- Trình tự thẩm tra quyết toán đối với các dự án đã thực hiện kiểm toán báo cáo quyết toán:
Thực trạng quản lý vốn NSNN trong đầu tư XDCB của Sở Tài chính tỉnh Hà Tĩnh
chính tỉnh Hà Tĩnh
Công tác quản lý vốn NSNN trong đầu tư XDCB của Sở Tài chính Hà Tĩnh những năm gần đây đã có nhiều chuyển biến tích cực, ngày càng đi vào nề nếp thực hiện theo đúng các trình tự thủ tục đầu tư theo quy định của Nhà nước. Tại Sở Tài chính, Phòng Tài chính đầu tư, Phòng Quản lý ngân sách tỉnh, Phòng Thanh tra tài chính và Phòng Hành chính sự nghiệp là các phòng chủ yếu thực hiện chức năng quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN cấp tỉnh.
Quản lý quá trình lập kế hoạch
Triển khai kế hoạch ĐTPT năm 2013 trong điều kiện gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, Chính phủ đẩy mạnh thắt chặt chi tiêu và cải cách đầu tư công; các cấp, các ngành cần tập trung chỉ đạo tiếp tục thực hiện nghiêm túc việc tăng cường quản lý đầu tư từ vốn NSNN và vốn trái phiếu Chính phủ, tích cực tập trung xử lý dứt điểm tình trạng nợ đọng trong XDCB theo tinh thần Chỉ thị số 1792/CT-TTg, Chỉ thị 27/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Sở Tài chính đã tăng cường quản lý quá trình lập kế hoạch vốn như sau:
* Hướng dẫn các chủ đầu tư lập kế hoạch vốn đầu tư XDCB hàng năm theo quy định của Luật NSNN.
Trong thời gian lập dự toán NSNN hàng năm, căn cứ vào tiến độ và mục tiêu thực hiện dự án, chủ đầu tư lập kế hoạch vốn đầu tư của dự án gửi cơ quan quản lý cấp trên để tổng hợp vào dự toán NSNN theo quy định của Luật NSNN. Đối với dự án sử dụng vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư: Căn cứ vào nhu cầu sửa chữa, cải tạo, mở rộng, nâng cấp các cơ sở vật chất hiện có của cơ quan, đơn vị, chủ đầu tư lập kế hoạch chi đầu tư bằng nguồn vốn sự nghiệp, gửi cơ quan cấp trên để tổng hợp vào dự toán NSNN theo quy định của Luật NSNN.
Sở Tài chính hướng dẫn chủ đầu tư lập kế hoạch vốn đầu tư theo đúng tinh thần Chỉ thị số 1792/CT-TTg. Lập kế hoạch vốn trên cơ sở cân đối nguồn vốn sắp xếp thứ tự ưu tiên các dự án chưa thật cần thiết để tập trung vốn cho các dự án cấp bách và có hiệu quả cao hơn, phù hợp với mục tiêu và các định hướng phát triển KT - XH 5 năm giai đoạn 2011 - 2015, trong từng ngành, từng lĩnh vực. Phải bảo đảm cân đối giữa nhu cầu đầu tư với khả năng bố trí vốn NSNN và khả năng huy động các nguồn vốn nhà nước khác và các nguồn vốn bổ sung của các thành phần kinh tế để xây dựng kết cấu hạ tầng KT – XH.
Các DAĐT từ năm 2010 trở về trước, còn nhiều tồn tại, hầu hết các dự án được lập từ chủ trương đầu tư chưa đảm bảo theo quy định. Quyết định đầu tư chưa xác định được nguồn vốn đầu tư từ NSTW hay NSĐP, các dự án đều ghi là xin vốn từ ngân sách cấp trên. Năm 2011 và 9 tháng đầu năm 2012, công tác lập dự án nhìn chung đã đi vào nề nếp, thiết kế đúng quy trình, quy phạm, chất lượng hồ sơ dự án đã được nâng lên, một số dự án thiết kế có quy mô lớn đã góp phần mang lại hiệu quả cao, đáp ứng được điều kiện phát triển KT – XH của tỉnh.
* Hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan hành chính, các đơn vị sự nghiệp thuộc tỉnh và cơ quan tài chính cấp dưới xây dựng dự toán NSNN hàng năm theo quy định của pháp luật.
Căn cứ Quyết định số 1792/QĐ-TTg ngày 30/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao dự toán NSNN năm 2013; Quyết định số 3063/QĐ-BTC ngày 03/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc giao dự toán thu, chi NSNN năm 2013; Các báo cáo và Tờ trình số 504/TTr-UND ngày 12/12/2012 của UBND tỉnh về việc xem xét, quyết định dự toán NSNN năm 2013; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế Ngân sách HĐND tỉnh và ý kiến của các đại biểu HĐND tỉnh. Sở Tài chính tiến hành hướng dẫn các cơ quan hành chính, các đơn vị sự nghiệp thuộc tỉnh và cơ quan tài chính cấp dưới xây dựng dự toán NSNN hàng năm.
Sở Tài chính Tham mưu, điều hành và quản lý NSNN từ tỉnh xuống huyện và cơ sở theo đúng Dự toán được duyệt. Phân bổ dự toán ngân sách cấp mình và giao dự toán thu - chi cấp dưới về cơ bản phù hợp với dự toán tỉnh giao, đảm bảo qui trình biểu mẫu và thời gian qui định, đảm bảo nguyên tắc cân đối ngân sách. Điều hành chi thường xuyên theo đúng dự toán được giao, sử dụng dự phòng NSĐP đúng
mục đích, tập trung dành nguồn kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ đột xuất. Tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên ngay từ khâu dự toán và giữ lại các cấp ngân sách huyện xã trước khi giao dự toán cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc để bổ sung nguồn thực hiện cải cách tiền lương và các chế độ chính sách, an sinh xã hội.
* Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư trong việc trình UBND tỉnh danh mục DAĐT và kế hoạch sử dụng vốn ngân sách tỉnh.
- Căn cứ theo các văn bản chỉ đạo hướng dẫn của Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 25/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển KT- XH và dự toán NSNN năm 2014; văn bản số 4686/BKHĐT-TH ngày 6/7/2013 về việc thông báo và hướng dẫn xây dựng kế hoạch đầu tư nguồn NSNN giai đoạn 2014 – 2015; văn bản số 8568 /BKH&ĐT-TH về việc thông báo dự kiến kế hoạch đầu tư nguồn NSNN năm 2014. Sở Tài chính phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư xây dựng kế hoạch đầu tư nguồn NSNN giai đoạn 2014 – 2015 và danh mục DADT sử dụng vốn ngân sách tỉnh. Dựa trêncác nguyên tắc, tiêu chí: Đặc biệt ưu tiên bố trí vốn cho các dự án trọng điểm của tỉnh, các dự án kết cấu hạ tầng thuộc lĩnh vực giao thông, thuỷ lợi, phát triển nông nghiệp nông thôn, xây dựng nông thôn mới, phát triển nguồn nhân lực, tạo việc làm, giảm nghèo, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững; các lĩnh vực văn hoá - xã hội; đảm bảo quốc phòng - an ninh; các vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa và các vùng đặc biệt khó khăn khác… Phải đảm bảo tính khoa học, thực tiễn trong việc lựa chọn, xây dựng các chương trình, dự án, ưu tiên bố trí nguồn vốn đầu tư XDCB thực hiện các đề án theo nghị quyết của HĐND tỉnh đã thông qua và dự kiến thông qua tại kỳ họp như: đề án phát triển khu công nghệ thông tin tập trung, đề án CCN tập trung...
- Bên cạnh đó, Sở Tài chính cùng với các cơ quan liên quan tiến hành tổng hợp danh mục các dự án phê duyệt Quyết định đầu tư trước khi ban hành Chỉ thị số 1792/CT-TTg đã được NSTW hỗ trợ, mặc dù không điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư hỗ trợ, nhưng hiện nay khó có khả năng bố trí đủ phần hỗ trợ từ NSTW, mà các ngành đã thực hiện:
Điều chỉnh giảm quy mô, cắt giảm các chi phí, hạng mục không thật cần thiết theo khả năng cân đối nguồn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2012-2015.
Giãn hoãn tiến độ thực hiện sau năm 2015.
Huy động các nguồn vốn khác để thực hiện.
Kế hoạch vốn đầu tư toàn xã hội năm 2013 trên địa bàn tỉnh ước đạt 38.501 tỷ đồng, bao gồm:
Bảng 2.3. Kế hoạch vốn đầu tư xã hội của tỉnh Hà Tĩnh
ĐVT: triệu đồng
STT Chương trình/Nguồn vốn Kế hoạch 2012
đã giao Kế hoạch 2013 đã giao TỔNG SỐ 34.037.355 38.500.875 Vốn trong nước 7.353.355 5.706.975 Vốn nước ngoài 26.684.000 32.793.900 1 Cân đối NSĐP 1.229.300 990.600 - Ngân sách tập trung 227.300 238.600 - Tiền cấp quyền sử dụng đất 1.000.000 750.000 - Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp 2.000 2.000 2 Chương trình MTQG 413.491 400.891 3 Nguồn hỗ trợ có mục tiêu và các chương trình
theo các quyết định của Thủ tướng Chính phủ 1.486.831 1.112.315 4 Trung ương đầu tư trên địa bàn 819.864 750.000
Trong đó: Trái phiếu Chính phủ 449.900 420.000 5 Nguồn Trái phiếu Chính phủ 1.418.359 1.341.169
Trong đó: Tạm ứng kế hoạch 2013 372.050
6 Nguồn vốn ODA, NGO 684.000 600.0007 Nguồn đầu tư từ doanh nghiệp và dân cư 26.486.000 32.643.900