NSNN cho đầu tư XDCB

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý vốn NSNN trong đầu tư XDCB của Sở Tài chính tỉnh Hà Tĩnh (Trang 105)

- Trình tự thẩm tra quyết toán đối với các dự án đã thực hiện kiểm toán báo cáo quyết toán:

NSNN cho đầu tư XDCB

Quản lý vốn NSNN cho đầu tư XDCB là lĩnh vực quản lý liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành ở trung ương cũng như các phòng, ban ngành ở địa phương. Thực hiện chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2001-2010, Sở Tài chính đã tiến hành rà soát thủ tục hành chính, đề nghị bổ sung; hoặc bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp luật, theo danh mục các văn bản do tỉnh ban hành từ năm 1991-2010. Từ đó đã sửa đổi và bãi bỏ nhiều thủ tục bất hợp lý trong quản lý DAĐT XDCB, trong lập và phân bổ kế hoạch vốn đầu tư, trong kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB từ NSNN…; đơn giản hóa nhiều quy trình và thủ tục hành chính, nhất là trong thanh toán vốn đầu tư; thực hiện công khai hóa các thủ tục hành chính, quy chế làm việc của các cơ quan hành chính để người dân biết thực hiện và giám sát; đẩy mạnh việc thực hiện cơ chế “một cửa” trong việc giải quyết các thủ tục hành chính.

Sở Tài chính đã làm tốt công tác cải cách hành chính trên 6 nhiệm vụ chủ yếu, giải quyết nhanh gọn, có chất lượng các thủ tục hành chính, tránh gây phiền hà, nhũng nhiễu đối với các tổ chức và công dân với một số lĩnh vực công tác liên quan đến nhiệm vụ của ngành. Những cải cách về thủ tục hành chính bước đầu đã làm thay đổi mối quan hệ giữa cơ quan hành chính với tổ chức, doanh nghiệp và công dân. Những cải cách về thủ tục hành chính theo hướng phục vụ tốt hơn, nâng cao tính công khai, minh bạch của nền hành chính đã cải thiện tích cực môi trường kinh doanh trong nước, giảm chi phí thời gian, tiền bạc của doanh nghiệp và người dân.

Tuy nhiên để đáp ứng các yêu cầu phát triển KT – XH cần tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động cải cách về thủ tục hành chính tốt hơn trong thời gian tới. Trong đó cần thực hiện tốt một số nội dung sau:

- Đẩy mạnh đổi mới tư duy trong công tác quản lý Nhà nước. Cần phải chuyển mạnh hơn nữa tư duy quản lý sang tư duy phục vụ; cải cách về tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước theo hướng quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của mỗi bộ, ngành, mỗi cấp hành chính, tránh sự chồng chéo về nhiệm vụ, thẩm quyền, giảm bớt đầu mối quản lý qua đó giảm bớt

các thủ tục không cần thiết;

- Công bố công khai các thủ tục và quy trình giải quyết công việc, thời gian giải quyết... để tổ chức, nhân dân biết và thực hiện thuận lợi, đồng thời giúp cho việc đấu tranh phòng chống quan liêu, tham nhũng có hiệu quả; hoàn thiện cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” tại các cơ quan hành chính Nhà nước;

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý DAĐT của các cơ quan Nhà nước trong lập, phân bổ kế hoạch dự toán NSNN, trong cấp phát thanh toán, quyết toán vốn đầu tư, nhằm bảo đảm thông tin về những thủ tục hành chính đến tổ chức, doanh nghiệp một cách nhanh nhất, rõ ràng, công khai, đồng thời tạo cơ sở tiến tới mở rộng việc thực hiện cung cấp các thủ tục hành chính qua mạng điện tử;

- Hiện đại hoá công nghệ trong quản lý NSNN nói chung và QLNN về đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN nói riêng. Thúc đẩy triển khai dự án cải cách quản lý tài chính công.

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý vốn NSNN trong đầu tư XDCB của Sở Tài chính tỉnh Hà Tĩnh (Trang 105)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w