân là do giá vật liệu tăng, không ổn định, dẫn tới phải điều chỉnh tổng mức đầu tư.
Thanh toán vốn NSNN trong đầu tư XDCB
Trên cơ sở kế hoạch đã phân bổ hoặc sau khi điều chỉnh đã phù hợp các quy định, UBND tỉnh giao chỉ tiêu kế hoạch cho các chủ đầu tư để thực hiện, đồng thời gửi cơ quan KBNN tỉnh để theo dõi làm căn cứ kiểm soát, thanh toán vốn. Đối với các dự án do tỉnh quản lý, Sở Tài chính có trách nhiệm thông báo kế hoạch thanh toán vốn đầu tư cho KBNN tỉnh để làm căn cứ thanh toán vốn cho các dự án.
* Sở Tài chính hướng dẫn các đơn vị sử dụng ngân sách cách xử lý chuyển nguồn NSNN trong đầu tư XDCB qua các năm.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 3250/VPCP- KTTH ngày 24/04/2013 về việc điều chỉnh mở rộng phạm vi xem xét chuyển nguồn NSNN năm 2012 sang năm 2013; Văn bản số 411/UBTVQH13-TCNS ngày 16/04/2013 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Công văn số 5319/BTC-NSNN ngày 02/05/2013 của Bộ Tài chính về việc Hướng dẫn việc xử lý chuyển nguồn NSNN năm 2012 sang năm 2013. Sở Tài chính Hà tĩnh đã ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể các đơn vị sử dụng ngân sách cách xử lý chuyển nguồn NSNN trong đầu tư XDCB qua các năm như sau:
- Đến hết ngày 31/01/2013, số dư dự toán, dư tạm ứng NSNN năm 2012 tại các đơn vị không được chi tiếp và bị hủy bỏ, trừ trường hợp vốn đầu tư XDCB gồm tạm ứng vốn đầu tư XDCB theo chế độ chưa thu hồi; các dự án đặc thù đã được Thủ ướng Chính phủ cho phép kéo dài thời gian thực hiện tiếp trong năm 2013. Đối với các nhiệm vụ chi khác và việc chuyển nguồn NSNN của ngân sách các cấp, thực hiện theo đúng quy định của Luật NSNN và Thông tư số 108/2008/TT-BTC ngày 18/112008 của Bộ Tài chính.
- Riêng đối với các khoản kinh phí phải xin cấp có thẩm quyền xét chuyển, Chủ tịch yêu cầu các sở, ngành, đơn vị và địa phương trong tỉnh lập hồ sơ đề nghị xét chuyển nguồn, gửi Sở Tài chính để thẩm tra và đề xuất cho UBND tỉnh xem xét
chuyển nguồn theo quy định của Bộ Tài chính tại văn bản nêu trên. Căn cứ kết quả đối chiếu số dư dự toán với các đơn vị sử dụng ngân sách, KBNN nơi giao dịch có trách nhiệm thực hiện chuyển số dư dự toán ngân sách năm trước sang dự toán ngân sách năm sau. KBNN lập báo cáo chi tiết theo đơn vị dự toán cấp I gửi Sở Tài chính để theo dõi.
* Sở Tài chính phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, KBNN tỉnh xác định số liệu chi chuyển nguồn vốn đầu tư.
- KBNN sau khi nhận được đăng ký kế hoạch vốn theo quý từ chủ đầu tư, tổng hợp đăng ký vốn thanh toán cho đầu tư XDCB và chương trình mục tiêu với Sở Tài chính (đối với dự án địa phương quản lý); với KBNN Trung ương (nếu là dự án Trung ương quản lý) vào cuối quý trước. Sau khi nhận được báo cáo đăng ký nhu cầu thanh toán vốn từ các đơn vị KBNN và căn cứ vào dự toán ngân sách năm, Sở Tài chính thông báo chuyển mức hoặc chuyển vốn về KBNN. Hiện tại, Sở Tài chính phân công như sau: nếu là vốn đầu tư XDCB và chương trình mục tiêu thì Phòng Tài chính đầu tư quản lý và thông báo bằng hạn mức; nếu là cân đối ngân sách thì phòng ngân sách quản lý và cấp vốn bằng dự toán, các phòng khác bằng lệnh chi hoặc bằng dự toán cho các đơn vị theo từng trường hợp cụ thể.
- Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư: Năm 2011 điều chuyển vốn 29,65 tỷ đồng của các các công trình khởi công mới; Năm 2012 điều chuyển vốn của 8 dự án/ công trình dự kiến không giải ngân hết trong năm cho 7 dự án khác với tổng số vốn điều chuyển là 69,2 tỷ đồng (trong đó điều chuyển 3 dự án của KKT Vũng Áng với số vốn điều chuyển là 63 tỷ đồng do không giải phóng được mặt bằng để triển khai). Tổng hợp số dự án từ 2005 đến 2010 trên địa bàn đã có 9 Quyết định chuyển kế hoạch vốn, với 2.061 dự án, báo cáo kinh tế kỹ thuật , tổng số vốn đã rút, điều chuyển , bố trí lại là 866.330,829 triệu đồng.
* Kiểm tra tình hình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư của KBNN ở tỉnh, huyện.
- KBNN có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ trong quá trình thanh toán, đảm bảo thanh toán vốn kịp thời, đầy đủ, đúng quy định. Định kỳ và đột xuất kiểm tra các chủ đầu tư tình hình chấp hành chế độ chính sách về quản lý chi phí
đầu tư xây dựng, về tình hình sử dụng vốn đầu tư. Được phép tạm dừng thanh toán vốn hoặc thu hồi số vốn mà chủ đầu tư sử dụng sai mục đích, không đúng đối tượng hoặc trái với chế độ quản lý tài chính của Nhà nước; đồng thời phải báo cáo lên cơ